[MẸO] 9 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày - Nhanh và hiệu quả

2022-11-10 14:02:00

Nhiệt miệng tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều phiền toái khó chịu đặc biệt là khi bị tái phát nhiều lần. Nhiều người quan tâm, tìm kiếm cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày để có thể nhanh chóng chấm dứt những cơn đau xót khó chịu kéo dài. Cùng tham khảo một số mẹo chữa nhiệt miệng hay được áp dụng và thành công trong bài viết dưới đây.

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày

I. Nhiệt miệng là gì? 

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông ở mô mềm trong khoang miệng do niêm mạc bên trong má, hoặc ở phần lưỡi, lợi hoặc ở môi bị tổn thương. 

Đây là một bệnh không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới giao tiếp cũng như ăn uống. Vì khi ăn, nếu không may đụng chạm tới vết loét gây đau xót nhất là với những món cay, nóng, mặn… 

Tuy nhiệt miệng gây ra những triệu chứng khó chịu song đây là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. 

1. Các triệu chứng của nhiệt miệng 

  • Các vết loét nhỏ, nông màu hồng nhạt, viền màu đỏ hơi đậm. Kích thước các vết loét nhỏ có đường kính khoảng 1 - 2 mm. 
  • Các vết loét thường sưng, đau rát, sợ vào thấy mềm và thường không có mùi, không chảy máu. 

Thông thường nhiệt miệng kéo dài từ 6 - 8 ngày hoặc có thể lâu hơn thì tình trạng sưng viêm mới có dấu hiệu thuyên giảm. Nhiều khi trên 2 tuần kèm với một số triệu chứng khó chịu khác như: người hâm hấp sốt, rối loạn tiêu hóa…  

Thời gian bị nhiệt miệng lâu hay chóng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cách điều trị cũng như chế độ kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. 

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng 

Chúng ta vẫn tin rằng nhiệt miệng là do nóng trong nên chỉ cần ăn nhiều đồ thanh mát, có tính nhiệt là được. Nhưng trên thực tế nhiều người dù làm mọi cách nhưng nhiệt miệng vẫn “đeo bám”. Biết được chính xác nguyên nhân gây ra nhiệt miệng sẽ giúp cho việc chữa trị trở nên hiệu quả hơn.

Theo quan niệm y học cổ truyền thì nhiệt miệng xuất hiện là do nhiệt độc tích tụ ở tỳ, vị, nóng gan, nóng trong...

  • Nóng gan: Theo quan điểm của y học cổ truyền, nhiệt miệng có liên quan đến quá trình đào thải độc tố của các cơ quan nội tạng. Khi giải độc gan kém, gan bị suy giảm chức năng, không thể đào thải nhiều độc tố tích lũy lại bên trong sẽ gây ra hiện tượng nóng trong hình thành nên các nốt nhiệt miệng. 

Y học hiện đại chưa xác định được chính xác cụ thể nguyên nhân gây nhiệt miệng. Một số nguyên nhân được nêu ra gồm có:

  • Hệ thống miễn dịch yếu: Các vi rút, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể ‘đốt cháy” niêm mạc gây viêm và hình thành nhiệt miệng. 
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Nhiệt miệng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu Vitamin B2, Vitamin B9, B12, C và một số khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, mặn, nhiều axit: Gây nóng trong người dễ khiến tổn thương vùng da mỏng niêm mạc miệng hình thành vết loét.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Không chải răng sau khi ăn hay chải răng quá mạnh làm xây xước khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút… xâm nhập tấn công gây loét miệng.
  • Một số yếu tố khác: Căng thẳng, stress kéo dài, thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai...

cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày

Nhiều người tìm kiếm cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày mong chấm dứt các cơn đau xót khó chịu

II. Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày đơn giản tại nhà 

Thời gian chờ nhiệt miệng “mau lành” khiến bạn vô cùng khó chịu và cảm thấy đau xót nhiều ở vùng miệng nhất là khi bạn trò chuyện, ăn uống. Chính vì thế mà cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày - những mẹo giúp nhanh chóng thoát khỏi những khó chịu này được nhiều người quan tâm tìm kiếm.  

1. Nước muối súc miệng chữa nhiệt miệng

Mặc dù không phải là cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày là có kết quả luôn nhưng lại là cách dễ thực hiện với chi phí thấp và rất an toàn, giúp nhanh chóng khỏi vết loét sau chỉ vài ngày nếu kiên trì thực hiện. Muối có tính sát khuẩn cao giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả. Lúc đầu khi súc miệng bạn sẽ cảm thấy đau rát ở vết loét nhưng sau sẽ quen dần. 

Để tiện lợi hơn bạn có thể dùng nước muối súc miệng bán sẵn tại các hiệu thuốc. Sau đó mỗi khi súc miệng làm ấm lại chút. 

Ngoài ra tại nhà bạn có thể tự pha chế nước súc miệng theo công thức sau:

  • Pha 1 thìa cà phê muối sạch hòa tan trong 250ml nước ấm.
  • Súc miệng 5 - 7 lần trong ngày, mỗi lần súc từ 20 - 30 giây.

2. Công thức chữa nhiệt miệng đơn giản với mật ong 

Cách này khá đơn giản, không cần cầu kỳ pha chế. Trước tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ vết loét, sau đó dùng tăm bông chấm vào mật ong và chấm nhẹ lên vết loét. Sau đó để nguyên khoảng 5 - 7 phút cho mật ong thấm sâu vào. Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước ấm. 

Làm 3 - 4 lần trong ngày và duy trì đều đặn từ 5 - 7 ngày thì sẽ giảm hiệu quả nhiệt miệng. 

Chữa nhiệt miệng khỏi sau một đêm bằng mật ong

Cách hết nhiệt miệng đơn giản với mật ong

3. Dầu dừa chữa nhiệt miệng

Dầu dừa có tính chống vi khuẩn tự nhiên chữa các bệnh nhiễm trùng rất hiệu quả. Dùng trị nhiệt miệng sẽ giúp giảm sưng, giảm đau và mau lành các vết loét hơn. 

Sau khi khoang miệng sạch sẽ thì nên dùng tăm bông chấm một lượng nhỏ dầu dừa thấm đều và matxa chỗ nhiệt miệng. Đợi sau khoảng 30 - 50 giây thì nhả ra và súc miệng lại bằng nước ấm. 

Làm đều đặn vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp làm dịu vùng đau sưng hiệu quả. 

4. Mẹo chữa nhiệt miệng hay với trà hoa cúc

Trong thành phần của trà có chứa các chất có tác dụng chống viêm nhiễm, sát trùng tốt lại có tác dụng giải nhiệt, giảm nóng trong. Nhờ đó mà giúp giảm đau, mau lành các vết loét. 

Các bạn có thể dùng nước trà súc miệng hằng ngày hoặc đắp túi trà lên các vết loét nhiệt miệng. Chỉ cần một vài phút sẽ thấy dịu hẳn cơn đau xót. 

trà hoa cúc cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày

Cách chữa nhiệt miệng hay sử dụng trà hoa cúc

5. Bã chè khô

Bã chè khô, trà túi lọc đều có nguồn gốc xuất phát từ trà xanh trong tự nhiên. Trà xanh vốn chứa nhiều Tanin với tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Chúng rất an toàn, lành tính cho các mô mềm bên trong khoang miệng. 

Bạn có thể áp dụng những cách sau giúp giảm đau, sưng tấy chỗ loét hiệu quả: 

  • Bã chè khô: Sau mỗi lần pha trà nên đem bã trà đi phơi khô rồi sau đó đắp trực tiếp lên chỗ bị nhiệt miệng. Làm mỗi ngày từ 3 - 4 lần sẽ cảm nhận thấy rõ hiệu quả. 
  • Túi trà lọc: Sau khi uống trà xong bạn đừng vội vứt đi ngay mà nên giữ lại đắp lên vết loét.

6. Cách để hết nhiệt miệng với Baking Soda

  • Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn siêu hiệu quả có thể giúp nhanh lành nhiệt miệng trong khoảng 1 - 2 ngày. Cách làm cũng đơn giản
  • Pha hỗn hợp bao gồm: 1 thìa cafe Baking soda cùng 1 thìa muối ăn, thêm 100ml nước lọc khuấy đều lên, rồi sau đó dùng tăm bông chấm lên vết nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau hiệu quả. 
  • Hoặc cũng có thể pha loãng Baking soda cùng với muối ăn và nước để súc miệng.. Ngày súc khoảng từ 4 - 6 lần trong vòng 1 ngày đã thấy ngay hiệu quả rõ rệt. Nếu nặng hơn thì dùng trong khoảng 2 ngày sẽ hết.

7. Sữa chua

Sữa chua mềm, mịn, mát khi đi qua khoang miệng giúp dịu nhanh vết loét. Mặt khác chúng cũng chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón, nóng trong người. 

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày với sữa chua cho kết quả tốt

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày với sữa chua cho kết quả tốt

8. Nước súc miệng chuyên dụng

Một số loại nước súc miệng chuyên dụng như: nước muối sinh lý, các loại nước súc miệng có nguồn gốc thảo dược… sẽ làm dịu đi các tổn thương, săn se niêm mạc giúp nhanh lành vết loét trong khoang miệng.

Các bạn chú ý chọn nước súc miệng không nên chọn loại có thành phần quá cay khiến bạn cảm thấy đau xót, khó chịu hơn. 

9. Bổ sung vitamin thiết yếu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Người bị nhiệt miệng cần tăng cường bổ sung các loại vitamin sau:

  • Vitamin C tăng miễn dịch toàn bộ cơ thể. Một khi hệ miễn dịch khỏe mạnh thì các vi khuẩn cũng không dễ dàng tấn công gây ra nhiệt miệng. Lượng vitamin này có nhiều trong các trái cây họ cam, quýt, bưởi… 
  • Vitamin B2 cần thiết sức khỏe răng lợi, nếu bị thiếu hụt nhiệt miệng sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vitamin B2 có nhiều trong thịt bò, cá, trứng, me, chuối, sầu riêng…
  • Vitamin B3 cũng rất cần thiết cơ thể, khi bị thiếu hụt sẽ dẫn tới chán ăn, viêm loét nhiệt miệng, lở miệng… Chúng ta có thể bổ sung nguồn vitamin này trong ức gà, cá hồi, thịt bò, thịt lợn… 
  • Vitamin B7 sẽ làm cho các nốt nhiệt miệng thêm đau nhức và viêm nhiễm trầm trọng hơn. Vitamin này có nhiều trong các loại hạt đậu, trứng, cà rốt, khoai lang…

III. Các bài thuốc chữa nhiệt miệng theo Đông y

Việc điều trị nhiệt miệng chủ yếu là giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, rút ngắn thời gian bị và ngừa tái phát về sau.  

Theo y học cổ truyền một số bài thuốc sau sẽ giúp cải thiện nhiệt miệng rất tốt. 

1. Bài thuốc bôi chữa nhiệt miệng 

Rửa sạch một nắm lá cỏ mực, cho vào giã nát rồi chắt lấy nước hòa với chút ít mật ong. Sau đó dùng bông chấm nhẹ vào chỗ bị viêm loét. Ngày bôi từ 3 - 4 lần như vậy sẽ thấy đỡ hẳn. 

bài thuốc chữa nhiệt miệng theo Đông y

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày với các bài thuốc Đông y

2. Bài thuốc uống trị nhiệt miệng 

Với các trường hợp bệnh nhiệt miệng mà niêm mạc có các vết loét sưng tấy đỏ, đau đớn khiến người sốt nóng, khô họng. mất ngủ, táo bón... người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc sau để chữa trị: 
  • Bài thuốc số 1: Ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
  • Bài thuốc số 2: 15g ngưu tất, 30g thạch cao, 20g sinh kỳ, 20g huyền sâm, 10g tri mẫu, 15g sinh địa sắc uống 2 lần/ngày vào sáng và chiều.
Với các trường hợp nhiệt miệng nặng khiến cơ thể mệt mỏi, ốm, đổ nhiều mồ hôi, ăn uống khó khăn, tim đập nhanh, mất tập trung, táo bón, nước tiểu đỏ... thì có thể áp dụng bài thuốc sau để chữa trị:
  • Liên kiều 12g, cát căn 20g, đinh lăng 20g, chi tử 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, mạch môn 16g, sài hồ 12g, thiên môn 16g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

3. Món ăn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 

Sử dụng những món ăn thanh nhiệt cũng có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị nhiệt miệng:

  • Cháo gạo tẻ - bột sắn: Chuẩn bị một nắm gạo tẻ nấu thành cháo, sau đó thêm chút bột sắn vào nấu chín ăn thành cháo ăn rất tốt. Bột sắn có tác dụng giúp thanh nhiệt rất tốt, dùng tốt cho những trường hợp bị nhiệt miệng, nướu/ lợi sưng đau, chảy máu… Nhanh thì khoảng 1 - 2 ngày sẽ khỏi. 
  • Chè đậu xanh - bí đỏ: Chuẩn bị đậu xanh 100g và bí đỏ 150g cùng đường trắng vừa đủ tùy theo nhu cầu. Cách làm: Vo sạch đậu xanh, gọt vỏ bí đỏ sau đó thái miếng rồi cùng cho vào nồi đun cho tới khi chín mềm, thêm đường sau đó múc ra bát để nguội rồi ăn.

IV. Các cách phòng ngừa nhiệt miệng 

Nhiệt miệng hay tái phát gây khó chịu trong ăn uống, trò chuyện. Thực hiện một số thay đổi nhỏ trong ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả. 

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ: chải răng đúng cách, tránh làm trầy xước lợi. Dùng thêm nước súc miệng hay nước ngậm răng miệng thảo dược để khoang miệng sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế mắc các bệnh răng miệng. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý: đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Nên ăn các món luộc, rau củ quả hơn, uống nhiều nước. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, nướng, rán… 
  • Tránh những chất gây kích ứng cho vùng miệng: đồ uống kích thích, có chứa cồn.
  • Hạn chế lạm dụng kháng sinh.
  • Giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái.

Trên đây là 7+ cách trị nhiệt miệng nhanh trong 1 ngày - phương pháp hay mẹo chữa nhiệt miệng hay, đơn giản mà tốn ít chi phí. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn. 

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ