11 cách để hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả nhanh

2023-09-14 09:39:58

Nghẹt mũi không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hít thở mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Mách bạn 11 cách để hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả nhanh, dễ thực hiện trong bài viết sau đây.

I. Nguyên nhân bị nghẹt mũi khi ngủ

Trước khi thực hiện các cách để hết nghẹt mũi khi ngủ, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé! Hầu hết người bệnh bị nghẹt mũi đều thấy tình trạng này của bản thân trầm trọng hơn rất nhiều khi về đêm, lúc nằm chuẩn bị ngủ. 

Nguyên nhân thực chất được cho dẫn đến tình trạng này là do mạch máu trong lòng mũi bị ứ tắc và sưng viêm. Tiếp đó, khi cơ thể nằm nghỉ hoặc chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, huyết áp sẽ có sự thay đổi. Lưu lượng máu phần trên cơ thể cũng tăng lên, dồn về não bộ và đường mũi, chính điều này khiến cho tình trạng sưng viêm của các đường máu ở đây chuyển thành nặng hơn dẫn tới bị nghẹt mũi khi ngủ. 

Tư thế nằm cũng là yếu tố khiến dịch nhầy khó đào thải ra ngoài, trôi về phía hốc xoang bên trong khiến dịch nhầy tích tụ dễ hơn tại khoang mũi, gây cản trở đường thở khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó thở, tắc mũi. 

Nghẹt mũi khi ngủ là triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh lý liên quan đến hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang mũi, viêm mũi, người mắc bệnh dị ứng...

cách để hết nghẹt mũi khi ngủ

Nghẹt mũi khi ngủ là triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh lý liên quan đến hô hấp

II. Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ

1. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hay nước muối ấm là một cách phổ biến giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và ổ viêm nhiễm trong khoang mũi, xoang. 

Nước muối sinh lý có nồng độ vừa phải, công dụng kháng khuẩn và làm sạch hiệu quả phù hợp với mục đích vệ sinh mũi xoang nên rất được ưa chuộng và chuyên gia khuyên dùng. 

Bạn có thể mua nước muối sinh lý nhỏ mũi loại nhỏ hoặc chai nước muối sinh lý to để rửa mũi trước khi đi ngủ. Phương pháp này cũng cần lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật để tránh tác dụng ngược khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

2. Kê cao đầu khi ngủ

Một trong những cách để hết nghẹt mũi khi ngủ khá đơn giản đó là việc bạn sử dụng gối khi nằm.

Tư thế kê gối đầu giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi khi ngủ: Sử dụng gối cao hơn một chút so với thông thường, đầu và cổ tạo thành một góc chếch khoảng 15 độ so với mặt giường.

Kê cao gối khi ngủ tạo một tư thế thoải mái vừa đủ để dịch nhầy chảy xuống dễ hơn, cải thiện tình trạng nghẹt khi ngủ bạn cũng có được sự dễ chịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 

Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ bằng cách kê gối cao đầu

Kê gối đầu cao chếch khoảng 15 độ giúp dịch nhầy chảy xuống dễ hơn, dễ thở hơn khi nằm

>>> XEM THÊM: Viêm mũi họng xuất tiết: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách điều trị

3. Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm không khí phòng ngủ

Nghẹt mũi có thể đến từ nguyên nhân thiếu hụt độ ẩm, cơ thể thiếu nước nằm điều hoà quá lâu. 

Trang bị máy phun sương để tạo độ ẩm là điều cần thiết giúp giảm đi tình trạng khó chịu này, chúng làm dịu lớp niêm mạc và mô bị kích thích, làm loãng dịch nhầy cải thiện đường thở. Bạn nên sử dụng hàng ngày hoặc dùng khi sử dụng điều hoà để đem lại tác dụng tốt nhất. 

4. Xông hơi mũi trước khi đi ngủ

Xông hơi mũi cũng tương tự như sử dụng máy phun sương tăng độ ẩm không khí tác dụng để dịch nhầy ở mũi loãng ra từ đó dễ chảy ra ngoài hơn, chỉ khác là bạn có thể thêm một số tinh dầu từ bạc hà, khuynh diệp hay tinh dầu tràm trà... Tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, thông thoáng đường thở giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn. 

Bạn có thể thực hiện xông bằng cách trùm khăn lên đầu và cúi xuống gần bát nước để hít hơi nước bay lên. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm nhưng nên cẩn trọng với trẻ con, tránh trường hợp để bé bị bỏng do hơi nước.

Giảm nghẹt mũi bằng cách xông hơi trước khi đi ngủ

Giảm nghẹt mũi bằng cách xông hơi trước khi đi ngủ

5. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là cách giảm đi cơn nghẹt mũi trước khi ngủ. Cơ chế này cũng giống như cách bạn xông hơi bằng tinh dầu. Việc điều hoà không khí, xông hơi trong phòng tắm bồn tắm và hít hơi ấm trong khi tắm giúp làm loãng dịch xoang, giảm tình trạng viêm và tăng chất lượng giấc ngủ. 

6. Uống trà gừng

Gừng là dược liệu có tính ấm, kháng viêm và giảm đau tốt. Vì vậy khi gặp các trường hợp cảm cúm, nghẹt mũi, sổ mũi bạn có thể sử trà gừng như một cách tăng cường lưu thông khí huyết, giảm sưng viêm niêm mạc mũi, khắc phục triệu chứng khó chịu. Bạn có thể tham khảo cách sau:

Nguyên liệu:

  • Gừng: nửa củ
  • Nước sôi: 100-200ml
  • Mật ong: 2 muỗng

Cách làm

  • Gừng sau khi làm sạch thì thái lát mỏng, rồi để vào cốc nước nóng.
  • Đợi đến khi cốc nước chuyển sang màu vàng tươi thì cho thêm 2 muỗng cafe mật ong nguyên chất vào để tăng hương vị. 

Lưu ý: Bạn cần mua và sử dụng mật ong chất lượng tốt đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày hay các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cần thận trọng khi dùng gừng.

Uống trà gừng giúp giảm nghẹt mũi

Uống trà gừng cách để hết nghẹt mũi khi ngủ

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm xoang mũi có nguy hiểm không?

7. Chữa nghẹt mũi khi nằm bằng tỏi

Hoạt chất allicin và scordinin trong tỏi có khả năng ngăn ung thư, chống viêm chống khuẩn nên cực kỳ phù hợp với các bệnh về nhiễm trùng hô hấp. 

Bạn có thể tham khảo một số mẹo từ tỏi sau:

  • Ăn tỏi với mật ong: Xay nhuyễn tỏi rồi trộn với mật ong và dùng trực tiếp. 
  • Chế biến các món ăn hàng ngày với tỏi: Rau muống xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, bánh mì bơ tỏi… Hoặc có thể ăn tỏi trực tiếp. 
  • Hít hơi tỏi: Đập dập 5 - 7 tép tỏi, sau đó gói lại và hít lấy hơi từ tỏi. 
  • Xông mũi với tỏi: Đem tỏi đun sôi với nước để làm dung dịch xông mũi. 

8. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách ngăn ngừa mũi họng bị khô, làm trung hoà dịch nhầy đặc bên trong hốc mũi, từ đó giảm đi triệu chứng nghẹt mũi. 

Khoa học khuyến nghị hàng ngày bạn nên uống từ 8 - 10 ly nước không chỉ giúp làm giảm nghẹt mũi ngứa mũi khó chịu mà còn có tác dụng thải độc rất tốt. Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại nước ép, trà thảo mộc, nước canh... để đa dạng, đỡ "nhàm chán" hơn việc cung cấp nước cho cơ thể. 

9. Uống nước lá tía tô

Hoạt chất chống viêm tự nhiên trong lá tia tô có tác động tích cực đến tình trạng nghẹt mũi, giúp tăng cường đề kháng mũi họng nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. 

Nguyên liệu

  • Lá tía tô: 1 nắm
  • Nước lọc: 2,5 lít
  • Chanh: 3 lát

Cách thực hiện: 

  • Lá tía tô đem rửa sạch, sau đó ngâm vào trong nước muối pha loãng khoảng 4-5 phút để khử khuẩn, làm sạch tốt hơn. 
  • Sau đó bạn cho lá tía tô cho vào nồi đun sôi, để nguội.
  • Có thể thêm ít nước cốt chanh hoặc 3 lát chanh để tăng hương vị. 
Uống nước lá tía tô trị nghẹt mũi khi nằm

Uống nước lá tía tô trị nghẹt mũi khi nằm

10. Sử dụng thuốc xịt mũi 

Với các trường hợp bị nghẹt mũi mãi không thấy khỏi kéo dài hơn 1 tuần bạn có thể thăm khám chuyên khoa để được kê đơn sử dụng các loại thuốc xịt mũi phù hợp. 

Trường hợp nghẹt mũi khi nằm chuyển biến nặng kèm các triệu chứng như sốt, dịch mũi kèm máu tươi, đau nặng mặt dai dẳng... bạn cũng cần tới các địa chỉ thăm khám uy tín để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

11. Sử dụng thuốc xoang Đông y thế hệ 2

Với trường hợp nghẹt mũi do người bệnh bị viêm xoang, nếu không được giải quyết từ nguyên nhân (bệnh lý xoang) thì dù có áp dụng bao nhiêu phương pháp, tình trạng nghẹt mũi vẫn quay trở lại. 

Viêm xoang là bệnh có xu hướng mạn tính, tiến triển âm thầm và rất khó để dứt điểm. Vì vậy khi điều trị viêm xoang cần bắt buộc thực hiện đầy đủ 2 yếu tố: Đúng thuốc và kiên trì.

Và với các bệnh lý mạn tính thì Đông y chính là lựa chọn phù hợp nhất lúc này. Đông y tác động sâu bên trong, chạm tới căn nguyên để đem lại tác dụng lâu dài. 

Tuy nhiên trên thị trường Đông y hiện nay tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, mang lại tác dụng vô thưởng vô phạt, không có sự khác biệt về cơ chế và mang lại hiệu quả rõ rệt. Vì vậy rất khó để lựa chọn ra bài thuốc thật sự phù hợp và tốt cho bản thân. 

Thuốc trị xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2

Bạn có thể tham khảo bài thuốc trị xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 chuyên dùng cho người viêm xoang cấp, viêm xoang mạn, viêm xoang lâu năm, chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. 

Việc tồn tại trên thị trường mấy trăm năm và được ghi vào bộ Ngự y mật phương - Quốc bảo y học Việt Nam cũng phần nào đánh giá được chất lượng vượt trội của bài thuốc này. 

Bên cạnh đó việc sản xuất chuẩn theo Đông y thế hệ 2 cũng đem lại sự khác biệt lớn. “Đông y thế hệ 2 mang lại tác dụng điều trị chủ đạo, vượt trội hơn Đông y thông thường, thậm chí so sánh với tân dược trong nhiều trường hợp”. - Đây chính là phần đánh giá về Đông y thế hệ 2 trong Hội nghị quốc tế về Thuốc Thảo dược tại Seoul, Hàn Quốc năm 2013.

Đó cũng là lý do rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng bài thuốc đã cho cảm nhận hoàn toàn khác biệt, bệnh lý thay đổi theo hướng tích cực hơn, nhiều năm không thấy tái lại. Nhờ đó mà các triệu chứng đi kèm khi viêm xoang tái phát như nghẹt mũi khi nằm được giải quyết dứt điểm nhanh chóng. 

Lên đầu trang
Loading