Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Lây qua đường nào?

2023-04-12 13:44:24

Vi khuẩn HP dạ dày là một trong những loại khuẩn phổ biến với tỉ lệ nhiễm tại Việt Nam rất cao. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý mạn tính liên quan đến dạ dày. Bài viết này sẽ cung cấp đến mọi người nhưng thông tin quan trọng về vi khuẩn HP và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

I - Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn có hình xoắn ốc, sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong môi trường axit. Vi khuẩn này có thể tìm thấy ở trong dạ dày, nước bọt và phân của người bệnh.

Đa số nhiễm HP dạ dày sẽ gây ra bệnh lýviêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, u lympho dạ dày. Tại Việt Nam có khoảng 70 - 80% dân số nhiễm HP. Tuy nhiên các nghiên cứu chứng minh không phải bệnh nhân ung thư dạ dày nào cũng phát triển bệnh do khuẩn HP.

vi khuẩn HP

Hình dáng vi khuẩn HP được quan sát dưới kinh hiển vi

II - Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP dạ dày CÓ THỂ lây từ người nhiễm HP sang người không mắc bệnh. Việc lây lan khuẩn HP khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở dạ dày, phân hoặc nước bọt người bệnh. Vi khuẩn HP được nhận định lây truyền qua 3 con đường cụ thể dưới đây:

  • Đường miệng - miệng: Ăn uống chung, dùng chung cốc nước, bàn chải đánh răng, hôn môi, tiếp xúc với nước bọt bắn ra của người nhiễm HP… đều có thể nhiễm HP. Đây là đường lây phổ biến nhất, nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì việc lây cho các thành viên khác rất dễ xảy ra.
  • Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP theo phân ra ngoài môi trường, chúng có thể lây lan ra nguồn nước sinh hoạt. Nên ăn chín, uống sôi để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Đường khác: Do dùng chung thiết bị y tế trong quá trình nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, khám nha khoa… không được tiệt trùng cẩn thận.
vi khuẩn HP lây qua đường nào

Con đường lây lan của vi khuẩn HP

III - Các đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP

Từ trẻ em đến người cao tuổi, phụ nữ hay đàn ông bất kỳ đối tượng nào cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP. Tỉ lệ nhiễm HP trên toàn thế giới chiếm khoảng 50% dân số.

Theo thống kê, các nước đang phát triển thì đối tượng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là trẻ em từ 2 - 8 tuổi và người trên 20 tuổi. Ở các nước phát triển thì đối tượng nhiễm khuẩn HP thường trên 50 tuổi. Ngoài ra, một số người được cảnh báo nhiễm vi khuẩn HP như:

  • Người cao tuổi với chức năng đề kháng yếu dễ dàng bị khuẩn HP tấn công.
  • Trẻ nhỏ ăn uống bằng cách mớm đồ ăn hoặc trẻ bị người bệnh hôn môi.
  • Người sinh sống tại vùng có nguồn nước ô nhiễn, nguồn thức ăn mất vệ sinh.
  • Đối tượng sinh hoạt tại khu vực đông đúc như ký túc xá, quân đội vì chỉ 1 người nhiễm khuẩn HP dạ dày có thể lây cho cả tập thể.
  • Sinh hoạt trực tiếp với bệnh nhân bị nhiễm HP.

IV - Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Mặc dù vi khuẩn HP là nhân tố chính gây bệnh lý dạ dày mãn tính, nhưng không phải ai bị bệnh dạ dàycũng do vi khuẩn HP. Do đó, các xét nghiệm chuẩn đoán vi khuẩn HP chỉ được thực hiện đối đối tượng bị viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày.

Ngoài ra đối tượng với tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày, dùng thuốc nhóm NSAID trong thời gian dài được khuyến cáo vận dụng các biện pháp chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày như:

  • Xét nghiệm chất thải để tìm kháng nguyên trong phân và xét nghiệm PCR phân.
  • Kiểm tra hơi thở: người bệnh uống thuốc hoặc dung dịch chứa ure có gắn nguyên tử cacbon C13 hoặc C14. Nếu nhiễm HP vi khuẩn sẽ chuyển hóa ure và giải phóng CO2 qua hơi thở.
  • Nội soi dạ dày: bác sĩ sẽ lấy một phần mô dạ dày để làm các xét nghiệm tìm vi khuẩn HP.
  • Các phương pháp khác: Chụp X - quang dạ dày, chụp cắt lớp CT, xét nghiệm máu…
XEM THÊM: Test HP dạ dày

kiểm tra HP dạ dày

Người bệnh thực hiện test hơi thở để kiểm tra HP trong dạ dày

V - Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Hiện nay, điều trị vi khuẩn HP gặp nhiều khó khăn do hiện tượng kháng kháng sinh, nhờn thuốc ngày càng nhiều. Điều trị vi khuẩn HP dạ dày được kết hợp 3 loại thuốc trong thời từ 4 - 8 tuần để chấm dứt bệnh. Nếu điều trị lần 1 không hiệu quả có thể đổi phác đồ để điều trị lần 2, thậm chí lần 3.

Một số nhóm thuốc chính trong phác đồ điều trị HP:

  • Nhóm kháng sinh: Các kháng sinh thường được dùng để điều trị HP như amoxicillin, clarithromycin, tetracycline, metronidazole - dòng thuốc chính để tiêu diệt HP.
  • Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth vừa hỗ trợ kháng sinh đối phó với HP vừa có tác dụng bao phủ vết loét bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, pantoprazole… giúp giảm tiết axit.

Ngoài sử dụng thuốc việc kết hợp thay đổi lối sống sẽ làm tăng hiệu quả điều trị:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Không ăn những đồ ăn gây kích thích dạ dày như đồ chua, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến nhanh với lượng dầu lớn.
  • Nên bổ sung nhiều hoa quả tươi, đồ ăn chứa lợi khuẩn như sữa chua để ổn định môi trường bên trong dạ dày.
  • Nên nghe lời bác sĩ tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc, giảm liều khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
thuốc điều trị HP dạ dày

Các dòng thuốc kháng sinh điều trị HP hiệu quả

THAM KHẢO: Thuốc trị HP dạ dày

VI - Cách phòng chống lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP dạ dày có thể lây từ người này sang người khác và có thể sống ngoài môi trường trong thời gian nhất định vì vậy để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cần chú ý những điều sau:

  • Khử khuẩn tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi không nên ăn các loại thực phẩm như rau sống, gỏi cá, tiết canh.
  • Đảm bảo vệ sinh trong khi ăn uống: Không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ vỉa hè, ven đường…
  • Biết tự bảo vệ bản thân khi sống trong môi trường trường tập thể hoặc trong gia đình có người nhiễm HP.
Vi khuẩn HP dạ dày là nguyên nhân xuất hiện nhưng bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dạ dày. Người bị nhiễm HP có thể phát hiện sớm và lên phác đồ điều trị khoa học nhất. Trong thời gian điều trị HP khách hàng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cơ thể nhanh hồi phục.

Bài viết liên quan

  • Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
    Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

    Nhiều trường hợp các thành viên trong một gia đình đều bị đau dạ dày. Vì vậy nhiều người lo lắng băn khoăn liệu bệnh đau dạ dày có di truyền hay không và làm cách nào để phòng ngừa tốt nhất...

  • Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?
    Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?

    Nhiều người nhận thấy sau khi uống thuốc trị HP nhưng vẫn bị đau bụng mà không biết nguyên nhân do đâu. Hãy đọc ngay thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.

  • Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?
    Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?

    Nhiều người gặp phải tình trạng sau khi dùng bữa xong bị đau bụng trên rốn. Một số quan điểm cho rằng đây là triệu chứng của bệnh lý dạ dày. Nhận định này có chính xác không hay bị đau bụng...

  • Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?
    Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?

    Thông thường bạn sẽ thấy chân tay bị lạnh khi thời tiết thay đổi như vào mùa đông. Tuy nhiên nếu bàn chân lạnh thường xuyên hay bạn cảm thấy mình dễ bị lạnh hơn mọi người ở xung quanh thì đâ...

  • Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP
    Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP

    Rất nhiều người bệnh than thở rằng sau khi uống thuốc diệt trừ vi khuẩn hp, họ bị đắng miệng, người mệt mỏi. Vậy vì sao uống vào lại có cảm giác này và cần làm gì để giảm bớt những khó chịu...

  • Thức khuya có gây đau dạ dày không?
    Thức khuya có gây đau dạ dày không?

    Thức khuya gây hại dạ dày làm giấc ngủ gián đoạn và hàng loạt tác động xấu tới sức khỏe như miễn dịch suy yếu, kém tập trung, nguy cơ bệnh tật cao... Vậy nên ai có thói quen không tốt này hã...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ