Suy nhược cơ thể khi mang thai nguy hiểm không? Làm gì để khắc phục?

2023-07-14 14:20:17

Suy nhược cơ thể khi mang thai tác động tiêu cực tới thể trạng mẹ bầu và quá trình trưởng thành của thai nhi. Vậy lý do xuất hiện chứng suy nhược cơ thể khi mang bầu là gì và phải làm sao để giải quyết? Hãy khám phá thông tin bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé.

I - Các biểu hiện suy nhược cơ thể khi mang thai

Suy nhược cơ thể khi có bầu là trạng thái cơ thể có nhiều biểu hiện phức tạp bao gồm mệt mỏi, suy kiệt toàn thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Suy nhược cơ thể khi mang bầu có thể kéo dài nhiều ngày và liên tục trong nhiều tháng. Điều này khiến mẹ bầu không còn chút sức lực nào cho các hoạt động dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ.

Các triệu chứng suy nhược cơ thể ở mẹ mang bầu bao gồm:

  • Người uể oải, mệt mỏi kéo dài trong nhiều tháng, kể cả không hoạt động gì thì vẫn thấy mệt mỏi.
  • Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai, cơ thể dường như không có sức lực.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, không tăng cân hoặc trọng lượng cơ thể mẹ tăng ít.
  • Xuất hiện cơn đau đầu khó chịu, trạng thái hoa mắt, chóng mặt diễn ra thường xuyên.
  • Bắt đầu giấc ngủ khó khăn hoặc hay bị tỉnh giấc, thiếu ngủ hoặc mất ngủ.
  • Trạng thái tâm lý thay đổi phức tạp, dễ nổi nóng, hay suy nghĩ tiêu cực.
  • Khó tập trung vào trong công việc hoặc sinh hoạt đời thường, lúc nhớ lúc quên, khó nhớ được những gì mới xảy ra.
  • Phụ nữ không có ham muốn trong việc “chăn gối” hoặc giảm nhu cầu tình dục.
suy nhược cơ thể khi mang bầu

Biểu hiện mệt mỏi, thiếu sức sống báo hiệu cơ thể mẹ bầu bị suy nhược

II - Tại sao bà bầu mang thai bị suy nhược cơ thể

Hội chứng suy nhược cơ thể khi mang thai sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe mẹ và bé. Vì thế tìm ra lý do gây bệnh là cách cải thiện chứng suy nhược khi mang thai hiệu quả nhất. Dưới đây là những tác nhân chính chính khiến cơ thể bà bầu bị tổn hại:

Suy giảm hệ miễn dịch

Một số chị em phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu thường bị nghén, nôn ra thức ăn hoặc chán ăn do thay đổi khẩu vị. Những điều này có thể làm cho mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng, hậu quả là gây giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng. Tình trạng diễn ra trong thời gian dài không thuyên giảm dễ dẫn đến chứng hư nhược cơ thể.

Căng thẳng thường xuyên

Hàng loạt vấn đề diễn ra xung quanh đời sống hoặc những bỡ ngỡ trong lúc mang thai có thể làm cho mẹ bầu suy nghĩ nhiều, căng thẳng quá mức. Khi bà bầu stress liên tục sẽ khiến hormone cortisol hoạt động sôi nổi dẫn đến cơ thể giảm đề kháng nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc điều trị như: thuốc kháng sinh (neomycin, colistin), thuốc giãn cơ, thuốc an thần (phenobarbital, benzodiazepin)... dẫn đến phản ứng phụ như người mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Hiện tượng mệt mỏi, người thiếu sức sống diễn ra thường xuyên thì đó là biểu hiện của hội chứng suy nhược cơ thể khi mang thai. Đối với cơ thể mẹ và thai nhi trong bụng thì chứng bệnh này sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe nếu không được cải thiện nhanh chóng.

nguyên nhân gây suy nhược cơ thể khi mang thai

Một số dòng thuốc gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể mẹ

Di truyền

Suy nhược cơ thể có thể xảy ra trước khi mang thai và kéo dài suốt trong thai kỳ là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ đã mắc phải bệnh lý này thì rất có thể bạn dễ có dấu hiệu suy nhược cơ thể.

III - Bà bầu bị suy nhược cơ thể có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai khi mắc chứng suy nhược không nên chủ quan kẻo gây ra nhiều vấn đề tới sức khỏe mẹ và bé. Theo các chuyên gia, cơ thể suy nhược gây tác tác động tiêu cực đến cơ thể mẹ như:

  • Suy nhược cơ thể làm cho sức đề kháng của mẹ bị suy giảm: Mẹ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu mắc bệnh trong thời kỳ mang thai thì có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, ví dụ như nhiễm khuẩn ở mẹ bầu có thể gây ra dị tật thai nhi.
  • Giảm cảm giác ăn ngon miệng: Suy nhược cơ thể khi mang thai gây chứng chán ăn và từ đó làm tăng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi đó cơ thể mẹ mệt mỏi, ít có khả năng chống lại mầm bệnh bên ngoài. Ngoài ra, thiếu dưỡng chất trong thai kỳ còn có thể khiến cho mẹ bầu có nguy cơ sinh non, sảy thai…
  • Tâm trạng và cảm xúc đi xuống: Mẹ thường suy nghĩ nhiều tiêu cực, cảm giác chán trường, hay bi quan và lo lắng. Điều này có thể khiến cho mẹ bầu gặp nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.
  • Dễ xuất hiện biến chứng nguy hiểm: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, suy tim…
Đối với thai nhi trong bụng khi mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất sẽ khiến bé kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khi trạng thái của mẹ bất ổn thì em bé trong bụng có thể cảm nhận và chịu tác động. Có thể sau sinh bé hay quấy khóc hoặc gặp trạng thái tâm lý tương tự như mẹ.

IV - Cách khắc phục chứng suy nhược cơ thể khi mang thai

Phụ nữ bị suy nhược cơ thể là rất thiệt thòi sức khỏe và tinh thần cho cả mẹ lẫn con. Vì vậy hãy tập trung cải thiện chứng suy nhược bằng những biện pháp như sau:

1. Duy trì chế độ ăn uống khoa học:

Dinh dưỡng đúng cách, khoa học là cách hiệu quả để cơ thể mẹ hồi phục thể trạng ổn định. Ngoài ra, cơ thể nạp đủ dưỡng chất sẽ có nguồn năng lượng dồi dào tạo động lực phát triển sức khỏe cho em bé.

Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, mẹ bầu cần ghi nhớ những nguyên tắc như sau:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: bao gồm sắt, canxi, axit folic, DHA, vitamin và khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch, giải quyết nguyên nhân suy nhược cơ thể.
  • Trong bữa ăn hàng ngày, cần chú trọng bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi để nâng cao sức đề kháng, tăng nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Có thể phân phối lượng thức ăn cần tiêu thụ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Không nên ép buộc bản thân phải ăn quá nhiều trong một bữa vì dẫn đến hiện tượng chán ăn khiến mức độ suy nhược cơ thể khi mang thai nghiêm trọng hơn.
  • Cần chú ý khâu chọn nguyên liệu và chế biến món ăn hằng ngày sạch sẽ, khoa học. Hạn chế thực phẩm có chứa hóa chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu gây ngộ độc và tác động xấu tới sự trưởng thành của thai nhi.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống hoặc đồ ăn bất lợi cho sức khỏe mẹ và thai nhi như: rượu bia, cà phê, đồ tái chín, đồ ăn cay nóng hoặc chứa quá nhiều dầu mỡ.
chế độ dinh dưỡng suy nhược cơ thể

Tích cực xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

2. Giảm căng thẳng mệt mỏi

Nếu mẹ bầu cảm thấy quá mệt mỏi hay căng thẳng thì đừng ngần ngại chia sẻ tâm sự của mình với mọi người. Thậm chí, những người xung quanh có thể giúp mẹ giải quyết những khúc mắc hoặc vấn đề trong cuộc sống.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể nhờ người thân hoặc chồng của mình chia sẻ bớt công việc nhà hoặc san sẻ áp lực về kinh tế. Khi mẹ không quá mệt mỏi vì gồng gánh quá nhiều việc chăm sóc gia đình hoặc công việc kiếm tiền thì tinh thần được cải thiện nhanh chóng.

KHÁM PHA NGAY: Cách giảm căng thẳng lo âu

3. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục thể thao hoặc vận động có thể đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu. Khi đó cơ thể tăng cường sự vận chuyển oxy và các dưỡng chất tới các bộ phận và hệ thống cơ quan. Vận động có thể giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho chị em bị suy nhược cơ thể khi mang thai.

Ngoài ra, hoạt động thể chất hợp lý giúp mẹ bầu sản sinh ra nhiều hormone hạnh phúc, vui vẻ. Vì thế rèn luyện cơ thể tạo niềm vui, tinh thần lạc quan cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

làm gì khi suy nhược cơ thể lúc mang thai

Tập yoga nhẹ nhàng để tăng cường thể trạng cơ thể

4. Thăm khám định kỳ

Nếu đã áp dụng các biện pháp như trên mà tình trạng bệnh không đỡ thì mẹ bầu cần đến các địa chỉ uy tín để thăm khám. Tại đó, các bác sĩ chuyên khoa sản sẽ trực tiếp nghe mẹ bầu chia sẻ trạng thái để có liệu trình chữa trị phù hợp nhất.

Mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc bừa bãi khi mang bầu để không tác động tới sức khỏe của em bé. Phụ nữ suy nhược khi mang bầu chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho cả mẹ và bé.

Toàn bộ thông tin về tình trạng suy nhược cơ thể khi mang thai: mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách khắc phục được chia sẻ chi tiết. Hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ bầu thấy đỡ lo lắng hơn và cải thiện được tình trạng bệnh hiệu quả. Vì vậy hãy thận trọng đối với từng bệnh lý để tìm ra cách phù hợp nhất mà không ảnh hưởng đến mẹ và con.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ