I - Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người viêm loét dạ dày tá tràng
Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp người mắc chứng viêm loét cải thiện ổ viêm, vết loét nhanh chóng. Vậy nên khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên chú ý đến vấn đề sau:
- Tuân thủ thời gian ăn uống đồng thời chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn/ngày để dạ dày không bị quá tải.
- Ưu tiên các món ăn được nấu chín mềm, dễ nhai như cháo, súp, canh, đồ hầm, món luộc.
- Cần uống đủ 2 lít nước/ngày đồng thời nên uống thành ngụm nhỏ và sử dụng nước ấm.
- Thực hiện ăn chậm, nhai kĩ thức ăn để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn.
- Hạn chế ăn vộ vàng, không nên vừa ăn vừa sử dụng thiết bị điện tử hoặc đọc báo làm cản trở đến chu trình tiêu hóa.
Cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh tốt cho dạ dày
II - Người viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe cần được tăng cường thì người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên kiêng cữ cẩn thận khi ăn uống. Nếu muốn biết người bệnh bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì hãy lưu lại nội dung dưới đây:
- Thực phẩm gia tăng axit dạ dày: Người bệnh nên tránh các nhóm hoa quả chua (cam, chanh, xoài, khế,..); thực phầm có tính kiềm cao (dưa muối, dấm, mẻ); nguyên liệu sinh khí đầy bụng (giá đỗ, hẹ, cà muối, hành tây,..); đồ uống có ga, nước ngọt.
- Món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: tốt nhất nên hạn chế ăn các loại thịt chứa nhiều gia vị như: thịt nướng, thịt quay, xúc xích, thịt chiên rán, chất béo và protein.
- Thực phẩm làm hại niêm mạc dạ dày: xương băm nhỏ, rau giàu nhiều xơ, vỏ tôm, tứ chi động vật,...
- Rượu bia nhất là rượu mạnh: đồ uống có cồn khiến axit ở dạ dày sản sinh nhanh từ đó kích ứng niêm mạc dạ dày. Người bệnh hay gặp phải những cơn đau dữ dội, âm ỉ sau khi dùng bia rượu.
- Cà phê: cũng giống như bia rượu, cà phê làm tăng nồng độ axit tại dạ dày, vì thế chúng ta nên cắt giảm hoặc ngừng uống cà phê.
- Thức ăn mặn: nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn mặn tạo cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn HP - loại vi khuẩn nguy hiểm khiến dạ dày thường xuyên tái lại, tạo thành những ổ viêm loét, thậm chí là dẫn tới ung thư dạ dày.
- Sô cô la: có vị ngon hấp dẫn, thơm ngon chứa nhiều chất chống oxy hóa nhưng khi ăn nhiều khiến tăng sinh axit trong dạ dày, gây ra triệu chứng trào ngược.
Người bệnh viêm loét nên tránh dùng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích
III - Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt?
Để cải thiện chức năng đường tiêu hóa đồng thời loại bỏ cảm giác khó chịu cho dạ dày thì người bệnh mắc chứng viêm loét nên ưu tiên các món ăn dưới đây:
1. Sữa chua và thực phẩm chứa Probiotics
Probiotics còn gọi là lợi khuẩn có ích cho sức khỏe, thúc đẩy hệ tiêu hóa vận hành trơn tru. Viêm loét dạ dày nên ăn gì tốt thì tránh bỏ lỡ sữa chua, sữa uống lên men, buttermilk… quen thuộc, đơn giản nhưng có hiệu quả trị bệnh tốt.
Sữa chua đồ ăn quen thuộc có chứa men vi sinh, tăng vi khuẩn tốt cho cơ thể và chống lại vi khuẩn có hại. Ngoài ra, lượng acid từ sữa chua yếu hơn nhiều lần so với axit tại dạ dày nên không gây tổn hại đến chức năng hệ tiêu hóa.
Sữa uống lên men có chứa chủng lợi khuẩn và protein, vitamin và khoáng chất hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, tránh khỏi nhiễm trùng. Do vậy người bệnh viêm loét nên ăn sữa chua và thực phẩm giàu Probiotics để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, đẩy lùi táo bón, đầy hơi chướng bụng khó tiêu.
Thực phẩm giàu Probiotics cân bằng lợi khuẩn và môi trường pH ở trong dạ dày
2. Bánh mì và ngũ cốc
Bánh mì và ngũ cốc với các đặc tính khô, dễ hút nước thấm vào niêm mạc dạ dày, tránh được việc niêm mạc dạ dày bị phá hủy, ăn mòn. Bánh mì có phần ruột mềm, dễ ăn tiêu hóa tốt nên không tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bánh mì cùng ngũ cốc bổ sung chất xơ lớn, cung cấp lượng tinh bột lớn cho hệ tiêu hóa. Khi sử dụng bánh mì đúng cách thì người bệnh dạ dày cải thiện cảm giác buồn nôn, ợ hơi đồng thời trung hòa axit trong dạ dày cực tốt.
Bánh mì có khả năng thấm hút tốt, cân bằng lượng dịch vị tại dạ dày
3. Cơm
Viêm loét dạ dày nên ăn gì nhanh khỏi thì chắc chắn không nên bỏ qua cơm. Theo chuyên gia, đây là món ăn có kết cấu mềm, hạn chế việc dạ dày sản sinh acid nhiều từ đó cân bằng môi trường ở dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, cơm có khả năng hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày từ đó ngăn chặn hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy ở người bệnh. Vì vậy cơm là lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng.
4. Canh/Soup
Các món canh, soup được nấu mềm, chín nhừ nên không phát tán mạnh ổ loét đồng thời hạn chế áp lực cho dạ dày. Đa phần món canh, soup sở hữu lượng nước lớn nên có khả năng loãng dịch vị acid nhanh từ đó cải thiện chức năng đường tiêu hóa tốt.
Bên cạnh đó, canh và soup sử dụng các nguyên liệu thanh mát, rau củ quả chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tổng thể.
Món canh, soup được chế biến với các nguyên liệu tốt cho dạ dày
5. Các loại trà thảo mộc
Trong tự nhiên có nhiều loại thảo mộc có hương thơm dễ chịu với các hoạt chất tiêu viêm, diệt khuẩn giúp loại bỏ các nhân tố gây hại đến dạ dày. Một số dược liệu tự nhiên quen thuộc với người bệnh gồm nghệ, quế, tỏi, gừng… giúp xua tan cơn đau dạ dày nhanh chóng.
Người bệnh khi pha trà từ các loại thảo mộc trên nên chuẩn bị nước nóng, thảo mộc làm sạch. Sau đó cho dược liệu vào nước nóng từ 5 - 7 phút để tinh chất tiết ra sau đó gạn ra cốc nước để sử dụng.
6. Chuối
Viêm loét dạ dày nên ăn gì để ổn định vết loét nhanh chóng thì không thể bỏ qua chuối - loại quả bình dân, có nhiều trong tự nhiên. Theo nghiên cứu, chuối có lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn việc hình thành các khối u tại dạ dày.
Ngoài ra, lượng magie cực lớn ở chuối có khả năng tiêu viêm, cải thiện hoạt động đường ruột và dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, lượng sắt lớn từ chuối cung cấp máu cho cơ thể đồng thời thúc đẩy chức năng dạ dày hiệu quả.
7. Nước dừa
Nước dừa là thức uống thanh mát được đánh giá cực tốt cho các bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày. Thành phần nước dừa có chứa lượng lớn acid lauric - chất sẽ biến đổi thành monolaurin giúp đào thải khuẩn HP nhanh chóng.
Ngoài ra các nhóm enzyme catalase, dehydrogenas từ nước dừa kích thích sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc. Từ đó các vết loét nhanh được phục hồi, chức năng dạ dày được cải thiện hiệu quả.
Nước dừa chứa nhiều hoạt chất giúp ổn định niêm mạc dạ dày
8. Nước ép táo
Táo là loại quả giàu pectin - hoạt chất có khả năng cải thiện tiêu hóa và thúc đầy chức năng đường ruột. Mặt khác, nồng độ vitamin C từ táo tăng đề kháng cho dạ dày, tá tràng giúp ngăn chặn vi khuẩn HP - nhân tố gây viêm loét đạ dày xâm nhập.
9. Mật ong
Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các dưỡng chất giúp cơ thể sản sinh lượng lớn collagen cho cơ thể. Từ đó giúp người bệnh sản sinh các tế bào niêm mạc mới đồng thời khôi phục các ổ loét làm tổn thương dạ dày trước đó.
Khi sử dụng mật ong bạn nên dùng 2 - 3 thìa khuấy đều vào ly nước ấm để giảm cảm giác ợ chua, khó tiêu, đau thượng vị, đầy chướng bụng… nhanh chóng. Người bệnh duy trì uống mật ong vào sáng sớm hoặc buổi tối trước lúc ngủ để tăng hiệu quả trị bệnh.
Mật ong chứa các hoạt chất có lợi đối với sức khỏe người bệnh viêm loét
Những thông tin hữu ích "viêm loét dạ dày nên ăn gì" từ bài viết giúp người bệnh có góc nhìn khách quan, khoa học về sức khỏe. Hy vọng dựa trên các kiến thức đó thì bạn đọc đã biết cách xây dựng thực đơn và lựa chọn món ăn phù hợp với sức khỏe. Việc này có ý nghĩ quan trọng đối với việc phục hồi chứng viêm loét dạ dày và hạn chế các biến chứng nguy hiểm phát sinh.
DS. Trang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-kieng-an-gi-n17909.html