I. Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi là hiện tượng hốc mũi bị tắc 1 hoặc cả 2 bên khiến lưu thông không khí trong xoang mũi bị cản trở, dẫn đến cảm giác khó thở và không thở bình thường được. Điều này thường liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm niêm mạc hoặc viêm mạch máu vùng xoang mũi, khiến mô mũi bị sưng kèm theo triệu chứng tăng tiết dịch nhầy gây cản trở lưu thông.
Nguyên nhân phổ biến gây ra nghẹt mũi đó là:
1. Viêm xoang và các bệnh viêm đường hô hấp khác
Viêm xoang và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm thanh quản) đều có thể gây ra nghẹt mũi.
Trong các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thì viêm xoang phổ biến nhất, triệu chứng thường là nghẹt mũi,sổ mũi, giảm khứu giác, đau vùng mặt. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm xoang, trong đó cơ địa được xác định là nguyên nhân chính. Tức là cùng tiếp xúc với yếu tố gây bệnh (môi trường ô nhiễm, vi khuẩn...) nhưng có người bị viêm xoang, và có người không mắc bệnh.
Nếu tình trạng viêm hô hấp xảy ra ở vùng thanh quản, họng amidan, thì các tác nhân gây viêm (vi khuẩn, vi rút) có thể di chuyển đến mũi xoang và khiến niêm mạc xoang tăng tiết dịch nhầy, gây nghẹt mũi.
2. Cảm lạnh, cảm cúm
Người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thường xuất hiện biểu hiện nghẹt mũi kèm theo đau họng, ho, sốt, nhức đầu…
Trong trường hợp bị cảm lạnh, người bệnh chỉ cần giữ ấm là có thể cải thiện triệu chứng ngạt mũi. Còn với cảm cúm, nghẹt mũi sẽ giảm dần và khỏi trong vòng từ 7-10 ngày.
3. Thời tiết thay đổi thất thường
Thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây ra nghẹt mũi, điều này là do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi.
Đặc biệt, nghẹt mũi thường có dấu hiệu tiến triển nặng hơn vào thời điểm giao mùa, hoặc khi người bệnh di chuyển khu vực sinh sống, hoặc đang ngồi trong điều hòa mát lạnh di chuyển ra bên ngoài nóng nực.
4. Tiếp xúc tác nhân gây dị ứng
Một số tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông sâu, lông chó… cũng có thể gây nên tình trạng nghẹt mũi ở những người bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài.
Khi có sự xâm nhập của các tác nhân kể trên vào mũi ở người có cơ địa dị ứng thì có thể kích hoạt phản ứng viêm, phù nề niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy ở mũi và làm nghẹt mũi.
Tiếp xúc tác nhân dị ứng gây nghẹt mũi
>>> XEM THÊM: 9+ cách thông xoang mũi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
II. Cách giảm nghẹt mũi đơn giản tại nhà
Nghẹt mũi thường không quá nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể khắc phục triệu chứng ngay tại nhà với các biện pháp như sau:
1. Tắm nước nóng
Tắm nước nóng là cách thức đơn giản giúp làm giúp thông mũi, hạn chế tắc ngạt mũi bởi điều này giúp tăng cường lưu thông khí huyết toàn bộ cơ thể, tăng khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc mũi xoang.
Bạn có thể duy trì việc tắm nước nóng hàng ngày, tuy nhiên không nên tắm nước quá nóng vì có thể làm khô da hoặc gây bỏng.
2. Massage mũi
Massage mũi là giải pháp được nhiều người bị nghẹt mũi áp dụng để cải thiện tình trạng này. Có thể massage tại các vị trí như sau:
- Giữa hai cung lông mày
Massage điểm giữa hai cung lông mày giúp giảm áp lực trong xoang trán và giúp giảm nghẹt mũi nhanh chóng.
Thực hiện kiên trì đều đặn hàng ngày, mỗi lần 2-3 phút cho hiệu quả rõ rệt.
- Hai bên cánh mũi
Massage 2 bên cánh mũi giúp cho việc loại bỏ dịch nhầy ở mũi dễ dàng hơn, loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong xoang gây tắc nghẹt mũi.
Nên massage 2 bên cánh mũi theo chiều kim đồng hồ, tuần 3-4 lần, mỗi lần 3 phút.
- Điểm giữa môi và mũi
Dùng tay xoa nhẹ điểm giữa môi và mũi có thể giảm triệu chứng viêm, phù nề niêm mạc mũi và làm cho đường thở trở nên thông thoáng hơn. Bạn nên xoa điểm này hàng ngày, mỗi lần xoa khoảng 2-3 phút.
Massage mũi tác dụng làm giảm nghẹt mũi
>>> XEM THÊM: Viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
3. Rửa mũi
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm có tác dụng tống đẩy dịch nhầy trong xoang mũi, cho xoang dẫn lưu tốt hơn và giảm nghẹt mũi.
Để rửa mũi đúng cách, người bệnh cần chuẩn bị dụng cụ rửa mũi và tiến hành thực hiện theo cách như sau:
- Đứng cúi nghiêng đầu trước bồn rửa mặt.
- Cho vòi của bình rửa vào một bên mũi, bóp bình để nước chảy vào lỗ mũi. Khi đó nước sẽ đi từ lỗ mũi này sang bên còn lại và tống dịch nhầy ra ngoài.
- Sau đó, lặp lại thao tác với bên còn lại.
4. Cách hết nghẹt mũi cấp tốc bằng xông hơi
Một cách hết nghẹt mũi cấp tốc bạn không nên bỏ qua đó chính là xông hơi. Biện pháp này có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi, giúp dịch mũi xì ra ngoài dễ dàng hơn từ đó hỗ trợ giảm nghẹt mũi, thông xoang mũi hiệu quả.
Để xông hơi giảm nghẹt mũi đúng cách, bạn thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị chậu nước ấm nóng (khoảng 1 lít nước), nhỏ vài giọt tinh dầu sả hoặc tinh dầu hoa oải hương vào chậu nước.
- Dùng khăn to mềm trùm kín đầu để hơi nước bốc lên mặt, xông hơi trong khoảng 10 phút.
Chú ý: Khoảng cách giữa mặt và mực nước trong chậu nước là khoảng 20 cm để tránh cho da bị tổn thương. Bạn nên kiên trì thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần/tuần.
5. Chườm ấm mũi
Chườm ấm mũi có thể đánh bay tắc nghẹt mũi cấp tốc, làm loãng dịch nhầy mũi và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
Cách chườm ấm mũi như sau: Bạn chuẩn bị túi chườm ấm hoặc gạc ấm đặt nhẹ vào mũi trong khoảng 10 phút.
Chườm ấm mũi có thể tác dụng giảm nghẹt mũi cấp tốc
6. Sử dụng máy tạo ẩm trị nghẹt mũi
Máy tạo ẩm không khí mang lại rất nhiều tác dụng trong giảm nghẹt mũi và sức khỏe vùng mũi xoang như:
- Cung cấp độ ẩm giúp giảm sưng viêm, phù niêm mạc mũi, làm dịu cơn đau vùng xoang mũi.
- Nhờ duy trì độ ẩm trong không khí, mà máy tạo ẩm có khả năng duy trì độ ẩm trong niêm mạc mũi tốt hơn và đồng thời làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi, giúp dịch nhầy thoát ra dễ hơn. Nhờ đó giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả.
- Hỗ trợ hoạt động hô hấp, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn.
7. Uống trà gừng trị nghẹt mũi
Thêm một giải pháp khác giúp giảm ngạt mũi đó là uống trà gừng, đây là loại nước phù hợp với người bị nghẹt mũi do cảm lạnh và cảm cúm.
Cách pha trà gừng như sau:
- Rửa sạch gừng, gọt vỏ gừng và thái thành từng lát mỏng.
- Rót nước nóng vào một cốc sứ, thả các lát gừng vào cốc và để trong khoảng 15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển sang màu gừng.
- Tiếp tục thêm 2 thìa cà phê mật ong và khuấy đều.
Như vậy, bạn đã có trà gừng để thưởng thức rồi nhé.
Uống trà gừng trị nghẹt mũi
8. Giảm nghẹt mũi cấp tốc với tỏi
Tỏi có chứa thành phần allicin, được biết đến như là “kháng sinh tự nhiên” giúp thúc đẩy sản xuất tế bào hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch. Và nhờ đó, giúp đẩy lùi chứng nghẹt mũi, tăng khả năng phục hồi và chữa lành tổn thương trong niêm mạc xoang mũi.
Bạn có thể dùng tỏi để chế biến các món ăn như: rau xào tỏi, thịt bò xào tỏi, tôm hấp tỏi…
9. Thuốc trị nghẹt mũi
Trong trường hợp nghẹt mũi không thể khắc phục được bằng các biện pháp nêu trên, người bệnh có thể đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng này. Và sau đó có thể sử dụng những loại thuốc này ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau:
- Nếu nghẹt mũi là do viêm xoang, cần điều trị gốc bệnh là viêm xoang thì mới giảm được triệu chứng này.
Như đã nói trên, nguyên nhân chính gây viêm xoang là cơ địa, chỉ khi cải thiện được cơ địa của người bệnh, giảm phản ứng quá mẫn của cơ địa thì mới chữa khỏi được viêm xoang, hết nghẹt mũi.
Nếu điều trị Tây Y thì khắc phục được triệu chứng viêm, nhưng không cải thiện được cơ địa. Đông Y là giải pháp hiệu quả khắc phục căn nguyên viêm xoang, giảm ngạt mũi do nâng cao cơ địa của người bệnh.
Và bài thuốc Đông Y được đánh giá cao nhất trong hỗ trợ điều trị viêm xoang, giảm nghẹt mũi chính bài thuốc xoang từ Ngự Y Mật Phương.
Sản phẩm Ngự Y Mật Phương mang lại nhiều công dụng như:
- Giải quyết nguyên nhân gây viêm xoang: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề, chống dị ứng.
- Giảm nhẹ triệu chứng viêm xoang: Giảm nhanh nghẹt mũi, đau nhức nặng mặt do viêm xoang, sổ mũi.
- Nếu nghẹt mũi là do dị ứng, thì có thể thuốc kháng histamin như: Cetirizine, Fexofenadine... Chú ý, cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc kháng histamin vì chúng có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ, mất tập trung, có thể gây nguy hiểm khi người bệnh đang làm việc ngoài trời hoặc lái xe.
- Nếu nghẹt mũi do nguyên nhân là viêm sưng gây tăng tiết dịch nhầy và đau nặng vùng mặt thì có thể dùng các loại thuốc co mạch tại chỗ, thuốc thông mũi như:
- Thuốc xịt mũi như oxymetazoline, phenylephrine
- Thuốc uống như pseudoephedrine
Hoặc người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn ở nhà, tuy nhiên trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.
Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể khắc phục tình trạng này ngay từ sớm bằng các biện pháp đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ sớm thoát được chứng nghẹt mũi.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/8-cach-giam-nghet-mui-cap-toc-ban-da-biet-n22407.html