Lý do mắt bị đỏ khi uống rượu bia & cách xử lý

2023-04-11 14:43:33

Đỏ mắt sau khi uống rượu là dấu hiệu mà nhiều người gặp phải. Tình trạng mắt bị đỏ khi uống rượu có nguy hiểm không? Cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Nguyên nhân mắt bị đỏ khi uống rượu bia

1. Hiện tượng giãn mạch

Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng mắt bị đỏ khi uống rượu bia chính là hiện tượng giãn mạch do phản ứng xả cồn của cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận đồ uống có cồn, nhất là những loại có độ cồn cao, các mạch máu sẽ có hiện tượng giãn nở. Lúc này, máu sẽ hoạt động tích cực hơn, lượng máu chảy đi khắp cơ thể tăng nhanh chóng.

Khi mạch máu giãn nở kết hợp với sự hoạt động tích cực của máu sẽ khiến cho bạn có thể nhìn rõ từng mạch máu của mình. Không những cả cơ thể, mà tròng mắt của người uống cũng sẽ bị chuyển sang màu đỏ. Màu đỏ bao phủ tròng mắt này chính là các tia máu tĩnh mạch nhỏ li ti. Bạn càng uống nhiều, máu càng hoạt động liên tục, màu mắt lại càng đỏ và dễ dàng nhận biết hơn.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch sau khi uống rượu

2. Do hoạt động bài tiết

Rượu bia là những đồ uống gây lợi tiểu. Đó là lý do tại sao những người uống nhiều rượu bia thường có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn thông thường. Người uống càng đi tiểu nhiều lần, tức là bộ phận gan và thận đang hoạt động liên tục và thậm chí là quá tải.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn mắt bị đỏ khi uống rượu bia. Đặc biệt là những loại rượu có nồng độ cồn cao. Theo như nhiều nghiên cứu, rượu bia được đào thải chủ yếu qua hệ thống gan thận, chỉ có khoảng 2 - 5% lượng cồn trong bia rượu được bài tiết qua tuyến mồ hôi hoặc hệ hô hấp.

Loại đào thải này thường cần được cung cấp một lượng nước nhất định, không chỉ để cho cồn được làm loãng, mà còn khiến cho cồn được vận chuyển nhanh hơn đễn những bộ phận bài tiết khác của cơ thể. Vì vậy, nếu cơ thể không được cung cấp nước đầy đủ dẫn đến việc mất nước nghiêm trọng, khiến cho các cơ quan bị khô hạn, một trong số đó chính là mắt.

Tình trạng mất nước làm giảm khả năng sản xuất ra nước mắt, khiến mắt có nguy cơ bị kích ứng, bị viêm… Do đó, nếu không được cung cấp một lượng nước phù hợp, cơ thể thiếu nước, mắt của người uống rượu bia sẽ ngày một đỏ lên và rõ ràng hơn.

XEM THÊM: Đau nhức đầu sau khi uống rượu bia là do nguyên nhân gì?

Hoạt động bài tiết là nguyên nhân khiến mắt đỏ khi uống rượu

3. Tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng

Một trong những vấn đề mà rất ít người biết tới đó chính là tác động xấu của rượu bia đến hệ tuần hoàn của cơ thể. Rượu bia làm giảm khả năng liên kết với oxy của huyết sắc tố. Do đó, oxy không được vận chuyển đến các tế bào hồng cầu, làm giảm chức năng của tế bào này. Không những thế, tình trạng này còn làm giảm lượng oxy trong máu của cơ thể.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị đỏ khi uống rượu bia. Khi các tế bào hồng cầu quy tụ lại với nhau, dấn đến tác động khá giống với tình trạng giãn mạch đã được đề cập, nhưng khác về cơ chế hoạt động và hậu quả đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và được giải quyết bằng một cách như: nôn, uống nước, bổ sung dinh dưỡng…

II - Hiện tượng mắt đỏ khi uống rượu bia bao lâu mới hết?

Nhìn chung, hiện tượng mắt đỏ khi uống rượu bia chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Hiện tượng này có thể xuất hiện kể cả khi bạn chỉ uống một hoặc hai ly rượu. Tuy nhiên, chỉ cần sau một đêm, thậm chí là vài tiếng đồng hồ, mắt sẽ dần trở về trạng thái bình thường.

Một số trường hợp đặc biệt, nếu khi uống rượu mắt của bạn vừa bị đỏ, vừa bị đau hoặc bị suy giảm thị lực, hãy cẩn thận bởi đó là dấu hiệu của các bệnh lý về mắt mà bạn cần phải đi khám ngay.

III - Phải làm sao nếu mắt bị đỏ khi uống rượu bia?

Mắt bị đỏ khi uống rượu bia là hiện tượng không thể hết được hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để có thể cải thiện hoặc nhanh chóng lấy lại trạng thái bình thường của đôi mắt.

1. Uống nhiều nước

Hiện tượng đỏ mắt khi uống rượu xuất hiện một phần là do cơ thể bị mất nước. Như đã phân tích ở trên, khi cơ thể càng thiếu nước, tình trạng đỏ mắt càng rõ ràng hơn. Vì vậy, cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể sẽ cải thiện được phần nào hiện tượng này.

XEM THÊM: Các loại nước uống giải rượu bia

Uống nhiều nước để tránh tình trạng đỏ mắt khi uống rượu

2. Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là những đồ ăn, đồ uống có chứa chất điện giải sẽ giúp cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng, cũng như tình trạng đỏ mắt khi uống rượu cũng sẽ được giảm bớt.

3. Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Hầu hết những loại thuốc nhỏ mắt, hỗ trợ tình trạng mắt bị khô, giữ ẩm cho đôi mắt đều có thể sử dụng đẻ làm giảm tình trạng đỏ mắt khi uống rượu. Khi mắt được cấp ẩm tức thời, hiện tượng đỏ mắt cũng từ đó giảm thiểu và bình thường trở lại nhanh chóng hơn.

Giảm đỏ mắt sau khi uống rượu bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt

4. Sử dụng thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm

Một số trường hợp người uống rượu bia bị đỏ mắt là do cơ thể bị dị ứng, kích ứng hoặc bị viêm nhiễm. Do đó, nếu nắm được nguyên nhân đỏ mắt của bạn thân, bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống dị ứng, chống viêm tùy vào tình trạng của cơ thể để giảm thiểu được hiện tượng mắt bị đỏ khi uống rượu. Tuy nhiên, bạn cần phải được tư vấn của bác sĩ nếu muốn sử dụng những loại thuốc này.

5. Sử dụng sản phẩm giải độc rượu bia Ngự Y Mật Phương

Không chỉ đơn thuần giải độc rượu, sản phẩm giải độc rượu bia được bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương còn giúp giảm các triệu chứng khi say xỉn, chống dị ứng, mề đay, mẩn ngứa… khi sử dụng bia rượu. Do đó, cơ thể sẽ được giải độc rượu bia tức thời, nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, đồng thời tình trạng mắt bị đỏ khi uống rượu bia cũng từ đó mà giảm bớt.

Những thông tin trên đã lý giải được nguyên nhân mắt bị đỏ khi uống rượu và những cách bạn có thể xử lý tại nhà hiện tượng này. Những ai sử dụng rượu bia dù ít hay nhiều cũng phải lưu ý rằng, các bộ phận trên cơ thể của bạn đều phản ứng khi bạn đang uống rượu bia. Tình trạng nặng hay nhẹ đều sẽ tùy thuộc vào bạn. Vì vậy, hãy uống rượu bia một cách thông minh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Lên đầu trang
Loading