Uống rượu bia bị nhức tay chân, đau khớp, mỏi cơ phải làm sao?

2022-11-18 11:03:00

Bạn có để ý rằng sau mỗi lần uống rượu bia tới bến, bạn trở về nhà nghỉ ngơi nhưng đến ngày hôm sau thì cảm thấy cơ bắp ở chân tay rất mỏi, các đoạn khớp ở chân tay và một số bộ phận khác cũng bị đau nhức râm ran. Và cả ngày hôm đó bạn sẽ rất khó chịu và làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Vậy lý do tại sao mà uống rượu bia lại gây đau nhức tay chân, mỏi khớp mỏi cơ như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I - Vì sao uống rượu bia xong bị nhức mỏi tay chân, đau khớp đau cơ?

Rượu bia vốn dĩ là chất độc hại nên nó sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận trên cơ thể theo những cách khác nhau, bao gồm cả hệ cơ bắp và xương khớp. Có một số lý do phổ biến nhất gây đau nhức tay chân, mỏi khớp mỏi cơ sau khi uống rượu bia gồm:

  • Do hàm lượng axit uric: Khi uống rượu, cơ thể sẽ phân hủy rượu thành axit axetic thông qua quá trình oxy hóa. Quá trình này tạo ra một chất độc gọi là axit uric. Axit uric là một chất rắn, không tan trong nước và thường tập trung trong các khớp, gây ra tình trạng đau nhức và viêm khớp.
  • Mất nước: Rượu bia sẽ khiến lượng nước trong cơ thể bị hao hụt, từ đó sẽ làm giảm độ ẩm của các khớp xương cũng như cơ bắp và gây đau nhức. Ngoài ra rượu bia cũng khiến cơ thể khó sản sinh axit hyaluronic - một chất làm mềm khớp, giúp các khớp xương không bị cứng và đau nhức
  • Giãn nở tĩnh mạch máu: Rượu bia sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể trở nên rộng hơn và khiến lưu lượng máu được bơm đến các khớp cũng nhiều hơn. Nếu uống quá nhiều sẽ khiến mạch máu bị giãn quá mức, áp lực tăng mạnh và gây ra các cơn đau nhức tay chân.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Uống rượu cũng có thể gây ra giảm khả năng hấp thu canxi và vitamin D. Mà vốn dĩ đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương. Khi mất canxi và vitamin D, xương trở nên yếu, dễ bị đau nhức và khớp cũng dễ bị tổn thương hơn.

Ngoài ra cũng có nhiều người nói rằng họ cảm thấy cơ bắp trở nên mỏi và đau nhức sau khi dùng rượu bia. Điều này là do khi uống rượu, cơ thể sẽ phải xử lý chất cồn trong rượu. Quá trình này cần sự tham gia của gan và não để chuyển đổi ethanol thành axit axetic, sau đó chuyển đổi thành CO2 và nước để đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây ra một số tác động đối với các cơ bắp. Các tín hiệu thần kinh truyền tới cơ bắp sẽ bị suy giảm và ức chế. Từ đó cơ bắp sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc thực hiện các hoạt động và dẫn đến đau mỏi.

uông rượu bị đau xương khớp

II - Bị nhức tay chân, đau mỏi xương khớp sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không?

Thông thường cảm giác đau nhức xương khớp, mỏi tay mỏi chân sau khi uống rượu bia sẽ kéo dài khoảng 8 - 10 tiếng kể từ khi cơ thể rơi vào trạng thái say xỉn, một số người cơ địa không tốt có thể sẽ lâu hơn, thế nhưng thường không kéo dài quá 1 ngày. Với những trường hợp này thì cơn đau mỏi khớp hoặc cơ bắp sau khi dùng rượu bia thường không đáng ngại.

Tuy nhiên nếu những cảm giác đau nhức này kéo dài nhiều ngày (từ 2 hoặc 3 ngày trở lên) thì sẽ lại là vấn đề mà người uống rượu cần đặc biệt lưu tâm. Đây có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh nguy hiểm như:

  • Viêm khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh Gout.
  • Bệnh Celiac.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Bệnh Lupus ban đỏ.

Trong những trường hợp bị đau mỏi cơ bắp, xương khớp sau khi uống rượu kéo dài nhiều ngày, tốt nhất bạn nên tới các bệnh viện đa khoa lớn & gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán một cách chính xác cũng như có giải pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra nếu gần đây bạn mới cảm nhận thấy hay bị đau mỏi tay chân, đặc biệt là nhức khớp sau khi uống rượu bia thì cần kiểm tra y tế sớm, vì sẽ có tỷ lệ khá cao đây là dấu hiệu sớm của bệnh Gout. Điều này có thể liên quan tới mức hoạt động hàng ngày của bạn, thực tế cho thấy những người lao động chân tay thường báo cáo rằng không hề bị đau nhức khớp sau khi uống rượu bia, ngược lại những người làm văn phòng hoặc ít vận động lại có tỷ lệ gặp tình trạng này rất cao.

ĐỌC NGAY: Bệnh xơ gan do uống rượu

uống bia rượu xong bị mỏi chân

III - Uống rượu bia bị nhức mỏi tay chân, đau xương khớp phải làm sao?

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Uống 2 lít nước/ngày là điều bạn cần làm hàng ngày, không chỉ vào những ngày bạn uống rượu bia. Nước có tác dụng làm dung môi giúp các khớp không bị khô và tránh viêm viêm nhiễm. Vì vậy, sau khi uống rượu bia, hãy bổ sung nước cho cơ thể để giảm bớt tình trạng say sỉn, trung hòa men rượu và cải thiện được tình trạng đau nhức xương khớp.

2. Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể sau khi uống rượu bia là điều cần thiết để không xảy ra tình trạng tụt đường huyết hay thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm có nhiều vitamin, protein để giúp cơ thể cũng như xương khớp được hồi phục sau một trận nhậu nhẹt bí tỉ.

3. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Sau khi uống nhiều rượu bia, cơ thể bị mệt mỏi, uể oải thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là dành thời gian để nghỉ ngơi. Lúc này không chỉ xương khớp của bạn bị đau nhức mà tất cả các bộ phận trên cơ thể đều bị tổn thương. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi và ngủ một giấc thật sâu để toàn bộ cơ thể được phục hồi về trạng thái ban đầu. Lưu ý rằng, nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, chỗ ngủ phải thật thoải mái để khí huyết được lưu thông đều đặn. Khi khí huyết được lưu thông, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ cải thiện một cách hiệu quả.

uống rượu bị đau xương khớp phải làm sao

4. Dùng mẹo dân gian trị nhức xương khớp

Một số mẹo được dùng trong dân gian để chữa đau nhức xương khớp khả hiệu quả như: hầm đu đủ, chườm lá ngải cứu, ăn lá lốt… Những phương pháp này đều dùng nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất dễ mua và dễ thực hiện. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ dành cho những trường hợp đau nhức nhẹ, không gây biến chứng. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện dưới đây

  • Với lá ngải cứu: Nếu sử dụng ngải cứu tươi, rửa sạch và cắt nhỏ. Nếu sử dụng ngải cứu khô, đun nóng nước và ngâm trong khoảng 10 phút. Sau đó bọc ngải cứu vào khăn vải sạch & buộc chặt lại. Sử dụng túi bọc lá ngải cứu chườm lên vùng bị đau.
  • Với lá lốt: Bạn có thể ăn các món từ lá lốt hoặc sắc nước lá lốt để uống mỗi ngày. Nếu chọn phương pháp uống, bạn có thể sử dụng khoảng 2 ly mỗi ngày.

XEM NGAY: Các cách giải say rượu bia đơn giản

5. Sử dụng thuốc đặc trị

Sử dụng một số loại thuốc đặc trị để giảm đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Những loại thuốc này sẽ giúp người uống giảm được cơn đau, kháng viêm nhiễm và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này. Hãy tránh việc lạm dụng thuốc đặc trị, vì sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho gan, thận và còn gây nhiều tác dụng phụ khác.

IV - Những lưu ý để hạn chế đau mỏi tay chân, xương khớp sau khi uống rượu bia

Để có thể hạn chế được tình trạng uống rượu bia đau nhức xương khớp, mỏi tay mỏi chân bạn nên nắm được một số lưu ý sau đây:

  • Hạn chế việc sử dụng quá nhiều rượu bia: Dùng một ít rượu bia để vui vẻ thì không thành vấn đề. Tuy nhiên, bạn uống quá nhiều rượu bia gây tình trạng say xỉn, mất kiểm soát thì không hề tốt một chút nào. Không những hại xương khớp mà những bộ phận khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Ăn “lót dạ” trước khi uống: Việc này sẽ giúp rượu đi từ từ vào trong cơ thể, giúp bạn sẽ chậm say hơn. Không những thế, việc ăn uống trước khi sử dụng rượu bia sẽ giảm được tình trạng bạn bị tụt đường huyết hay thậm chỉ ngất trên bàn nhậu.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Vận động một cách hợp lý rất tốt cho xương khớp. Việc tập thể dục thể thao cũng như vậy. Nếu bạn lựa chọn một bộ môn phù hợp với bản thân sẽ giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn, giảm được tinh trạng đau nhức khi uống bia rượu.
  • Tránh chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ: Đây là những loại tác nhân xấu gây nên tình trạng viêm nhiễm cho xương khớp. Vì thế, hay lựa chọn rau xanh, trái cây thay vì dùng thuốc lá, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh mỗi khi uống bia rượu.

Uống rượu bia bị đau nhức xương khớp là những dấu hiệu của các bệnh về xương khớp. Nếu tình trạng này xảy ra nghiêm trọng và với tần suất dày đặc, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tìm ra cách điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và có thêm những cách để cải thiện tình trạng khó chịu này.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading