Nổi mề đay mẩn ngứa: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

2023-04-26 08:50:00

Nổi mề đay là một trong những bệnh lý da liễu vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Nếu không được chữa trị dứt điểm, bệnh có thể chuyển sang mãn tính, gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm thế nào để kiểm soát và xử lý nhanh chóng, triệt để tình trạng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là một bệnh lý dị ứng da phổ biến, gây phù cấp tính hoặc mạn tính ở lớp trung bì. Nguyên nhân là do phản ứng của mao mạch trên da với các tác nhân khác nhau. Khi bị mề đay, trên da sẽ xuất hiện các sẩn phù, vết sẩn màu hồng ban hoặc trắng trên da, có kích thước to nhỏ khác nhau từ 1mm đến vài cm và xuất hiện trong thời gian từ vài phút cho đến vài ngày. Nổi mề đay có thể lan rộng trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể, chẳng hạn như: chân, cánh tay, mặt, mông hoặc toàn thân…

Nổi mề đay là tình trạng bệnh gì?

II - Phân loại các dạng nổi mề đay thường gặp

Nổi mề đay có thể được chia thành hai dạng khác nhau: mề đay cấp tính và mề đay mạn tính.

1. Mề đay cấp tính

Mề đay cấp là dạng nổi mề đay phổ biến nhất, chiếm đến 70% trường hợp người mắc. Thời gian xuất hiện các triệu chứng có thể kéo dài và giờ nhưng đôi khi có thể lên tới 6 tuần. Trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi mề đay cấp do đề kháng da còn yếu, cũng như phụ nữ từ 30 đến 60 tuổi và những người có tiền sử dị ứng.

Hình ảnh người bệnh bị nổi mề đay cấp tính

2. Mề đay mạn tính

Mề đay mạn tính là dạng chiếm 30% trường hợp còn lại. Thời gian mắc bệnh kéo dài từ 6 tuần trở lên, trong đó chỉ 20 - 30% ca bệnh có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Một người bị mề đay mạn tính có thể có những vết mẩn mề đay trên da trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các triệu chứng của mề đay mạn tính thường ít nghiêm trọng hơn so với mề đay cấp tính, nhưng tình trạng này có thể gây ra sự khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.

III - Những dấu hiệu & triệu chứng khi bị nổi mề đay

1. Da sưng phù, sần từng mảng

Khi bị nổi mề đay, da sẽ trở nên sưng phù, sần từng mảng, khiến bạn cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Nguyên nhân là do tế bào da phản ứng với tác nhân gây dị ứng và tăng tiết histamin, một hợp chất gây viêm. Các khu vực nổi các vết mẩn, sưng thường nằm trên tay, chân và mặt, và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

2. Cảm giác ngứa ngáy không ngừng

Một trong những triệu chứng dễ thấy nhất ở người bị nổi mề đay là cảm giác ngứa ngáy không ngừng. Đôi khi cơn ngứa cực kỳ dữ dội, có thể trở nên nghiêm trọng đến mức gây ra cảm giác châm chích hoặc đau rát. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tế bào da phản ứng gây kích thích thần kinh da, dẫn đến cảm giác ngứa.

3. Màu sắc và kích thước vết sần

Khi bị nổi mề đay, vùng da kích ứng bị sưng phù và sần thành từng mảng, có màu sắc và kích thước khác nhau tùy theo mức độ mề đay. Các vết sần có thể có màu đỏ hoặc trắng cùng màu da, kích thước từ nhỏ như một hạt cơm đến từng mảng lớn. Các vết nổi mề đay có thể khiến cho người bệnh cảm thấy không tự tin khi phải tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nổi mẩn ngứa, phát ban trên các vùng da là triệu chứng của mề đay

4. Nốt mề đay lan rộng

Các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ phản ứng mạnh với các chất gây dị ứng, gây ra các triệu chứng như sưng, ngứa, và mẩn đỏ. Khi người bị mề đay dùng tay gãi hoặc chà xát, những vết mề đay có thể lan sang các vùng cơ thể khác, khiến người mắc lo lắng không ngừng. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh tình trạng này.

5. Da vẽ nổi

Khi bị mề đay, một số người còn có thể gặp tình trạng gọi là dermatographic urticaria, còn được gọi là "da vẽ nổi", đặc biệt là với những ai đang bị mề đay mạn tính. Khi người bệnh gãi hoặc tác động vào da, những vết đỏ hoặc trắng sẽ xuất hiện trên da như những hình vẽ. Tình trạng này không gây nguy hiểm, nhưng có thể khiến người bị nổi mề đay hoang mang, lo sợ.

6. Khó thở

Khó thở là triệu chứng nghiêm trọng của mề đay. Khi các mô bị phù nề bên trong cơ thể, có thể gây ra chèn ép trên đường hô hấp, gây cảm giác nghẹn, khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không kịp thời chữa trị có thể gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

IV - Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay

1. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là nguyên nhân gây ra nổi mề đay khá phổ biến. Khi cơ thể tiếp xúc với một loại thực phẩm gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản xuất ra histamin và các chất khác để chống lại thực phẩm đó, gây nổi mề đay. Tuy nhiên, không phải ai cũng dị ứng với cùng một loại thực phẩm, và mức độ dị ứng cũng khác nhau tùy theo cơ thể mỗi người.

Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp như: trứng, đậu nành, sữa, đậu phụ, đậu xanh, đậu đen, đồ hải sản, một số loại hạt.

Dị ứng thức ăn gây nổi mề đay

2. Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là hiện tượng cơ thể phản ứng bất thường với một hoặc nhiều thành phần của thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh như penicillin, aspirin, ibuprofen,... Triệu chứng dị ứng thuốc ngoài hiện tượng nổi mề đay còn có thể gây ra các cơn đau đầu, buồn nôn, và khó thở nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Dị ứng thuốc cũng gây nổi mề đay

3. Hít phải tác nhân gây dị ứng

Một nguyên nhân rất thường gặp khác mà có thể bạn đã chủ quan bỏ qua, đó chính là do hít phải tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này có thể là phấn hoa, bụi mịn, hóa chất trong không khí hoặc các hạt bụi từ bông, bụi nhà. Ngoài ra một số người còn bị mề đay do hít hoặc nuốt phải lông vật nuôi như chó, mèo. Bị nổi mề đay do hít phải tác nhân dị ứng thường có biểu hiện như ngứa, phát ban và chảy nước mũi. Việc hít phải các tác nhân gây dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ môi trường xung quanh, nơi làm việc hay trong các phòng khám.

Nổi mề đay do hít phải bụi bẩn, lông động vật

4. Nhiễm trùng

Khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ gây ra các triệu chứng như nổi mề đay, phù, đau đầu, sốt, và mệt mỏi. Nhiễm trùng có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm từ vi khuẩn trong thực phẩm bẩn, chưa chế biến kỹ, do virus xâm nhập. Người bị nhiễm trùng cần được chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, suy thận và sốc nhiễm khuẩn.

5. Do bệnh lý

Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể có thể bị tấn công bởi vi khuẩn, virus từ những căn bệnh mắc phải trước đó. Những bệnh lý như bệnh tự miễn, ung thư, suy giảm miễn dịch, viêm khớp, hen suyễn, suy giảm thận, tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch đều có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng.

6. Tiếp xúc với hóa chất

Các loại hóa chất có thể gây nổi mề đay bao gồm chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Khi tiếp xúc với hóa chất, da và mắt có thể bị kích ứng và gây ra phản ứng dị ứng. Hơn nữa, hít phải hóa chất cũng có thể gây ra khó thở và nặng hơn là viêm phổi. Việc bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc với hóa chất là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh các phản ứng dị ứng nguy hiểm.

Nổi mề đay do tiếp xúc nhiều với hóa chất

7. Do tác nhân vật lý

  • Da bị chèn ép: Những tác động từ yếu tố bên ngoài gây mề đay như khi da bị chèn ép, đè nén bởi vật nặng hoặc quần áo quá chật. Ngoài ra, khi chúng ta mệt mỏi, gắng sức, căng thẳng cũng khiến cơ thể xuất hiện tình trạng nổi mề đay.
  • Thay đổi thời tiết: Bên cạnh đó, mề đay cũng có thể do thay đổi thời tiết như khi trời nắng, mưa bất chợt, tắm rửa hoặc tiếp xúc với nước lạnh hoặc nóng đột ngột.
  • Bị côn trùng cắn: Theo báo cáo, có rất nhiều người xuất hiện mề đay sau khi bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với các loại côn trùng như bướm, sâu bọ. Ngoài ra bạn cũng có thể bị mề đay nếu bị ong đốt do nọc độc của chúng sẽ làm cho hệ miễn dịch phản ứng.

8. Do di truyền

Nổi mề đay do di truyền hầu như là không thể chữa được, mà thay vào đó, người mắc chỉ có thể giảm các triệu chứng của mề đay mà thôi. Nguyên nhân là trong gia đình có người hay bị nổi mề đay, cấu trúc gen này được di truyền sang cho bạn khiến bạn cũng gặp tình trạng tương tự.

V - Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, chỉ gây ngứa ngáy, phù nề trên da và thường tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên, bạn không nên chủ quan vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đôi khi, nổi mề đay có thể gây sốc phản vệ, đặc biệt là khi tác nhân gây dị ứng khiến cơ tiết ra histamin quá nhiều.

Nổi mề đay có nguy hiểm hay không?

Các triệu chứng sốc phản vệ do mề đay có thể bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Sưng phồng hoặc ngứa ngáy ở mắt, mũi, miệng hoặc cổ họng
  • Ho, khạc, hoặc khó nuốt
  • Đau bụng, buồn nôn, hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Đau đầu hoặc cơn đau bụng
  • Tim đập nhanh hoặc ngưng đập
  • Cảm giác mất cân bằng hoặc hoa mắt.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình có những triệu chứng trên, đừng chần chừ mà hãy nói với người thân và đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán hoặc cấp cứu kịp thời.

VI - Những cách điều trị nổi mề đay hiệu quả & an toàn nhất

1. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian

  • Sử dụng rượu: Rượu là một trong những cách trị mề đay bằng mẹo khá phổ biến nhờ khả năng làm giảm ngứa và mát xa da. Cách thực hiện cũng không có gì phức tạp, bạn chỉ cần dùng bông gòn hoặc khăn mềm nhúng vào rượu, sau đó lau và đắp lên khu vực da bị nổi mề đay trong vài phút.
  • Sử dụng muối: Muối có tính kháng khuẩn và khử trùng tự nhiên, đây là một phương pháp an toàn và dễ dàng để giảm ngứa và kháng khuẩn. Việc cần làm đó là hòa tan 1-2 muỗng muối trong nước, sau đó dùng bông gòn hoặc khăn mềm nhúng vào dung dịch muối và lau nhẹ nhàng lên khu vực da bị nổi mề đay. Ngoài ra bạn có thể rang muối và cho vào khăn sạch và chườm lên vùng da mề đay.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh là một cách hữu hiệu để giảm ngứa do nổi mề đay. Chườm nóng giúp lưu thông máu và giảm đau, trong khi chườm lạnh giúp làm dịu khu vực da bị nổi mề đay. Để chườm nóng, bạn có thể chườm lên vùng da bằng chiếc khăn ấm hoặc bình nước nóng. Để chườm lạnh, bạn có thể sử dụng một túi đá hoặc khăn lạnh.
  • Tía tô: Tía tô là một loại thảo dược có tính chất kháng viêm và giảm ngứa theo Đông y. Thực hiện bằng cách xay nhuyễn lá tía tô và thoa đều lên khu vực da bị nổi mề đay. Ngoài ra, bạn còn có thể uống trà tía tô để giảm mề đay từ bên trong.
  • Gừng: Gừng có tính nóng, giúp kích thích lưu thông máu và làm dịu các triệu chứng của nổi mề đay. Người mắc cần giã nát gừng và thoa đều lên khu vực da bị nổi mề đay hoặc sử dụng dưới dạng trà, kết hợp với mật ong để giảm các triệu chứng.
Cách trị nổi mề đay hiệu quả tốt nhất, nhanh nhất bằng mẹo

2. Sử dụng thuốc trị nổi mề đay

Nếu như bạn chữa nổi mề đay tại nhà bằng những cách dân gian mà không hiệu quả, thì nên nhanh chóng sử dụng những loại thuốc được dùng trong điều trị mề đay. Dưới đây là những nhóm thuốc Tây y được sử dụng phổ biến trong điều trị mề đay, bạn có thể đến các hiệu thuốc hoặc bệnh viện để mua. Nhưng để nắm rõ được rằng tình trạng nổi mề đay của mình nên uống thuốc gì, được nhân viên y tế tư vấn sử dụng.

  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc này giúp giảm ngứa và phù nề do mề đay bằng cách ức chế histamin - chất gây dị ứng trong cơ thể. Một số thuốc kháng histamin phổ biến là cetirizine, loratadine, fexofenadine.
  • Thuốc kháng viêm: các loại thuốc này giúp giảm sưng và đau do mề đay bằng cách ức chế quá trình viêm. Một số thuốc kháng viêm thường được sử dụng là prednisone, dexamethasone, hydrocortisone. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc này vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng dị ứng: các loại thuốc này giúp giảm triệu chứng do dị ứng gây ra. Một số thuốc kháng dị ứng thường được sử dụng là epinephrine, diphenhydramine. Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các trường hợp mề đay cấp tính hoặc nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng sinh: nếu nổi mề đay do nhiễm khuẩn, tốt hơn hết bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Tuy nhiên, cần tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng sinh để tránh tác dụng phụ.
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay

3. Trị nổi mề đay bằng các sản phẩm Đông y

Ngoài ra, theo Đông y, nguyên nhân chính gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay là do chức năng tạng phủ kém, không thể thanh lọc hết các chất độc hại sinh ra từ thức ăn, nước uống, môi trường. Chức năng gan bị suy yếu khiến cho gan không làm tốt các chức năng giải độc, đào thải độc tố. Chính vì vậy, một trong những cách giúp khắc phục triệt để nổi mề đay là sử dụng các sản phẩm Đông y giúp cơ thể tăng cường chức năng thải độc.
Một trong những sản phẩm giúp giải độc hiệu quả vượt trội hiện nay phải kể đến như Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP-WHO, duy nhất được bào chế theo bài thuốc giải độc “Quốc bảo” hiệu nghiệm nhất chỉ dành chữa cho vua chúa thời xưa, sản phẩm giúp làm sạch và loại bỏ các độc tố, chất có hại và dư thừa trong cơ thể đưa ra ngoài bằng cách kích thích gan thải độc tố ra ngoài, tăng cường đào thải qua gan. Từ đó đưa cơ thể hồi phục về trạng thái khỏe mạnh tự nhiên, hệ thống miễn dịch nâng cao, cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng, chống lão hóa, tươi trẻ lâu, ngăn ngừa bệnh tật.

VII - Một số cách phòng chống tình trạng nổi mề đay

Để hạn chế tình trạng nổi mề đay, bạn cần phải chú ý đến các yếu tố gây dị ứng và thực hiện các biện pháp phòng chống như sau:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Tuy nhiên, việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu bạn không thể tránh được các chất này, hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ da như đeo găng tay hoặc mặc áo dài khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Sử dụng kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố gây dị ứng gây ra mề đay. Để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, hãy sử dụng kem chống nắng với chỉ số bảo vệ cao và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
  • Điều trị các bệnh lý khác: Nếu bạn bị mắc các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm và các bệnh lý khác, điều trị các bệnh lý này sớm sẽ giúp hạn chế tình trạng nổi mề đay.
  • Hạn chế stress: Stress là một trong những yếu tố gây nên tình trạng nổi mề đay. Do đó, hạn chế stress bằng cách thực hành các kỹ thuật giảm stress như yoga, thiền định, tập thể dục thể thao hoặc điều chỉnh lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng nổi mề đay.
  • Uống nước đầy đủ: Ngoài ra, điều quan trọng nhất để hạn chế tình trạng nổi mề đay là giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước. Hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi uống nước lạnh, bạn có thể uống nước ấm hoặc uống thêm nước trái cây, nước rau hoặc súp.

Những thông tin trên hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức về bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa. Cách tốt nhất để điều trị bệnh chính là gặp bác sĩ để thăm khám trực tiếp, từ đó tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng bệnh.

Lên đầu trang
Loading