Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả

2022-11-23 15:01:00

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là bệnh lý xảy ra điển hình trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh thường phát triển ở những người dinh dưỡng kém, mắc bệnh mạn tính hoặc chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Vậy triệu chứng mệt mỏi mạn tính thế nào? Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả ra sao?

I - Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS) là gì?

Hội chứng mệt mỏi mạn tính hay suy nhược cơ thể là trạng thái làm cơ thể mệt mỏi, suy giảm các hoạt động nghiêm trọng. Chứng suy kiệt toàn thân kéo dài trên 6 tháng thường tác động ở đối tượng khỏe mạnh, năng động trước đó.

Chứng tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính tạo cảm giác cơ thể bị mất sức, không đủ khả năng để tiến hành bất kì hoạt động nào. Ngay cả đối với những công việc nhỏ trong sinh hoạt khi thực hiện cũng khiến bạn đuối sức.

Mặc dù người bệnh đã được nghỉ ngơi hay chăm sóc về chế độ dinh dưỡng nhưng vẫn không thấy đỡ hơn. Chứng mệt mỏi mạn tính kéo dài gây suy giảm chất lượng đời sống của người bệnh nghiêm trọng.

mệt mỏi mạn tính là gì

Chứng mệt mỏi mạn tính gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần

II - Các dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mạn tính

Tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể qua bảng đánh giá xét nghiệm. Người có tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính có thể nhận biết bước đầu qua các biểu hiện cụ thể dưới đây:

  • Mệt mỏi kéo dài: Người có tâm căn suy nhược luôn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống trong thời gian dài. Trạng thái mệt mỏi còn nghiêm trọng hơn khi bạn thực hiện các hoạt động thể chất, thể thao tiêu hao sức lực.
  • Tinh thần kém tập trung: khả năng ghi nhớ công việc, hoạt động thường ngày giảm sút. Người bệnh thậm chí không thể chú tâm vào vấn đề hiện tại khiến tốc độ xử lý thông tin chậm, không hiệu quả.
  • Đau cơ, đau khớp không rõ nguyên nhân: Người có tâm căn suy nhược luôn xuất hiện các cơn đau khớp, đau cơ nhưng không sưng đỏ trong thời gian dài.
  • Chóng mặt khi chuyển tư thế: Người bệnh cảm thấy hoa mắt, choáng váng, trước mắt tối sầm khi đứng lên ngồi xuống hoặc chuyển từ tư thế nằm sang đứng.
  • Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém: Người bệnh khó tiến vào giấc ngủ dù trước đó không ngủ nhiều, thời gian ngủ ngắn, hay bị tỉnh dậy đột ngột và khó tiến lại vào giấc ngủ sâu.
  • Thiếu máu, da xanh xao: hội chứng mệt mỏi mạn tính là nhân tố khiến máu trong cơ thể lưu thông kém đồng thời sự mất cân bằng nội tiết ở người uể oải dẫn tới da bị khô, nứt nẻ, bong tróc.
  • Cảm xúc bị rối loạn: Ở những người bị suy nhược cơ thể, cảm xúc luôn có sự thay đổi thất thường, hay nổi nóng, hồi hộp, lo âu, đôi khi lại khá nhạy cảm và dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài. Tình trạng trên kéo dài có thể gây ra hiện tượng trầm cảm khiến người bệnh không thể tự tìm được lối thoát.

Ngoài ra người có tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính còn xuất các triệu chứng khác như: cơ thể sốt cao, nhức đầu kéo dài, hạch bạch huyết sưng ở khu vực cổ và nách. Vậy nên căn cứ vào các dấu hiệu bệnh thì cần tìm ra nguyên nhận để có hướng cải thiện bệnh nhanh chóng.

triệu chứng mệt mỏi mạn tính

Người bệnh mệt mỏi, đau đầu đồng thời khó tiến vào giấc ngủ

III - Nguyên nhân dẫn đến hội chứng mệt mỏi mạn tính

Tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính diễn ra thời gian kéo dài tạo nên những tổn hại đến sức khỏe, tinh thần và nếp sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy để điều trị bệnh thành công thì cần tìm ra yếu tố chính gây nên hội chứng mệt mỏi kéo dài. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Cơ thể căng thẳng quá mức: Nếu bạn liên tục đối mặt với stress dài ngày trong công việc hoặc cuộc sống khiến miễn dịch giảm sút. Lúc này cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh dẫn tới mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Tác dụng phụ khi uống thuốc: Theo đó nhóm thuốc chữa bệnh trầm cảm hoặc thuốc Betablocks, Benzodiazepam gây nên hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người bệnh.
  • Người đang có chứng trầm cảm hoặc khuynh hướng rối loạn tâm thần.
  • Nồng độ hormone biến đổi thất thường: sự tăng - giảm liên tục của nội tiết tố ở cơ thể là yếu tố tác động đến sức khỏe trong đó có chứng mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Cơ thể thiếu máu, nồng độ glucose sụt giảm khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược mạn tính.
  • Người bị nhiễm virus: nếu cơ thể bị các loại virus như Epstein-Barr hoặc virus herpes tấn công sẽ thúc đẩy cơ quan miễn dịch tạo ra hiện tượng uể oải, suy nhược kéo dài.

IV - Cách điều trị bệnh mệt mỏi mạn tính hiệu quả

Để điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính không quá khó khăn, phức tạp như nhiều người vẫn đánh giá. Để nâng cao thể trạng, ổn định sức khỏe thì bạn cần thực hiện các vấn đề dưới đây:

1. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng quan trọng đối với mỗi con người bởi nó là nền tảng tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực. Bữa ăn phù hợp với người tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính nên cân bằng giữa chất béo, chất đạm, tinh bột, chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất.

Vì vậy người bệnh cần tăng cường rau củ, ngũ cốc và hạn chế thực phẩm làm sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Khẩu phần ăn nên đa dạng, chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau tạo cảm giác ngon miệng, hứng thú khi ăn.

Ăn uống cần có chừng mực, điều độ, không nên ăn quá no, không bỏ bữa. Nên bổ sung sữa, trái cây vào các bữa phụ để cung cấp năng lượng giúp cơ thể không mệt mỏi và tốt cho trí não học tập, làm việc hiệu quả. Người có tâm căn suy nhược mệt mỏi mạn tính cần nói không với thuốc lá và giảm uống bia rượu tối đa để giữ gìn sức khỏe.

cách trị bệnh mệt mỏi mạn tính

Cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe

2. Tập luyện, sinh hoạt khoa học điều độ

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cần phải biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vậy nên người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính không nên tự tạo quá nhiều áp lực cho bản thân trong công việc và cuộc sống.

Bởi lẽ những xung đột nội tâm kéo dài sẽ âm thầm phá hủy hệ miễn dịch, là căn nguyên gây ra bệnh tật. Ngoài ra bạn nên tránh thức quá khuya, đảm bảo giấc ngủ chất lượng để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng cực tốt.

Người thiếu ngủ gây suy nhược thần kinh, mệt mỏi, uể oải, tinh thần yếu ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, tim mạch… khiến cơ thể kiệt quệ, sụt cân nhanh chóng. Do đó tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày là cách rèn luyện sức khỏe tốt giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tạo tâm lý thoải mái.

3. Cân bằng cảm xúc, suy nghĩ tích cực

Tâm trạng không tốt, suy nghĩ tiêu cực trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể sản xuất ra những hormone nội sinh độc hại gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng. Do đó mỗi người cần phải học cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tích cực, sống nhẹ nhàng để tránh đắm chìm trong muộn phiền, lo âu.

4. Dùng thuốc cải thiện chứng mệt mỏi mạn tính

Song song với việc thay đổi lối sống, rèn luyện cả tinh thần và thể lực để cơ thể phục hồi sức khỏe trọn vẹn, không ốm yếu thì hội chứng mệt mỏi mạn tính nên dùng Đông y để điều trị mang đến hiệu quả cao.

Theo Đông y, nguyên nhân sâu xa và chủ yếu là do cơ địa người bệnh suy yếu. Lúc này khí huyết kém lưu thông, chức năng hoạt động của các cơ quan trong tạng phủ bị hư tổn, thiếu năng lượng gây nên mệt mỏi. Vì vậy muốn điều trị mệt mỏi mạn tính triệt để và phòng ngừa bệnh tốt cần tác động vào đúng gốc rễ bệnh.

Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội so với Đông y thông thường giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Viên uống tái lập lại cân bằng âm dương - yếu tố căn bản để phục hồi cơ thể khỏe mạnh, không sinh ốm đau bệnh tật.

Khi đó cơ thể tất sẽ ăn uống ngon miệng, tinh thần thư thái ngủ ngon sâu giấc, luôn cảm thấy tràn đầy sức sống và năng lượng, không còn mệt mỏi, uể oải. Dùng viên suy nhược cải thiện chứng mệt mỏi mạn tính, nâng cao thể trạng rất an toàn, lành tính, hiệu quả bền vững, lâu dài.

thuốc điều trị mệt mỏi mạn tính

Viên uống giúp cải thiện chứng mệt mỏi mạn tính nhanh chóng, hiệu quả

Hiện nay hội chứng mệt mỏi mạn tính nếu không được cải thiện đúng cách sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần tìm phương án cải thiện phù hợp để bệnh có chuyển biến tích cực.

Bài viết liên quan

  • Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
    Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?

    Khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, mọi người thường nghĩ là do tiết trời nóng nực hay vận động quá mức. Song nguyên nhân gây đổ mồ hôi không chỉ đơn giản có vậy. Có nhiều lý do dẫn đến đổ mồ hôi từ...

  • 7 lý do khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi cả ngày
    7 lý do khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi cả ngày

    Thiếu năng lượng khiến sức khỏe giảm sút, công việc và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn không nên chủ quan. Cùng xem những lời khuyên hữu ích sau đây v...

  • Đổ mồ hôi nhiều thiếu chất gì? Bổ sung bằng cách nào?
    Đổ mồ hôi nhiều thiếu chất gì? Bổ sung bằng cách nào?

    Đổ mồ hôi thường chính là phản ứng của cơ thể giúp bạn điều chỉnh thân nhiệt hay hỗ trợ đào thải độc tố. Tuy nhiên thì đổ mồ hôi quá nhiều lại không chỉ gây ra nhiều bất tiện mà đây còn là d...

  • Vì sao đau đầu mệt mỏi? Cách điều trị
    Vì sao đau đầu mệt mỏi? Cách điều trị

    Đau đầu mệt mỏi có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thì nhiều người lại không biết được vì sao mình lại bị đau đầu cơ thể nhức mỏi như vậy. Triệu chứng này đôi khi cò...

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
    Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Khi cảm thấy trong người mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, một trong những nguyên nhân bạn có thể nghĩ đến ngay đó là mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Tình trạng có thể dẫn đến những hệ...

  • Bị cảm cúm có sốt không?
    Bị cảm cúm có sốt không?

    Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải cảm cúm, tùy theo mỗi cơ địa người bệnh khác nhau mà triệu chứng của bệnh không giống nhau. Người mắc bệnh cảm cúm có sốt không? Trong trường hợp có sốt thì cầ...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ