9 phác đồ dùng thuốc điều trị HP dạ dày tốt, hiệu quả & an toàn

2023-04-26 15:42:54

Hiện nay các dòng thuốc trị HP dạ dày được bày bán rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên khi điều trị, người bệnh nên lựa chọn thuốc theo chỉ đỉnh của bác sĩ để tránh biến chứng không đáng có xảy ra. Khi dùng thuốc đặc trị HP dạ dày nên chú ý về liều dùng, thời gian uống để đạt hiệu quả tốt nhất. Những thông tin cụ thể sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây.

I - Các loại thuốc đặc trị vi khuẩn HP dạ dày phổ biến hiện nay

Việc điều trị HP phức tạp nên cần kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để tiêu diệt HP dạ dày nhanh chóng, hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sử dụng 3 - 4 loại thuốc với nhau bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc ức chế tiết axit dạ dày và thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các thuốc trị HP dạ dày được sử dụng trên thị trường:

1. Amoxicillin

Amoxicillin là trực thuộc chủng loại kháng sinh Penicillin có kết cấu tương đối bền trong môi trường axit dạ dày. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế vi khuẩn tổng hợp vách tế bào từ đó tiêu diệt vi khuẩn.

Amoxicillin không dùng cho đối tượng bị tăng bạch cầu đơn nhân hoặc mẫn cảm với dòng thuốc thuộc nhóm penicillin hoặc cephalosporin khác. Ngoài ra, Amoxicillin sau khi dùng 7 ngày dễ phát sinh hiện tượng phát ban da, nổi mẩn ngứa khó chịu.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em từ 40kg: uống 750mg đến 1g chia làm 2 lần mỗi ngày.
  • Liều lượng của trẻ em tùy thuộc vào cân nặng, cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
thuốc điều trị hp dạ dày

Amoxicillin có 2 hình thức đóng hộp để khách hàng sử dụng

2. Tetracycline

Tetracyclin được phối hợp với các kháng sinh khác để có thuốc trị HP dạ dày đặc biệt với trường hợp bệnh nhân kháng thuốc. Ngoài ra, kháng sinh này cũng được dùng cho các trường hợp nhiễm vi sinh vật đơn bào, ký sinh trùng sốt rét, bệnh dịch tả, dịch hạch, đau mắt và trứng cá.

Thuốc điều trị HP Tetracyclin hoạt động bằng cách ức chế quy trình vi khuẩn thu nạp protein từ đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên thuốc Tetracyclin không phù hợp với trẻ nhỏ dưới 9 tuổi, người đang mang bầu hoặc phản ứng với các thành phần ở thuốc.

Người bệnh khi dùng thuốc cần tuân thủ đúng liệu trình để tránh tạo ra các phản ứng phụ như: rối loạn tiêu hóa, nhiễm nấm ở miệng, thực quản hoặc âm đạo, răng biến đổi màu, mẩn đỏ, thiếu máu, suy giảm chức năng gan, thận…

Cách dùng thuốc trị HP dạ dày:

  • Người lớn: 250mg - 500mg, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ, uống trước khi ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn xong.
  • Trẻ em từ 9 tuổi: 25 - 50 mg/kg/ngày, chia 2 - 4 lần/ngày.
thuốc chữa trị hp dạ dày

Thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn HP trong dạ dày nhanh chóng

3. Clarithromycin

Clarithromycin là nhóm kháng sinh được đưa vào liệu trình chữa trị HP với cơ chế ngăn chặn tích lũy protein của vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc trị HP dạ dày Clarithromycin không dành cho đối tượng dị ứng thành phần thuốc, trẻ dưới 6 tháng, người suy gan, suy thận, rối loạn điện giải.

Cách dùng:

  • Người lớn 500mg /lần x 3 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng trẻ em theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4. Metronidazole

Metronidazol là kháng sinh được dùng phổ biến điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày với cơ chế chính là cách phá vỡ cấu trúc xoắn của ADN của vi khuẩn. Thuốc trị HP dạ dày Metronidazole còn tiêu diệt được các vi khuẩn kỵ khí gram âm, lỵ amip, các vi sinh vật đơn bào.

Trên thị trường metronidazol có các dạng viên nén 250mg và 500mg; thuốc đặt 500mg và 1000ng; dạng gel 10% và dịch truyền 100ml chứa 500mg. Vậy nên các đối tượng người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn dưới đây:

Cách dùng:

  • Người lớn 500mg x 2 lần/ngày.
  • Liều dùng của trẻ em theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là chán ăn, buồn nôn, khô miệng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, miệng có vị kim loại.

thuốc điều trị HP

Dòng kháng sinh đặc hiệu giúp dạ dày chống lại với các loại vi khuẩn gây hại

5. Levofloxacin

Levofloxacin là loại thuốc trị HP dạ dày có khả năng loại bỏ vi khuẩn cực mạnh của nhóm Quinolon. Levofloxacin được sản xuất ở dạng viên nén bao film và thuốc tiêm dùng trong liệu trình điều trị vi khuẩn HP cuối cùng. Tuy là kháng sinh có hiệu quả mạnh nhưng tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh lên đến 25,5% và dễ gặp phản ứng phụ.

Bên cạnh đó dòng thuốc Levofloxacin được khuyến cáo không phù hợp với đối tượng dưới 18 tuổi, người động kinh, người thiếu men G6PD, người tiền sử bệnh gân cơ. Liều lượng sử dụng thuốc được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Người lớn 250 - 500 mg, uống trong 10 ngày hoặc 20 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

6. Omeprazole

Omeprazole là dòng ức chế bơm proton với tác dụng ức chế dạ dày tiết axit dịch vị do mọi nguyên nhân. Sản phẩm phù hợp với người bệnh được chẩn đoán dạ dày bị viêm loét hoặc có vi khuẩn HP hoạt động.

Tuy nhiên dòng thuốc trị HP dạ dày Omeprazole sử dụng không đúng cách dễ phát sinh chứng nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời các đối tượng dị ứng với chất trong thuốc, phụ nữ đang có bầu không nên sử dụng thuốc.

Cách dùng:

  • Người lớn: 20 - 40 mg, mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em: 5 đến dưới 10 kg: uống 5mg, 1 lần/ngày; trẻ từ 10kg - 20kg: uống 10mg, 1 lần/ngày.
  • Uống thuốc lúc bụng đói (trước khi ăn 1 tiếng).

7. Thuốc ức chế bơm proton Esomeprazole

Esomeprazole là dòng thuốc trị HP dạ dày nhờ cơ chế giảm lượng axit tiết trong dạ dày. Nhóm thuốc thực hiện ngăn chặn enzym H+/K+ - ATPase xuất hiện tại thành dạ dày. Đồng thời loại bỏ khả năng biến đổi của vi khuẩn HP và sản sinh axit tại dạ dày.

Khi uống thuốc không đúng liều lượng dễ phát sinh các phản ứng gây tổn hại sức khỏe như: chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng. Ngoài ra, người bệnh khi dùng thuốc nên chú ý đến các yếu tố sau:

  • Người lớn uống 20 - 40mg chia làm 2 lần trong ngày.
  • Thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày uống trước bữa ăn ít nhất 1 tiếng.
  • Esomeprazole không bền trong môi trường dạ dày vì vậy phải sử dụng ở dạng viên nang tan chậm. Khi uống phải cần uống trực tiếp cả viên, không thể nhai hay nghiền mịn. Nếu người bệnh khó nuốt nên bóc viên nang rồi cho các hạt thuốc vào 1 thìa nước đun sôi để nguội và nuốt ngay lập tức.
thuốc chữa hp dạ dày

Thuốc Esomeprazole sử dụng để diệt virus HP dạ dày

8. Cimetidin

Cimetidin thuộc dòng kháng thụ thể histamin H2, thuốc có tác dụng ức chế tiết axit dịch vị dạ dày, giảm các biểu hiện do viêm loét dạ dày gây ra. Ngoài ra, khi dùng phối hợp với các thuốc kháng sinh để điều trị HP, thuốc làm tăng tác dụng diệt khuẩn.

Thuốc trị HP dạ dày Cimetidin có khả năng ức chế sản sinh dịch vị ;ở các tế bào thành dạ dày. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có khả năng làm teo các tế bào thành dạ dày, gây ra bệnh viêm teo dạ dày.

Các thuốc nhóm H2 chỉ được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dùng được thuốc ức chế bơm proton do kém hiệu quả hơn. Khi thuốc Cimetidin sử dụng không đúng cách dễ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, phát ban, xuất hiện chứng vú to ở đàn ông khi dùng liều cao.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Dùng khoảng 800mg thuốc trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần sáng và tối mỗi lần 400mg.
  • Trẻ em được kê liều tùy theo cân nặng: 20 - 40mg/kg/ngày, uống nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn từ bác sĩ.

9. Viên Dạ dày Ngự Y Mật Phương

Đông y là giải pháp được nhiều người hướng tới để trị bệnh bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ. Các dòng thuốc Đông y sử dụng phần lớn các thảo dược tự nhiên nên có khả năng điều trị viêm dạ dày HPan toàn, không gây phản ứng phụ.

Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả của Đông y mang lại là một vấn đề nan giải vì đa số tác dụng mang lại không rõ ràng, phải dùng thời gian dài mới thấy có sự thay đổi. Muốn trị bệnh bằng Đông y hiệu quả phải là Đông y thế hệ 2 được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP với nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ.

Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả vượt trội, không chỉ giúp làm suy yếu và ức chế vi khuẩn HP, làm lành các vết loét do vi khuẩn HP gây ra. Đồng thời viêm uống ngăn chặn HP gây bệnh trở lại bằng cách thay đổi cơ địa, từ đó tăng khả năng chống lại vi khuẩn của dạ dày, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sản phẩm được bào chế tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để tạo nên viên uống chất lượng. Viên Dạ dày Ngự Y Mật Phương tác động vào cơ địa người bệnh dạ dày suy yếu từ đó ổn định sức khỏe toàn diện.

thuốc chữa hp dạ dày nhanh chóng

Viên Dạ dày cải thiện cơ địa người bệnh, loại bỏ cơn đau nhanh chóng

II - Phác đồ dùng thuốc điều trị HP dạ dày

Theo chuyên gia việc điều trị Hp dạ dày chủ yếu dùng nhóm thuốc kháng sinh, thuốc PPI hoặc thuốc cải thiện bệnh lý. Vậy nên để sử dụng an toàn, hài hòa giữa các dòng thuốc trị bệnh thì người bệnh cần tuân thủ phác đồ dưới đây:

  • Phác đồ 1 kéo dài 10 - 14 ngày: Liều tiêu chuẩn thuốc ức chế bơm proton, amoxicillin, esomeprazole và clarithromycin. Đối với dòng thuốc clarithromycin và amoxicillin cần uống 2 lần/ngày.
  • Phác đồ 2: Liều tiêu chuẩn PPI, clarithromycin và metronidazole (2 loại thuốc này dùng loại 500mg với tần suất uống 2 lần/ngày).
  • Phác đồ 3: Tetracycline, metronidazol, ranitidine và bismuth subsalicylate với liệu trình kéo dài 10 - 14 ngày.

Sau thời gian uống thuốc người bệnh nên đến tái khám tại các địa chỉ y tế đã lên phác đồ điều trị trước đó. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm để đánh giá việc vi khuẩn Hp đã bị tiêu diệt hay chưa.

III - Chú ý khi dùng thuốc điều trị HP dạ dày

Người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc trị HP dạ dày cần lưu ý những điều sau để bệnh chuyển biến tích cực:

  • Trước khi dùng thuốc thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mình bị dị ứng (nếu có).
  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ phản ứng phụ nào của thuốc như ngứa ngáy, nổi mẩn, khó thở…
  • Người bệnh nên uống thuốc theo đúng phác đồ, không dừng thuốc đột ngột hoặc giảm - tăng liều nếu chưa tham vấn bác sĩ.
  • Ăn uống khoa học, điều độ và tách thành nhiều bữa để giảm trọng tải cho dạ dày. Sau khi ăn cần thư giãn từ 20 - 30 phút rồi mới thực hiện các công việc liên quan.
  • Không ăn các thực phẩm tổn hại dạ dày như thức ăn chua, ớt, tỏi, tiêu, hành, thức ăn chiên xào, trà đặc.
  • Tích cực ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi để thu nạp vitamin và khoáng chất vào cơ thể.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh để lo âu, căng thẳng quá độ.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao nhẹ nhàng để cải thiện đề kháng.
thuốc đặc trị vi khuẩn HP dạ dày

Cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ

Sử dụng thuốc trị HP dạ dày cần thời gian dài và liệu trình thực hiện khoa học. Người bệnh cần chú ý tuân thủ phác đồ từ bác sĩ đồng thời kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cụ thể nhất để giúp người bệnh đau dạ dày trị bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan

  • Thức khuya có gây đau dạ dày không?
    Thức khuya có gây đau dạ dày không?

    Thức khuya gây hại dạ dày làm giấc ngủ gián đoạn và hàng loạt tác động xấu tới sức khỏe như miễn dịch suy yếu, kém tập trung, nguy cơ bệnh tật cao... Vậy nên ai có thói quen không tốt này hã...

  • Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
    Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

    Nhiều trường hợp các thành viên trong một gia đình đều bị đau dạ dày. Vì vậy nhiều người lo lắng băn khoăn liệu bệnh đau dạ dày có di truyền hay không và làm cách nào để phòng ngừa tốt nhất...

  • Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?
    Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?

    Nhiều người nhận thấy sau khi uống thuốc trị HP nhưng vẫn bị đau bụng mà không biết nguyên nhân do đâu. Hãy đọc ngay thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.

  • Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?
    Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?

    Thông thường bạn sẽ thấy chân tay bị lạnh khi thời tiết thay đổi như vào mùa đông. Tuy nhiên nếu bàn chân lạnh thường xuyên hay bạn cảm thấy mình dễ bị lạnh hơn mọi người ở xung quanh thì đâ...

  • Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?
    Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?

    Nhiều người gặp phải tình trạng sau khi dùng bữa xong bị đau bụng trên rốn. Một số quan điểm cho rằng đây là triệu chứng của bệnh lý dạ dày. Nhận định này có chính xác không hay bị đau bụng...

  • Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP
    Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP

    Rất nhiều người bệnh than thở rằng sau khi uống thuốc diệt trừ vi khuẩn hp, họ bị đắng miệng, người mệt mỏi. Vậy vì sao uống vào lại có cảm giác này và cần làm gì để giảm bớt những khó chịu...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ