Rối loạn tiêu hóa nên ăn uống gì & không nên ăn gì để nhanh hồi phục?

2022-09-06 10:01:00

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì để thể trạng cơ thể nhanh hồi phục? Đây là băn khoăn của nhiều người bệnh bởi chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và đề kháng cơ thể. Người bị rối loạn tiêu hóa cần xây dựng thực đơn khoa học để có thể giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

I - Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì tốt?

Rối loạn tiêu hóa là hoạt động chuyển hóa thức ăn tại ống tiêu hóa bị đảo lộn và cản trở gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Mặc dù là triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài có thể sẽ phát sinh biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để cải thiện tốt rối loạn tiêu hóa, lựa chọn đúng thực phẩm và điều chỉnh lại chế độ ăn uống giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vậy ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Cùng tham khảo gợi ý sau.

1. Gừng

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những thành phần có trong gừng rất tốt cho đường tiêu hóa. Gừng cũng là bài thuốc thường được sử dụng để trị bệnh rối loạn tiêu hóa nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện chứng đầy bụng. Cụ thể gia vị này cung cấp các enzym giúp tăng cường quá trình chuyển hóa, ngăn ngừa táo bón, diệt trừ các tác nhân gây tình trạng tiêu chảy. Hoạt chất tạo mùi gingerol và shogaol giảm buồn nôn, ốm nghén hiệu quả. 

2. Chuối

Loại quả quen thuộc này rất giàu nước và chất xơ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa rất tốt. Ăn một quả chuối cung cấp 10% lượng chất xơ thiết yếu của một người mỗi ngày. Đặc biệt trong chuối chứa kali giúp cân bằng nước và các chất điện giải dùng trong trường hợp bị tiêu chảy giúp cải thiện hiệu quả.

rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ăn chuối giúp tăng lợi khuẩn cho đường ruột

3. Táo

Nhiều nghiên cứu cho thấy bảng thành phần dinh dưỡng trong quả táo đem lại những công dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Chất xơ Pectin, Prebiotics và Hydration giúp điều hòa nhu động ruột, làm mềm phân hạn chế táo bón, đồng thời cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cải thiện chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, vitamin C và Polyphenol, Flavonoids hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi tổn thương. Còn Acid malic sản xuất nhiều nước bọt và dịch vị hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa thức ăn.

4. Sữa chua

Các lợi khuẩn sống có trong sữa chua như Lactobacillus, Bifidobacterium. Probiotics và chất xơ Prebiotics cân bằng và nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, giảm viêm đường ruột, tốt cho người bị viêm đại tràng. Thành phần trong sữa chua cũng chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể.

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt cũng có hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa. Có nhiều loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm gạo lứt, hạt diêm mạch...

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người rối loạn tiêu hóa

6. Trái cây nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa

Nhiều loại trái cây bổ dưỡng, tươi ngon như táo, cam, chuối rất giàu chất xơ, vitamin C, K và khoáng chất tốt cho đường ruột.

7. Rau nhiều chất xơ

Các loại rau rất giàu chất xơ - đây là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình tiêu hóa. Chất xơ giúp kích thích ruột đẩy phân ra khỏi cơ thể.

8. Quả bơ

Trong quả bơ chứa nhiều chất xơ hòa tan và một số loại enzym tiêu hóa tự nhiên tốt cho nhu động ruột, giám táo bón đầy chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra nó cũng có thành phần dinh dưỡng khoáng chất, các loại vitamin K, E bảo vệ niêm mạc đường ruột khỏi tổn thương, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Các chất oxy hóa hạn chế viêm nhiễm đường ruột, hữu ích cho người bệnh bị ruột kích thích. 

Hằng ngày người bệnh có thể ăn bơ trực tiếp, làm sinh tố bơ kết hợp cùng các loại trái cây, sữa chua thơm ngon, bổ dưỡng. Hoặc thêm bơ vào một số món ăn khác giúp hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.

bị rối loạn tiêu hóa nên ăn bơ

Bơ cung cấp dưỡng chất cần thiết để bảo vệ niêm mạc dạ dày

II - Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung, tốt được chuyên gia khuyến nghị, người bị rối loạn tiêu hóa cần kiêng một số loại thực phẩm không tốt như sau:

1. Sản phẩm từ sữa

Chủ yếu là những loại sữa và các chế phẩm khác từ sữa có chứa đường lactose, có nhiều người không dung nạp được lactose dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, trầm trọng thêm các triệu chứng viêm đại tràng. Vậy nên nếu đang gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa nên sử dụng sữa không chứa lactose, sữa chua hoặc phomai cứng. 

2. Thực phẩm có tính axit

Acid có tính bào mòn làm yếu đi niêm mạc dạ dày cũng như gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. Người bệnh cần tránh ăn nhiều trái cây chua như cam, chanh hay đồ uống có gas cũng có tính acid mạnh. 

3. Thực phẩm giàu chất béo

Thức ăn nhiều chất béo như thịt đỏ, phomai, kem… làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Vì vậy nếu đang bị chứng khó tiêu hãy hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo hoặc ăn làm các bữa nhỏ cách nhau trong ngày. 

4. Thực phẩm chiên rán

Cũng giống như chất béo, đồ ăn chiên rán ngon miệng nhưng đầy hơi khó tiêu do hàm lượng chất xơ không nhiều. Nếu ăn nhiều trong một thời gian dài dễ dẫn đến tiêu chảy hay táo bón.

rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì

Hạn chế sử dụng món ăn nhiều dầu mỡ

5. Chất tạo ngọt nhân tạo

Chất ngọt nhân tạo, nhất là sorbitol gây ảnh hưởng nhiều đến ruột già gây đầy khí, khó tiêu. Đây là một loại đường có trong nhiều trái cây khô như mận, táo, đào… vậy nên hãy hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này. 

6. Rượu bia 

Rượu bia gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe dạ dày và gan. Uống quá nhiều kích thích niêm mạc dạ dày, làm nặng thêm triệu chứng các bệnh dạ dày, tá tràng dẫn đến buồn nôn, chán ăn. Hãy uống bia rượu điều độ, vừa phải để bảo vệ sức khỏe bản thân. 

7. Caffeine 

Các loại đồ uống chứa cafein làm tăng độ tỉnh táo, tập trung nhưng có thể gây kích thích nhu động ruột, làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên người đang có vấn đề về tiêu hóa nên tạm ngừng hoặc chuyển sang các loại đồ uống khác không chứa caffeine để giữ gìn sức khỏe. 

8. Món tái, sống

Các món tái, sống chưa được nấu chín thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại có thể gây đau bụng và một số vấn đề về tiêu hóa khác như nôn mửa, đi ngoài, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Vậy nên người rối loạn tiêu hóa không ăn tiết canh, các món gỏi…Thức ăn để lâu bị ôi thiu cũng cần loại bỏ ngay.

Những nội dung trên đây đã giải đáp câu hỏi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng dựa trên những thông tin này, bạn đã có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, khoa học trong giai đoạn hệ tiêu hóa bị tổn thương. Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, nếu thấy rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều ngày liền khiến sức khỏe giảm sút cần đến gặp chuyên gia để được tư vấn và điều trị chính xác.

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ