Sau khi uống rượu bao lâu thì được uống thuốc để tránh gặp hoạ?

2023-04-07 13:27:11

Có nhiều người đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc phải sử dụng một số loại thuốc, thế nhưng vì một lý do nào đó họ phải uống rượu bia. Do vậy nhiều người thường thắc mắc liệu uống rượu bia khi đang sử dụng thuốc có nguy hại gì không? Nếu có thì sau khi uống rượu bao lâu thì có thể uống thuốc để đảm bảo an toàn nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây

I - Những tác hại khi uống rượu bia trong khi đang sử dụng thuốc

Uống rượu bia trong khi đang sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc tây có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Rượu có thể phản ứng với thuốc làm gia tăng hiệu lực của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số ví dụ về tác hại của việc uống rượu trong khi dùng thuốc:

  • Có thể gây quá liều thuốc: Có một vài loại thuốc như benzodiazepin hay thuốc an thần khi gặp cồn trong rượu bia có thể làm tăng nguy cơ quá liều. Người uống có thể bị ức chế hô hấp từ đó gây ra nhiều nguy hiểm khó lường.
  • Tổn thương gan: Rượu và một số loại thuốc có thể gây độc cho gan. Uống rượu trong khi dùng thuốc như acetaminophen hoặc một số loại kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Gia tăng tác dụng phụ: Rượu khi kết hợp với một vài loại thuốc có thể khiến tác dụng phụ trở nên mạnh hơn. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt, lú lẫn hoặc cơ thể kém linh hoạt hơn.
  • Tăng nguy cơ tai nạn: Rượu khi bị uống lẫn với thuốc có thể làm giảm khả năng phán đoán và phối hợp, khiến người uống dễ bị tai nạn hoặc thương tích.
  • Giảm hiệu quả của thuốc: Rượu có thể khiến một số loại thuốc bị giảm tác dụng hoặc thậm chí phản tác dụng. Việc điều trị bệnh có thể không diễn ra đúng kế hoạch, người bệnh phải uống lượng thuốc nhiều hơn bình thường để đạt hiệu quả mong muốn
Tác hại từ việc uống rượu khi đang sử dụng thuốc

II - Các loại thuốc gây nguy hiểm khi sử dụng cùng rượu bia

1. Các loại thuốc tim mạch

Rượu có thể cản trở quá trình chuyển hóa của các loại thuốc chữa bệnh tim mạch, dẫn đến tăng hoặc giảm hiệu quả của chúng. Điều này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và đau đầu. Ngoài ra, rượu có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, có thể gây hại cho những người mắc bệnh tim mạch. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và tương tác với chất làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin.

2. Nhóm thuốc trị tiểu đường

Các loại thuốc chữa tiểu đường khi kết hợp với rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đói, nhịp tim nhanh, run rẩy, lo lắng, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn ngủ và lú lẫn.

3. Thuốc chống trầm cảm

Khi sử dụng đồng thời với một vài loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ, uống rượu trong khi dùng amitriptyline có thể dẫn đến chóng mặt và choáng váng nghiêm trọng, trong khi kết hợp sertraline (Zoloft) với rượu có thể làm trầm trọng thêm cảm giác trầm cảm.

XEM THÊM: Các loại thuốc giải rượu bia tốt

Các thuốc nguy hiểm không nên uống sau khi uống rượu

4. Thuốc kháng sinh

Uống rượu trong khi dùng kháng sinh có thể gây hại. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy, thì rượu có thể làm các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp, uống rượu trong khi dùng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương gan hoặc các vấn đề về tim.

5. Các loại thuốc giảm đau

Uống rượu cùng với các loại thuốc này có thể dẫn đến buồn ngủ và khó thở ở mức độ nguy hiểm. Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống rượu trong khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) không được khuyến khích do tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như loét dạ dày và chảy máu. Ngoài ra, uống quá nhiều acetaminophen (Tylenol) trong khi uống rượu có thể dẫn đến tổn thương gan.

6. Thuốc chống lo âu, thuốc ngủ

Sử dụng chung rượu cùng với các loại thuốc ngủ hay thuốc chống lo âu cũng được khuyến cáo là nguy hiểm. Vì cả rượu và những loại thuốc này đều ảnh hưởng đến não theo những cách tương tự nhau. Hậu quả có thể bao gồm việc buồn ngủ quá mức và giảm nhịp thở.

III - Sau khi uống rượu bao lâu thì có thể uống thuốc?

Đối với những người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, dạ dày, tim mạch… cách tốt nhất là nên kiêng rượu hoàn toàn để tránh gặp tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, rượu cũng có thể làm giảm hấp thu của các loại thuốc nếu uống cùng.

Trong trường hợp bất đắc dĩ, nếu không thể kiêng rượu hãy lưu ý rằng không được uống bất kỳ loại thuốc nào trong vòng 6 tiếng trước và sau khi uống rượu.

NÊN ĐỌC: Thuốc giải rượu có tốt không? Có gây hại gì không?

Sau khi uống rượu bao nhiêu lâu thì được uống thuốc?

Tuy nhiên, điều đó có thể không chính xác đối với một số loại thuốc vì có những thuốc chỉ mất vài giờ để đào thải hết ra ngoài, nhưng có những loại thuốc lại mất đến vài ngày mới có thể ra ngoài hoàn toàn. Lúc này, nếu bạn muốn uống rượu sau khi uống thuốc phải đợi nồng độ của thuốc đó giảm xuống dưới 10%.

Cách tính như sau:

  • Bạn lên mạng tìm kiếm thời gian bán hủy của loại thuốc bạn đang uống. (Đây là khoảng thời mà gian nồng độ của thuốc giảm đi một nửa so với lúc ban đầu).
  • Bạn lấy thời gian bán hủy của thuốc nhân với 3,5 sẽ ra số thời gian bạn có thể uống rượu. (Sau 1 thời gian bán hủy nồng độ của thuốc giảm còn 50%; Sau 2 thời gian bán hủy nồng độ của thuốc còn 25%. Vì vậy, sau khoảng 3,5 thời gian bán hủy, nồng độ của thuốc sẽ giảm còn dưới 10% so với lúc ban đầu).

Uống thuốc sau khi uống rượu được coi là điều cấm kỵ vì hành động này có thể gây ra nhiều nguy hiểm không lường trước được. Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.

Lên đầu trang
Loading