Đau đầu sổ mũi là bị gì? Nguyên nhân & cách điều trị

2023-06-14 11:24:08

Đau đầu sổ mũi do cảm cúm, cúm mùa, cảm lạnh… không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu đau đầu sổ mũi là triệu chứng của bệnh lý viêm mũi dị ứng, viêm xoang thì người bệnh cần phải thận trọng lưu ý hơn.

I. Nguyên nhân gây đau đầu sổ mũi

Gần đây, bạn thấy mình thường bị đau đầu sổ mũi đặc biệt là vào những thời điểm thời tiết thay đổi như bất chợt thời tiết chuyển quá lạnh hoặc quá nóng đột ngột. Bạn không biết mình chỉ bị cám cúm hay là bị viêm xoang mũi, viêm mũi? Tìm hiểu cụ thể hơn về những bệnh là nguyên nhân gây đau đầu sổ mũi ở phần dưới đây.

1. Cảm cúm

Thời tiết thay đổi liên tục, chênh lệch nhiệt độ từ điều hoà và ngoài trời là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đầu sổ mũi. Khi bị cảm cúm, ngoài đau đầu sổ mũi người bệnh còn thấy ê ẩm khó chịu toàn cơ thể. Các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, trong đó có đường hô hấp dưới. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ hết chỉ sau vài ngày. 

2. Viêm xoang

Với viêm xoang, các triệu chứng chủ yếu ở phần mũi xoang và thường bắt đầu bùng phát từ ngày thứ 7 thứ 10 sau cảm cúm. Tình trạng đau đầu sổ mũi không hề có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm, mũi xoang trở nên nghẹt cứng khiến người bệnh thấy khó khăn trong quá trình hít thở. Bên cạnh đó, áp lực từ dịch nhầy tắc trong hốc xoang còn gây đau nhức mặt, chảy nước mắt, đau lan lên đỉnh đầu hoặc 2 bên thái dương khiến người bệnh khổ sở.

Đau đầu sổ mũi là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh cúm mùa

Đau đầu sổ mũi là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm xoang mũi có nguy hiểm không?

3. Viêm mũi họng

Viêm mũi họng thường xuất hiện triệu chứng 1 - 3 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài đến 10 ngày hoặc hơn. Bạn bị mắc viêm mũi họng do bị nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc đôi khi thời tiết đột ngột thay đổi, kích ứng bụi bẩn, phấn hoa, hơi hóa chất... cũng dẫn đến mắc bệnh.

Người bệnh có thể mắc các triệu chứng sau đây: đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đau rát họng, nhức mắt, chảy nước mắt, có thể kèm thêm sốt nhẹ hoặc chảy dịch mũi sau. 

4. Cúm mùa

Cúm mùa là 1 dạng nhiễm trùng hô hấp cấp tính, nguyên nhân chủ yếu là do virus cúm gây nên. Triệu chứng cúm mùa khá đa dạng: sốt, ho, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi hoặc chảy nước mũi. Tình trạng ho khi bị cúm mùa có thể chuyển biến nặng và kéo dài hơn 2 tuần. 

5. Viêm mũi dị ứng 

Những người bị viêm mũi dị ứng thường quen với việc mỗi khi bệnh lý bùng phát, đều xuất hiện sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau nhức đầu. Viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm hoặc theo mùa, lúc này người bệnh chỉ cần tiếp xúc với bất kỳ tác nhân kích ứng nào cũng có thể bùng phát và xuất hiện triệu chứng như trên. 

Viêm mũi dị ứng có triệu chứng đau đầu sổ mũi

Viêm mũi dị ứng có biểu hiện đau đầu sổ mũi

>>> XEM THÊM: 5 điểm khác biệt giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng

II. Phải làm gì khi bị đau đầu sổ mũi?

Nếu trường hợp đau đầu sổ mũi là do cảm cúm, cúm mùa, triệu chứng sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày (kể cả khi bạn không dùng thuốc), vì vậy không có điều gì đáng lo ngại. Trong trường hợp triệu chứng xuất hiện khó chịu, hoặc bạn muốn tập trung để làm việc có thể tham khảo sử dụng thuốc để giảm nhanh các triệu chứng và cắt cơn cúm mùa. 

Còn đối với tình trạng đau đầu sổ mũi là do viêm xoang, nếu chỉ đơn thuần sử dụng thuốc giảm đau thì tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn khi hết thuốc. Dùng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời, không mang lại hiệu quả lâu dài. 

Bởi viêm xoang là bệnh mạn tính, sử dụng kháng sinh hoàn toàn không mang lại quá nhiều tác dụng. Lúc này điều người bệnh cần làm chính là tác động vào đúng căn nguyên để giảm tần suất tái phát bệnh, ngăn bệnh quay lại, có như vậy các triệu chứng biến chứng đau đầu, sổ mũi đi kèm bệnh mới được giải quyết hiệu quả.

Bài thuốc trị xoang Ngự y mật phương - Quốc bảo y học triều Nguyễn là một bài thuốc quý, hoạt động đúng theo cơ chế tác động vào căn nguyên - thay đổi cơ địa mẫn cảm mũi xoang người bệnh. Nhờ cách tác động thay đổi cơ địa này, mức độ mẫn cảm của mũi xoang với các tác nhân dị ứng được thay đổi đáng kể, khả năng bùng phát giảm rõ rệt. 

Do đó, rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng đã không còn thấy viêm xoang bùng phát trở lại, hoặc nếu có thì tần suất xuất hiện rất ít, có khi đến vài năm cũng không thấy quay lại. Nhờ có vậy mà người bệnh viêm xoang tránh được các biến chứng nguy hiểm cũng như không gặp các triệu chứng khó chịu dày vò cơ thể như đau đầu liên miên, đau như búa bổ, sổ mũi nghẹt mũi đến mức không thở nổi. 

Bài thuốc quý này đã được Dược phẩm Nhất Nhất may mắn tiếp cận được và nghiên cứu, thành công cho ra đời sản phẩm Viên xoang Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, đem đến một giải pháp mới vượt trội cho người bệnh viêm xoang.

Bên cạnh việc trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân để tác động nhằm mang lại hiệu quả điều trị nhanh nhất, người bệnh cũng cần thực hiện các phương pháp tại nhà sau để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh: 

  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước là cách trung hoà dịch nhầy trong mũi khá tốt, từ đó cải thiện khả năng lưu thông không khí, giảm nghẹt cứng cũng như áp lực từ dịch nhầy ứ đọng lên đầu gây đau. 
  • Dùng trà nóng: Hơi nước từ trà nóng sẽ giúp niêm mạc mũi giảm bớt độ phù nề, cải thiện dịch nhầy, tống dịch tiết bụi bẩn ra ngoài. 
  • Xông hơi: Xông hơi thường được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang, giúp cải thiện đường thở, giảm nghẹt mũi. Đặc biệt, trong quá trình xông hơi bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu nhằm tăng tốc độ giảm bệnh.
  • Tắm nước ấm: Giống như uống trà hay xông hơi, việc tắm nước nóng cũng giúp tăng cường độ ẩm mũi, thông xoang và giảm nhẹ sổ mũi. Bên cạnh đó, việc tắm bằng nước nóng còn giúp bạn thư giãn, xua tan cảm giác mệt mỏi, đau nhức do viêm xoang, cảm cúm gây ra. 
  • Vệ sinh mũi: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách sát khuẩn cho mũi, đào thải vi khuẩn cũng như ổ viêm nhiễm ra ngoài. Đây cũng chính là biện pháp hỗ trợ không thể thiếu trong quá trình điều trị mũi xoang, hoặc giảm nghẹt mũi do cảm cúm ngay tại nhà hiệu quả. 

Đau đầu sổ mũi là các triệu chứng khá phổ biến, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu sổ mũi kéo dài trên 10 ngày và không có dấu hiệu nhẹ đi, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cũng như tìm được hướng điều trị hợp lý. 

thông tin tư vấn

Viên xoang Nhất Nhất 34
Viên xoang Nhất Nhất 34
Lên đầu trang
Loading