Viêm mũi chảy máu, tại sao? Có nguy hiểm không?

2023-02-13 17:13:39

Bạn đã bao giờ bị viêm mũi chảy máu chưa? Đây là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương dẫn đến cô đọng máu khô hoặc xuất hiện máu huyết trong dịch nhầy. Viêm mũi chảy máu có nguy hiểm không và cách xử lý để ngừng chảy máu là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

I. Viêm mũi chảy máu có nguy hiểm không? 

Viêm mũi chảy máu là chỉ tình trạng khi bị viêm mũi, dịch mũi chảy ra có xuất hiện lẫn cả máu - mọi người cũng thường hay gọi là chảy máu cam.

Đôi số trường hợp khi bị viêm mũi bắt gặp hiện tượng hắt xì ra máu. Đây là do phần niêm mạc mũi bị phù nề, sưng viêm, tổn thương gây ra. Rách mô dẫn đến xây xước, rách mao mạch hay mạch máu từ đó dẫn đến chảy máu mũi.

Đại đa số các trường hợp bị viêm mũi chảy máu đều không quá nghiêm trọng, không gây nguy hại lớn đến sinh mạng người bệnh nhưng nó lại tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. 

Một số ảnh hưởng và biến chứng của viêm mũi chảy máu:

  • Giảm chất lượng giấc ngủ: Các triệu chứng tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi của bệnh viêm mũi và viêm mũi dị ứng thường nặng về đêm khiến bạn thường bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Ngoài ra viêm mũi chảy máu còn có thể khiến bạn bị ngủ ngáy, nghẹt mũi dẫn đến não bị thiếu oxy...
  • Tác động đến khứu giác: Viêm mũi chảy máu để về lâu dài sẽ làm tổn thương nặng hơn đến niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng ngửi mùi vị hoặc mất khứu giác tạm thời.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp: Viêm mũi chảy máu có thể biến chứng chuyển sang bệnh viêm xoang, polyp mũi, tổn thương vòm họng, viêm đường hô hấp dưới...

Viêm mũi chảy máu

Tổn thương lớp màng nhầy bảo vệ thành niêm mạc mũi dẫn đến viêm mũi chảy máu

>>> XEM THÊM: Dịch mũi màu xanh là biểu hiện của bệnh lý gì?

II. Nguyên nhân gây viêm mũi chảy máu

Như đã nêu ở trên nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm mũi chảy máu là do lớp chất nhầy bảo vệ thành niêm mạc mũi đã bị thương tổn. Các mạch máu nằm trong khoang mũi bị xây xát, rách dẫn đến chảy máu. 

Bên cạnh đó lớp dịch nhầy kèm viêm nhiễm dính chặt vào thành mũi khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Theo thói quen cọ sát vào mũi, ngoáy mũi cũng làm xước niêm mạc và chảy máu.

Ngoài ra còn một số yếu tố hay thói quen dưới đây cũng là tác nhân thúc đẩy viêm mũi chảy máu:

1. Vệ sinh, sử dụng thuốc xịt mũi sai cách

Mặc dù bệnh viêm mũi và viêm mũi dị ứng đã trở nên khá phổ biến, nhưng cho tới ngày này gần như vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh mới đang chỉ được kê đơn sử dụng các thuốc xịt để điều trị nhằm cầm chứng triệu chứng. Việc sử dụng thuốc xịt mũi để vệ sinh mũi với lực xịt quá mạnh hoặc sử dụng sai cách có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi gây sung huyết và chảy máu khi hắt xì hơi.

2. Thời tiết khắc nghiệt, hanh khô, lạnh

Thời tiết hanh khô kết hợp lạnh, độ ẩm thấp khiến niêm mạc mũi bị khô và dễ bị tổn thương hơn, quá trình lành tổn thương niêm mạc hay mạch máu mũi cũng chậm hơn. Đồng thời, đây là điều kiện cho viêm nhiễm phát triển. Trong hoàn cảnh này, kích ứng mũi dẫn đến hắt xì kết hợp với niêm mạc mũi khô đang sung huyết càng dễ khiến mũi chảy máu.

Thời tiết cũng là một trong các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bùng phát viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, khi tiết trời hanh khô các triệu chứng thường diễn biến nặng nề hơn. 

3. Thường xuyên hắt xì hoặc xì mũi quá mạnh

Khi dịch nhầy ù ứ trong cánh mũi, người bệnh thường thấy khó chịu và theo thói quen muốn xì mạnh đẩy dịch tiết ra ngoài. Đây chính là tác động khiến niêm mạc mũi càng tổn thương dẫn đến chảy máu mũi.

Viêm mũi chảy máu

Niêm mạc mũi bị tổn thương chảy máu do xì mũi quá mạnh

4. Tiếp xúc nhiều với hóa chất

Với người có sẵn cơ địa mẫn cảm, khi sử dụng các thuốc có thành phần cocaine hay tiếp xúc với hóa chất như amoniac, mạch máu ở mũi rất dễ bị tổn thương. 

5. Viêm mũi dị ứng tiếp xúc với yếu tố dị nguyên

Người bệnh viêm mũi dị ứng khi bùng phát bệnh cần phải tránh tối đa tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Nếu điều kiện làm việc hay trong môi trường sống phải tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên khiến cơ địa mẫn cảm, bị kích ứng mạnh mẽ, niêm mạc mũi càng sưng tấy tổn thương thì dẫn xảy ra hiện tượng chảy máu mũi do bị hắt xì mũi thường xuyên hơn.

6. Thuốc

Ở một số loại thuốc nhất định điều trị bệnh như aspirin có ảnh hưởng đến khả năng đông máu cơ thể khi kết hợp với một số thuốc làm loãng máu khác như dabigatran, warfarin... sẽ khiến dịch mũi xuất hiện lẫn máu.

>>> XEM THÊM: Dịch mũi chảy xuống họng: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

III. Cách xử lý viêm mũi chảy máu

Hầu hết các trường hợp viêm mũi chảy máu đều không nguy hiểm, phương pháp điều trị sẽ là kết hợp chữa trị viêm mũi kèm xử lý triệu chứng chảy lẫn dịch máu mũi (chảy máu cam).

Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi cũng rất đa dạng như áp dụng điều trị bằng Tây y, Đông y, bài thuốc dân gian, sử dụng thảo dược... Khi chữa trị viêm mũi, chức năng mũi dần được phục hồi, tổn thương màng bảo vệ hoặc niêm mạc lành lại thì tình trạng chảy máu mũi cũng sẽ hết.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể xử lý nhanh tại nhà chứng chảy máu cam bằng cách sau:

  • Sau khi thấy dịch nhầy lẫn máu, người bệnh giữ tư thế ngồi thẳng, không ngửa đầu ra sau. Dùng 2 ngón tay cái và trỏ kẹp hai bên lỗ mũi khoảng 5 - 10 phút. 
  • Trong trường hợp máu vẫn chảy cần kết hợp chườm đá ở vùng hốc mũi. 
  • Khi không thấy chảy máu nữa, người bệnh nên vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý.
  • Bỏ thói quen hắt xì hay xì mũi mạnh khiến niêm mạc bị sung huyết, dẫn tới chảy máu. 

Trong trường hợp chảy máu nặng, kể cả khi áp dụng hết các biện pháp tại nhà mà không đỡ, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám chữa và điều trị. 

Cách xử lý viêm mũi chảy máu tại nhà

Xử lý viêm mũi chảy máu tại nhà bằng cách ngửa đầu ra sau, dùng 2 ngón tay kẹp chặt lỗ mũi 5-10 phút

IV. Cách phòng ngừa viêm mũi chảy máu

Các bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây để phòng ngừa viêm mũi chảy máu:

  • Tránh xa các nguồn nguy cơ là tác nhân của dị ứng.
  • Giữ thói quen đeo khẩu trang thường xuyên khi ra khỏi nhà và đặc biệt khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. 
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, hanh khô cần giữ ấm cơ thể và đảm bảo độ ẩm cho vùng mũi họng. 
  • Bên cạnh đó, đảm bảo cho môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát, rửa họng thường xuyên với nước muối sinh lý. 
  • Tập bỏ thói quen hắt hơi hoặc xì mũi mạnh. 
  • Tránh hút thuốc lá chủ động hay ở nơi có khói thuốc lá tiếp xúc thụ động.

Khi bị viêm mũi chảy máu người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cần tập trung kiểm soát tốt bệnh lý để ngăn chặn tối đa tình trạng viêm mũi chảy máu. 

thông tin tư vấn

Viên xoang Nhất Nhất 34
 
Viên xoang Nhất Nhất 34
Lên đầu trang
Loading