Nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày nhận biết và phòng tránh như thế nào?
Vậy đâu là nguyên nhân lây nhiễm HP trong cộng đồng, biểu hiện, triệu chứng nhiễm như thế nào và cách chữa trị ra sao, hãy cùng 5 Nhất Nhất tìm hiểu kỹ càng qua bài viết dưới đây nhé!
Một số thống kê chính thức được công bố gần đây cho thấy có tới 70% dân số Việt Nam bị nhiễm HP, trong số nào có tới 10-25% số ca nhiễm HP biến chứng thành viêm loét dạ dày tá tràng vô cùng nguy hiểm.
1. Nhiễm vi khuẩn HP là gì?
Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) vào cơ thể. Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn Gram (-), có roi, có thể cư trú ở trong và bên dưới niêm mạc dạ dày.
Mặc dù môi trường dạ dày vô cùng khắc nghiệt với pH rất thấp, Helicobacter Pylori là một trong số ít những loại vi khuẩn có thể “sống khỏe” trong dạ dày nhờ việc tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày xung quanh nơi sinh sống của chúng.
Đặc biệt hơn, một số phân loài của vi khuẩn HP có thể tiết ra các độc tố, phá hủy bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Nhiễm khuẩn HP có lây không?
Với bản chất là vi khuẩn đường tiêu hóa, vi khuẩn HP rất dễ dàng lây lan từ người nhiễm sang người lành thông qua 3 con đường chính sau:
- Đường miệng - miệng: Đây là con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo, dùng chung bát đũa không được tiệt trùng với người mắc HP cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Thông thường với gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những thành viên khác bị lây nhiễm là rất cao.
- Đường phân - miệng: HP có trong phân của người bệnh có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian truyền bệnh như ruồi, gián, chuột.. khi không đậy kỹ thức ăn.
- Dạ dày – Dạ dày: Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn HP, nếu vệ sinh dây soi không đạt chuẩn, vi khuẩn HP có thể lây sang người không nhiễm HP.
Việc tìm hiểu các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP không chỉ giải thích cho thực trạng đáng báo động: 70% người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP mà còn giúp ích trong việc tìm ra các giải pháp để chặn đứng, kiểm soát lây nhiễm HP một cách hiệu quả.
3. Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn HP trong dạ dày
Khi bị nhiễm HP, một số trường hợp người nhiễm không có biểu hiện gì rõ rệt, cơ thể vẫn khỏe mạnh. Đó là do cơ địa kháng vi khuẩn HP ở nhóm đối tượng này vẫn được duy trì giúp kiểm soát khuẩn HP hiệu quả.
Tuy nhiên ở nhóm bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Đau bụng, nóng rát vùng bụng (nhất là vùng thượng vị).
- Buồn nôn và nôn khan, ói mửa.
- Thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng khó chịu.
- Chán ăn, ăn không ngon, suy nhược cơ thể, sụt giảm cân.
- Phân có màu đen sẫm…
4. Cách phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP
Khi phát hiện có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế để thực hiện các phương pháp xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn HP. Một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
- Urea test hoặc nuôi cấy vi khuẩn lấy từ mẫu sinh thiết bệnh nhân.
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu.
- Test thở C13, C14 phát hiện HP trong hơi thở.
- Kĩ thuật PCR tìm kiếm HP.
5. Điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn HP
Ở những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng có cơ địa kháng tốt với chủng đó, vi khuẩn HP không thể gây bệnh, không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày thì không cần điều trị, nhóm này cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, khoa học, hạn chế sử dụng chất kích thích, lạm dụng rượu bia để duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.
Với các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP mà biến chuyển thành viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân thường được điều trị theo hai phương pháp chính là Tây y và Đông y
5.1. Điều trị bằng Tây Y.
Với Tây y, phác đồ điều trị HP thường ưu tiên kết hợp các thuốc kháng sinh với thuốc chống loét.
Các thuốc chống loét điển hình gồm các thuốc ức chế bơm proton - PPIs/ cùng các thuốc kháng histamine H2 được kết hợp với các kháng sinh như Metronidazole, Azithromycin, Amoxicillin… sử dụng trong 2 tuần, thường cho tác dụng tiêu diệt HP tương đối nhanh và triệt để.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau khi đã được điều trị hết vi khuẩn HP vẫn bị tái phát.
5.2. Điều trị HP bằng Đông y.
Điều trị vi khuẩn HP bằng Đông y khác với Tây y ở chỗ trong khi Tây y chú trọng vào việc tiêu diệt yếu tố tấn công là vi khuẩn HP, mặc dù cho hiệu quả trước mắt nhưng cơ thể vẫn có khả năng tái nhiễm vi khuẩn HP, dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng bất cứ lúc nào.
Đông y không chỉ tác động vào yếu tố tấn công, ức chế, làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn HP mà còn có tác dụng nâng cao hàng rào bảo vệ dạ dày, kiện tỳ vị, bình can, an thần, ôn bổ dưỡng khí, thay đổi cơ địa, giúp cơ thể có khả năng đẩy lùi sự tấn công của vi khuẩn HP vào dạ dày.
Trên thị trường rất hiếm sản phẩm có khả năng tác động được vào cơ địa để làm thay đổi cơ địa của người bệnh viêm loét dạ dày. Phương pháp này thực sự không phổ biến và không dễ dàng có được.
6. Câu hỏi thường gặp.
6.1. Vi khuẩn HP sinh ra từ đâu ?
Vi khuẩn HP có thể tồn tại ở bất kì mọi nơi xung quanh mỗi chúng ta, ngay cả ở những điều kiện khắc nghiệt nhất từ bên trong niêm mạc dạ dày cho tới ra bên ngoài khoang miệng, nước bọt, phân… hay thậm chí là tồn tại ngay ở các dụng cụ nội soi không được vệ sinh đúng cách.
6.2. Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong không khí?
Ở bên ngoài môi trường dạ dày, vi khuẩn HP chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Cụ thể hơn ở trong không khí là từ 1 tới 4 tiếng đồng hồ. uy môi trường không khí không cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn HP tồn tại nhưng chúng vẫn có nguồn chất dinh dưỡng dự trữ tồn tại cho tới khi tìm được vật chủ khác.
Độ ẩm không khí và nhiệt độ ở ngoài môi trường không khí là hai yếu tố chủ chốt sẽ quyết định thời gian sống của vi khuẩn HP ở ngoài môi trường.
6.3. Nhiễm khuẩn HP nên ăn gì?
Với những người bị nhiễm khuẩn HP, một số loại thực phẩm nên xuất hiện thường xuyên trong thực đơn có thể kể đến bao gồm:
- Các loại rau và quả: Súp lơ, bắp cải, củ cải, táo, quả việt quất, quả mâm xôi , dâu đen, dâu tây, quả anh đào, ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh, rau lá xanh (cải xoăn, rau bina).
- Những loại thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như: sữa chua, rượu kefir, dưa cải bắp, kim chi.
- Một số thực phẩm khác: dầu olive, các loại dầu thực vật khác, mật ong, tỏi, trà xanh khử cafein, cam thảo, nghệ.
6.4. Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì?
Ở một số người bị loét do nhiễm HP cũng có thể kèm theo hiện tượng trào ngược dạ dày được gây ra bởi thực phẩm. Những thực phẩm này làm giãn phần dưới của thực quản được gọi là co thắt thực quản dưới (LES).
Khi có triệu chứng này xảy ra acid dễ dàng đi vào thực quản và gây ợ nóng, khó tiêu và đau.
Những thực phẩm mà bệnh nhân nhiễm HP không nên ăn bao gồm: cà phê, sôcôla, thực phẩm cay nóng, rượu, thực phẩm có tính acid như cam, quýt, cà chua...
