I - Nguyên nhân bị đắng miệng ăn không ngon
Đắng miệng chán ăn xuất phát từ nhiều lý do như bệnh lý, thay đổi nội tiết tố hoặc tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác thực trạng sức khỏe của mỗi người.
- Viêm tuyến nước bọt: khiến lượng nước bọt sản sinh ít hơn dẫn đến niêm mạc miệng bị khô. Điều này làm tăng nguy cơ khiến mầm bệnh tấn công vào khoang miệng khiến miệng bị đắng.
- Chăm sóc răng miệng sai cách: làm tồn đọng thức ăn trên bề mặt của răng và kẽ răng. Nguồn nguyên liệu này thu hút các loại vi sinh vật (chủ yếu vi khuẩn) kéo đến để phát triển. Lâu dần làm thay đổi vị giác, khiến cho miệng đắng và ăn không còn ngon.
- Miệng bị bỏng rát: thường có biểu hiện hơi thở có mùi hôi, miệng đắng, không còn hứng thú với chuyện ăn uống.
- Nấm miệng, viêm lưỡi: nhân tố chủ yếu gây đắng miệng, giảm cảm giác ăn ngon vì khoang miệng hoặc lưỡi nổi nốt màu trắng. Các chấm trắng gây đau nhức, cản trở ăn uống khiến người bệnh sợ hãi khi ăn.
- Mắc đường hô hấp, tai - mũi - họng: các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm lợi, sâu răng, viêm họng… đều gây đắng miệng chán ăn, mất hứng thú trong việc ăn uống.
- Phản ứng phụ của thuốc: Người sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chứa thành phần sắt, canxi gây hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Nội tiết tố thay đổi: xuất hiện ở nữ giới trong các giai đoạn như: mang thai, mãn kinh khiến cho miệng ăn không ngon hoặc miệng khô hay đắng miệng.
- Điều trị ung thư bằng biện pháp xạ trị, hoặc hóa trị: Miệng đắng ăn không ngon còn xảy ra khi chữa trị bệnh lý ung thư bằng cách xạ trị hoặc hóa trị. Hiện tượng đắng ở khoang miệng sẽ được cải thiện hoặc mất dần đi sau khi kết thúc các điều trị.
Người bị bệnh đường hô hấp dễ bị đắng miệng ăn không ngon
XEM THÊM: Bụng đói cồn cào nhưng miệng không muốn ăn là bệnh gì? Cách khắc phục thế nào?
II - Đắng miệng chán ăn là dấu hiệu bệnh gì?
Đắng miệng ăn không ngon là "báo hiệu" đến người bệnh các vấn đề sức khỏe của đường tiêu hóa, thể trạng cơ thể hoặc giảm sút của hệ thống cơ quan bên trong. Thông thường, người có biểu biện miệng đắng, ăn kém cảnh báo bệnh sau:
1. Hội chứng suy nhược cơ thể
Hội chứng suy nhược cơ thể làm sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, tác động tới hoạt động chuyển hóa, thu nạp và đào thải các chất trong cơ thể. Từ đó khiến cho người bệnh không có nhu cầu ăn uống hoặc rối loạn vị giác làm miệng có vị đắng.
Người suy nhược cơ thể thường có biểu hiện mệt mỏi, người gần như không còn sức lực để làm việc hoặc lao động, tâm trạng và tinh thần xuống dốc không phanh nên hầu như không còn thích thú chuyện ăn uống nữa.
Đây là nhân tố hàng đầu gây ra chứng đắng miệng chán ăn, suy kiệt sức khỏe mà đôi khi chúng ta dường như rất chủ quan và để bệnh kéo dài không chữa.
2. Bệnh đường tiêu hóa
Miệng đắng ăn không ngon là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Theo chuyên gia, hoạt động tiêu hóasuy giảm sẽ khiến người bệnh không thấy đói, ăn không ngon miệng và thay đổi vị giác.
Một số bệnh đường tiêu hóa gây cản trở vị giác, khẩu vị ăn uống của người bệnh như:
- Rối loạn tiêu hóa: Người rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hoặc ngộ độc thực phẩm sẽ có cảm giác ăn không ngon đi kèm với đắng miệng. Lý do là rối loạn tiêu hóa làm gián đoạn chu trình thu nạp chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra ngoài khiến người bệnh không còn thiết tha tới chuyện ăn uống nữa.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh lý khiến dịch axit từ dạ dày có xu hướng bị đẩy ngược lên thực quản đồng thời tác động xấu tới hệ tiêu hóa làm khả năng hấp thu kém, đắng miệng chán ăn.
- Trào ngược dịch mật: Dịch mật có vai trò phân cắt chất béo thành những phân tử nhỏ hơn, chuyển hóa chất béo, hỗ trợ sản xuất enzyme tiêu hóa thức ăn. Dịch mật có vị đắng nhưng bị đẩy ngược lên dạ dày, thực quản làm gián đoạn tiêu hóa khiến miệng đắng, ăn kém.
Bệnh đắng miệng ăn không ngon xảy ra do mắc bệnh đường tiêu hóa
3. Nấm miệng
Nấm miệng là bệnh xuất hiện ở vùng niêm mạc miệng do bị nhiễm nấm Candida. Loại nấm này phát triển quá mức ở khoang miệng gây ra hiện tượng: miệng đắng chán ăn, mất vị giác, khoang miệng bị đau rát.
Bên cạnh đó, người bị nấm miệng còn xuất hiện các trạng thái như sau: chảy máu khi đánh răng hoặc cọ xát, trên lưỡi xuất hiện các tổn thương có màu trắng, khóe miệng bị nứt toác hoặc đỏ rát…
4. Bệnh liên quan đến thần kinh
Người có biểu hiện bất thường liên quan đến hệ thần kinh như: tổn thương dây thần kinh vùng đầu - mặt - cổ dễ gây miệng đắng ăn không ngon. Ngoài ra các bệnh u não, động kinh hay đa xơ cứng cũng tác động đến vị giác của mọi người.
Lý do là bởi hệ thống dây thần kinh tại 3 khu vực này kết nối trực tiếp để điều khiển vị giác. Khi dây thần kinh gặp vấn đề bất thường sẽ làm rối loạn vị giác dẫn đến hiện tượng đắng miệng chán ăn.
Bệnh hệ thần kinh tác động trực tiếp đến vị giác của người bệnh
5. Bệnh liên quan đến gan
Suy giảm chức năng gan, tổn thương gan, mắc các bệnh lý ở gan cũng dẫn đến hiện tượng đắng miệng, ăn không ngon, chán ăn. Khi bị bênh gan sẽ hoạt động yếu hơn bình thường và làm giảm số lượng dịch mật được sản xuất ra.
Lượng dịch mật bị thiếu sẽ không đáp ứng nhu cầu chuyển hóa chất béo trong cơ thể khoa học. Lâu dần làm giảm hoạt động của đường tiêu hóa và gây ra cảm giác chán ăn, thay đổi vị giác ở người bệnh.
ĐỌC THÊM: 9 cách giải độc gan an toàn và hiệu quả tại nhà bạn nên biết
III - Miệng đắng không muốn ăn phải làm sao?
Đắng miệng chán ăn kéo dài khiến thể trạng sức khỏe và đời sống tinh thần chịu tác động lớn. Cơ thể không tha thiết ăn uống dẫn đến thiếu chất, tâm trạng lo lắng bất an về sức khỏe. Vì vậy dựa vào các nhân tố gây bệnh mà mọi người hãy tham khảo hướng khắc phục dưới đây:
1. Điều trị các bệnh liên quan
Khắc phục các chứng bệnh suy nhược, đường tiêu hóa, bệnh gan mật là cách tốt nhất để giảm cảm giác miệng đắng ăn không ngon. Do đó hãy dựa trên một số gợi ý dưới đây của chúng tôi:
Đối với bệnh lý thông thường:
- Bệnh do chăm sóc răng miệng kém: Hãy làm sạch khoang miệng bằng cách đánh răng, chà lưỡi, loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng để ngừa nấm miệng hoặc viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Gặp bác sĩ để cân đối liều lượng hoặc chọn dòng thuốc khác để giảm hiện tượng đắng miệng, ăn uống khó khăn.
- Do mắc bệnh tiêu hóa: cần đến các địa chỉ y tế để thăm khám, dùng thuốc phù hợp để cải thiện chứng trào ngược, viêm loét hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Do khô miệng, dùng chất kích thích: hằng ngày uống ít nhất khoảng 1.5 - 2 lít nước và hạn chế dùng trà, cafe, hút thuốc lá.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận để giảm đắng miệng ăn không ngon
Đối với chứng suy nhược cơ thể:Suy nhược cơ thể là thủ phạm chính gây nên cảm giác đắng miệng chán ăn ở người bệnh. Tuy nhiên, điều trị bệnh rất khó khăn vì Đông Y quan niệm suy nhược cơ thể do cơ địa suy yếu dẫn đến mệt mỏi, chán ăn kéo dài.
Hiện nay, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - chuẩn Đông Y thế hệ mới có tác dụng nâng đỡ cơ địa, cải thiện thể trạng và giải quyết hiện tượng miệng đắng ăn không ngon.
Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương đến từ Dược phẩm Nhất Nhất - đơn vị Dược phẩm hàng đầu về chất lượng và uy tín trên thị trường Việt Nam.
Sản phẩm có cơ chế tác động toàn diện, không chỉ giúp cho cơ địa người bệnh thay đổi và giảm các biểu hiện suy nhược cơ thể nhanh chóng. Mặt khác, viên uống điều hóa âm dương, bổ huyết, ích khí với hiệu quả bền vững, ngăn chặn suy nhược cơ thể tái phát trong nhiều năm liền.
Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương còn vô cùng an toàn cho người bệnh, thành phần của sản phẩm có chứa 100% thảo dược sạch, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn chất lượng khắt khe về GSP, GACP…
Không chỉ có vậy, sản phẩm còn có nguồn gốc từ bài thuốc Ngự Y Mật Phương, chỉ dành riêng cho Vua Chúa và Hoàng tộc thời xưa.
Sử dụng đủ liệu trình sản phẩm Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương thì biểu hiện miệng đắng ăn không ngon do suy nhược cơ thể được đẩy lùi.
Viên suy nhược Ngự Y Mật Phương giảm chứng đắng miệng ăn kém nhanh chóng
2. Thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt
Xây dựng thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống lành mạnh cũng có những tác động tích cực để đẩy lùi tình trạng đắng miệng chán ăn. Bạn nên ghi nhớ một số thói quen tốt như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (có thể 4 - 5 bữa) với khẩu phần phù hợp để hạn tiêu thụ thức ăn quá nhiều gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác rối loạn vị giác, tăng cảm giác thèm ăn.
- Ưu tiên món ăn có kết cấu dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa để ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược dịch mật.
- Khi ăn xong thì bạn không nên nằm ngay mà có thể đứng lên đi lại nhẹ nhàng hoặc tham gia rửa bát đũa.
- Cung cấp đầy đủ vitamin C từ trái cây như: đu đủ, nho, cam, quýt, bưởi, ổi, xoài… Hương vị chua của các loại trái cây này có thể giúp tăng tiết dịch nước bọt, giúp người bệnh thấy ngon miệng và ăn nhiều hơn.
- Tránh sử dụng món ăn, đồ uống khiến hiện tượng miệng đắng ăn không ngon trầm trọng như: nước ngọt có ga, đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều loại gia vị cay nóng…
Đắng miệng chán ăn không chỉ làm giảm khả năng ăn uống mà còn khiến cho sức khỏe suy giảm, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cần được tập trung khắc phục. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về nguyên nhân cũng như giải pháp để chống lại tình trạng này. Mong rằng bạn sẽ sớm hết đắng miệng và chán ăn nhé.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/mieng-dang-an-khong-ngon-nguyen-nhan-meo-chua-tri-the-nao-n22234.html