Các cách chữa mẩn ngứa khắp người nhanh, hiệu quả

2023-01-31 15:21:28

Tình trạng mẩn ngứa khắp người do nhiều nguyên nhân dẫn tới như yếu tố thời tiết, mẩn ngứa, ăn phải thực phẩm gây dị ứng, hoặc bệnh lý liên quan đến gan, thận. Lựa chọn cách chữa mẩn ngứa khắp người theo một số cách sau.

I. Cách trị mẩn ngứa theo mẹo dân gian

1. Chữa mẩn ngứa với lá bạc hà

Thành phần trong lá bạc hà có chứa nhiều hàm lượng Vitamin A và thành phần acid salicylic mang tới tác dụng kháng khuẩn và làm sạch da. Dân gian xưa hay lấy lá bạc hà để tắm với cách thực hiện dưới đây.

  • Mua một mớ bạc hà, sau đó đem đi rửa sạch.
  • Sau khi rửa sạch cho vào ấm đun cùng với 2 lít nước, để sôi khoảng chừng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Để nước nguội sau đó đổi ra chậu, pha cùng với nước sau đó tắm rửa nhẹ nhàng, tránh cọ xát quá mạnh.
cách chữa mẩn ngứa với lá bạc hà

2. Tắm lá trầu không trị mẩn ngứa

Lá trầu không được dùng nhiều trong dân gian xưa, với vị cay nồng và tính ấm, lành cho da của cả người lớn và trẻ em. Các mẹ ngày xưa hay dùng trầu không tắm cho trẻ con để giảm tình trạng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ.

Để dùng lá trầu không giảm bớt mẩn ngứa có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, sau đó cũng đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Vò nát rồi cho vào chậu hòa tan cùng với nước đun sôi để tinh dầu trong lá trầu được tiết ra.
  • Sau khi nước ấm vừa phải rồi tắm hoặc lau lên các vùng da bị mẩn ngứa.

3. Trị mẩn ngứa khắp người bằng lá khế

Lá khế có chứa nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây kích ứng dẫn tới mẩn ngứa. Lá khế cũng hay được dùng để tắm để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay, dị ứng…

Lấy lá khế để tắm theo các bước sau:

  • Lấy một lượng lá khế vừa đủ tắm sau đó đem đi rửa sạch hết bụi bẩn.
  • Cho lá khế vài đun chung với 3 lít nước, sôi được một lúc thì tắt bếp.
  • Chờ đến khi nước nguội thì tắm hoặc có thể pha luôn với nước lạnh để tắm.

>>> XEM THÊM: Nóng gan nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

4. Chữa mẩn ngứa bằng lá nha đam

Thành phần trong nha đam có chứa một lượng gel, trong đó chứa nhiều nước, acid amin và các loại vitamin mang lại tác dụng làm dịu da và dưỡng ẩm hiệu quả. Ngoài ra, thành phần trong nha đam còn có tác dụng giúp làm lành các tế bào bị tổn thương, nâng cao khả năng đề kháng cho da.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được phần gel của nha đam có tác dụng kháng khuẩn, làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, có thể đem ra dùng trong trường hợp da bị mẩn ngứa để sát trùng. Ngoài ra nha đam còn có tác dụng hạn chế tình trạng khó chịu và cải thiện tình trạng da bị mụn trứng cá, viêm da cơ địa, khô da, chàm...

Dùng nha đam để giảm bớt tình trạng mẩn ngứa như sau:

  • Làm sạch khu vực da bị mẩn ngứa.
  • Lấy gel nha đam bôi lên vùng da bị kích ứng nhiều.
  • Sau khi bôi đều lên các vùng da này, giữ nguyên trong khoảng 15 phút sau đó tắm lại bằng nước sạch.
cách chữa mẩn ngứa bằng nha đam

5. Trị mẩn ngứa mề đay bằng muối

Lấy muối tinh pha loãng với nước giúp đẩy nhanh các nốt mẩn ngứa nhanh chóng, phương pháp này được nhiều người áp dụng để cải thiện ngứa ở tay và chân.

Người bệnh có thể thực hiện theo cách sau:

  • Lấy khoảng 2 thìa muối hòa tan cùng với 2 - 3 lít nước nóng.
  • Đổ nước ra chậu rồi để nguội bớt, sau đó lấy nước để ngâm hoặc dùng khăn thấm ướt rồi lau lên vùng da ngứa.
  • Đến khi nước nguội hoàn toàn thì đổ phần nước này đi và rửa lại da bằng nước sạch.
  • Thực hiện khoảng 2 lần một ngày để thấy tình trạng ngứa ngáy được cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng muối rang nóng để chườm hoặc kết hợp rang muối với rau ngải cứu để trị bệnh.

6. Canh lá hẹ đậu phụ trị mẩn ngứa mề đay

Bên cạnh là một món ăn hằng ngày thì canh lá hẹ đậu phụ có tác dụng cải thiện tình trạng mẩn ngứa hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị lá hẹ, đậu phụ, hành tím và các gia vị cần thiết.
  • Rửa lá hẹ sạch với nước sau đó ngâm với muối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Để lá hẹ ráo nước, cắt lá hẹ thành tức khúc vừa ăn, đậu phụ cũng cắt thành miếng.
  • Hành tím lột vỏ và thái mỏng, cho vào chảo phi thơm và nước đun sôi. Khi nước sôi thì cho đậu phụ vào và chờ sôi tiếp, nêm nếm theo khẩu vị của mình, cuối cùng đổ phần lá hẹ đã cắt vào rồi tắt bếp.

Nên dùng canh khi còn nóng hoặc ấm để các vết ngứa được giảm đi đáng kể, món canh hẹ này ngoài việc giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc cải thiện mẩn ngứa thì nó còn giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây ra viêm nhiễm da.

>>> XEM THÊM: Dị ứng do gan phải làm sao?

7. Giảm mẩn ngứa bằng lá ổi

Lá ổi trong dân gian xưa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó việc hỗ trợ tăng cường chức năng đề kháng của da và cải thiện được các vấn đề dị ứng rất tốt. Trong một nghiên cứu mới tìm ra, lá ổi có chứa thành phần giúp ngăn cản sự giải phóng của histamin - một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng dị ứng.

Lấy lá ổi thực hiện theo cách sau:

  • Lấy một nắm lá ổi sau đó đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đun lá ổi với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi tắt bếp có thể chờ nước nguội hoặc pha luôn với nước lạnh để tắm.
  • Ngoài ra, hằng ngày người bệnh có thể dùng để uống trà lá ổi để cải thiện tình trạng mẩn ngứa.
cách chữa mẩn ngứa bằng lá ổi

II. Chữa mẩn ngứa theo phương pháp Tây y

1. Thuốc kháng Histamin

Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng mẩn ngứa bằng việc ngăn chặn quá trình cơ thể sản xuất ra histamin gây ra dị ứng. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, sau khi khám sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng theo thuốc dạng uống.

Điển hình như: Desloratadine, Cetirizin, Aerius… Tuy nhiên, một số loại thuốc này gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, khả năng tập trung kém đi…

2. Kem bôi

Kem bôi kháng histamin, dùng trong trường hợp người bệnh xuất hiện các nốt mề đay, mẩn ngứa trên bề mặt da. Trước khi dùng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh gây ra tình trạng kích ứng da.

3. Thuốc kháng sinh kê đơn

Thuốc sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ, thông thường các đơn được bác sĩ kê đơn thường có chứa thuốc Corticoid, giúp người bệnh bị nổi mề đay toàn thân được cải thiện nhanh, tránh để lâu dẫn tới dị ứng có biểu hiện nghiêm trọng.

4. Thuốc kháng thụ thể H2

Khác với thuốc khác histamin thông thường ở trên, đây là nhóm thuốc thế hệ mới gồm các loại thuốc như Pepcid, Zantac, Tagamet...

 Cách chữa mẩn ngứa khắp người theo phương pháp Tây y

III. Chữa mẩn ngứa khắp người theo Đông y

Ngoài cách điều trị bằng các mẹo dân gian, thuốc Tây thì trị mẩn ngứa toàn thân với thuốc Đông y là một phương pháp lành tính và an toàn. Tình trạng này, trong Đông y được cho rằng do khí huyết trong cơ thể bị hao tổn, chức năng gan thận có dấu hiệu bị suy giảm. 

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc được lan truyền và phổ biến trên thị trường và đều sử dụng với các loại dược liệu từ thiên nhiên, an toàn, chi phí rẻ và không ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Tuy nhiên, với hiện trạng Đông y trá hình xuất hiện nhiều khiến người bệnh dần mất niềm tin vào Đông y.

Phải là Viên giải độc Ngự y mật phương, được bào chế theo chuẩn Đông y thế hệ 2, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO mới đem lại hiệu quả thực sự, ít gây tác dụng với người sử dụng.

Viên giải độc với tác dụng làm sạch và giúp kích thích cơ thể loại bỏ độc tố ra bên ngoài, tăng cường quá trình đào thải qua phổi, gan, thận, ruột và da. Từ đó, giúp cơ thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, ngăn ngừa bệnh tật và khắc phục được tình trạng mẩn ngứa khắp người hiệu quả.

Với các cách hỗ trợ trị mẩn ngứa ở trên, Nhất Nhất hy vọng người bệnh sau khi áp dụng sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

thông tin tư vấn

Viên giải độc Nhất Nhất 9
Viên giải độc Nhất Nhất 9

Bài viết liên quan

  • Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Phân biệt bằng cách nào?
    Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Phân biệt bằng cách nào?

    Là một bệnh lý có tới khoảng 25% dân số thế giới đang mắc phải, gan nhiễm mỡ là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có ung thư gan nếu người bệnh chủ quan. Vậy gan nhiễm mỡ có m...

  • Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không?
    Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không?

    Tỏi đen ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nhờ có rất nhiều công dụng có lợi, thậm chí còn được nhiều người ví von như “thần được”. Vậy thực hư về loại tỏi này...

  • Bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?
    Bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?

    Máu nhiễm mỡ là tình trạng đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các hoạt động khá...

  • Máu nhiễm mỡ độ 1: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
    Máu nhiễm mỡ độ 1: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

    Máu nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Việc nhận biết và can thiệp kịp thời vào giai đoạn này là rất quan trọng giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh và phòng ngừa b...

  • Gan nhiễm mỡ có lây không?
    Gan nhiễm mỡ có lây không?

    Là một bệnh lý tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe để bệnh kéo dài mà không điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ đã dần trở thành một t...

  • Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có đúng không?
    Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có đúng không?

    Đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi bị mỡ trong máu cao. Vậy mỡ máu cao làm tăng huyết áp đúng hay sai? Hai bệnh lý này có mối liên hệ gì với nhau? Người bệnh cần điều tr...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ