Tắc mạch máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm cần biết

2022-09-05 11:02:00

Tắc nghẽn mạch máu não là một trong những tình trạng đặc biệt nguy hiểm cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt để không gây ảnh hưởng tới tính mạng, làm giảm các biến chứng nặng nề sau này. Cùng tìm hiểu những thông tin chính xác và chi tiết nhất về bệnh lý này qua bài viết dưới đây để có được những giải pháp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả.

I - Tắc nghẽn mạch máu não là như thế nào?

Khi mạch máu có nhiệm vụ cung cấp lượng máu và oxy đến não gặp phải tình trạng bị chặn làm giảm thậm chí ngừng lưu thông, khiến não bộ khi đó không có được đủ lượng máu và oxy để duy trì hoạt động, các tế bào não bộ bị tổn thương, được gọi là tắc nghẽn mạch máu não. Đây là bệnh lý có thể gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm tới não bộ và cũng là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Cụ thể, tắc nghẽn mạch máu não được chia thành 2 loại:

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Chiếm đa số trong các trường hợp bị đột quỵ, xảy ra do trong mạch máu não có xuất hiện cục máu đông (huyết khối) hoặc cục máu đông từ những vị trí khác di chuyển tới não, có mảng bám xơ vữa động mạch đọng lại ở thành mạch máu não, chúng làm ngăn lưu thông của dòng máu, từ đó gây ra đột quỵ.
  • Đột quỵ xuất huyết: Hay còn được gọi là xuất huyết não do mạch máu não đột ngột bị vỡ ra khiến máu bị tràn ra, gây tổn thương nghiêm trọng tới não. Bệnh xảy ra do tình trạng bị tăng huyết áp, mạch máu bị dị dạng hoặc bị phình to, gây áp lực lớn lên thành mạch, khiến chúng bị vỡ ra.

tac-nghen-mach-mau-nao-la-gi

II - Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạch máu não

Tắc nghẽn mạch máu não xảy ra xuất phát từ những yếu tố nguy cơ như:

1. Mảng xơ vữa động mạch trong thành mạch máu

Các mảng xơ vữa hình thành từ chất béo, cholesterol, canxi… tích tụ, chúng bám vào bên trong thành động mạch, làm mạch bị thu hẹp, làm giảm lưu thông máu lên não. Theo thời gian khi mảng bám ngày càng lớn có thể khiến lòng mạch bị chặn hoàn toàn, ngừng cung cấp máu lên não, hoặc những mảng bám này sẽ có thể bị vỡ ra, hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu.

Nguyên nhân gây ra việc hình thành các mảng bám này là do người bệnh có chế độ ăn chứa nhiều chất béo, lạm dụng rượu, bia, chất kích thích, lười vận động hay đang gặp phải các tình trạng thừa cân, huyết áp cao…

2. Cục máu đông (huyết khối)

Cục máu đông hình thành trong mạch máu não hoặc từ những bộ phận khác trong cơ thể (thường là từ tim) di chuyển đến làm tắc nghẽn mạch máu não. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Cục máu đông được hình thành bởi nhiều nguyên nhân như người mắc bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh rung nhĩ hoặc những bệnh lý về tim mạch khác, bị xơ vữa động mạch…

3. Thuyên tắc mạch máu (embolism)

Đây là tình trạng khi cục máu đông hoặc mảng xơ vữa vỡ ra từ những mạch máu khác trong cơ thể (thường là tim) di chuyển đến mạch máu não và bị kẹt lại ở những mạch máu nhỏ, gây ra tắc nghẽn mạch máu não.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do người bệnh mắc các bệnh lý về rối loạn tim mạch như rung nhĩ.

nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não

4. Bệnh lý tim mạch

Cụ thể, các bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, bệnh van tim… khiến nhịp tim bị rối loạn, buồng tim đập không đều, dẫn đến hình thành các cục máu đông, chúng di chuyển qua động mạch, khi đến mạch máu não nhỏ hơn gây ra tình trạng bị tắc nghẽn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do người bệnh mắc các bệnh lý về tim bẩm sinh hoặc bị huyết áp cao.

5. Dị dạng mạch máu não

Khi mạch máu não có hình dạng và cấu trúc bất thường như bị phình to, dị dạng sẽ có thể gây tắc nghẽn thậm chí vỡ ra tại vị trí đó, gây ra đột quỵ.

6. Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các yếu tố trên, tắc nghẽn mạch máu não còn xảy do các yếu tố khác như:

  • Bị huyết áp cao: Khiến áp lực máu cao, gây ra sự hình thành của cục máu đông, mảng xơ vữa động mạch, thậm chí vỡ mạch máu. Đây là một trong những yếu tố phổ biến gây ra tắc nghẽn mạch máu.
  • Bị tiểu đường: Lượng đường trong máu cao sẽ rất dễ khiến các mạch máu bị tổn thương, dễ làm hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Thừa cân, béo phì: Bởi đây chính là tác nhân gây ra các tình trạng như tiểu đường, huyết áp cao cũng như các vấn đề về tim mạch.
  • Bị mỡ trong máu: Vì nồng độ cholesterol cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Người hút nhiều thuốc lá: Trong thuốc lá có nhiều hoạt chất có hại, đặc biệt là nicotine sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, làm tổn thương thành mạch máu.

III - Những triệu chứng của bệnh tắc mạch máu não

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình nhất chính là:

  • Cơ thể đột nhiên bị choáng váng, mất thăng bằng.
  • Mê sảng, mất khả năng nhận thức.
  • Ngất xỉu.
  • Mất thị lực ở một hoặc hai bên mắt.
  • Có cảm giác yếu cơ, tê liệt ở khuôn mặt, mặt và miệng bị méo.
  • Yếu liệt một bên cơ thể, tay chân khó cử động, hai tay không thể đưa lên cao qua đầu cùng một lúc.
  • Đau đầu dữ dội, thường kèm theo chóng mặt, nôn mửa.
  • Nói lắp, khó nói.
  • Co giật.

Khi đó, việc quan trọng nhất cần làm là nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời trong khoảng “thời gian vàng”, bảo vệ mạng sống, giảm tối đa nguy cơ tổn thương não bộ cho người bệnh.

triệu chứng của bệnh tắc nghẽn mạch máu não

IV - Tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không?

Có thể khẳng định, đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm vì khi đó, não bộ không được nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết sẽ khiến hàng triệu tế bào não chết dần sau mỗi phút bị tắc nghẽn mạch máu não, gây ra những tổn thương nặng nề và không thể phục hồi ở não bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời, gây ra vô vàn những hậu quả, biến chứng về sau.

Tắc nghẽn mạch máu não gây ra đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ thiếu máu cục bộ (chiếm tới khoảng 85% các trường hợp). Nếu người bệnh bị tắc nghẽn ở những mạch máu lớn sẽ gây ra cơn đột quỵ trầm trọng, đe dọa lớn tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới.

Khi may mắn được điều trị kịp thời và thoát khỏi cơn đột quỵ, bệnh cũng có thể gây ra vô vàn những vấn đề sức khỏe nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và người bệnh sau này như:

  • Bị yếu cơ, liệt nửa người, mất khả năng vận động bình thường.
  • Rối loạn ngôn ngữ, mất khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp.
  • Suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.
  • Gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi.
  • Gây ra huyết áp cao cùng các vấn đề về tim mạch, làm tăng nguy cơ khiến đột quỵ tái phát.
  • Ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần của người bệnh, khiến họ rất dễ rơi vào trầm cảm, chán nản cùng nhiều vấn đề tâm lý khác, nhất là khi lúc nào họ có thể sẽ phải sống phụ thuộc vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu người bệnh bị tắc nghẽn ở những mạch máu nhỏ, tuy không gây nguy hiểm nhiều như ở mạch máu lớn khi gây ra cơn đột quỵ nhẹ (hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua TIA), nó xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn từ vài phút cho tới vài giờ, nhưng người bệnh cũng không thể chủ quan, bởi đây chính là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra cơn đột quỵ lớn và trầm trọng hơn trong tương lai.

tắc nghẽn mạch máu não rất nguy hiểm

V - Chẩn đoán bệnh tắc nghẽn mạch máu não

Tắc nghẽn mạch máu não thường được chẩn đoán bằng hình ảnh qua có phương pháp như:

  • Chụp CT cắt lớp.
  • Chụp MRI não.
  • Chụp mạch DSA.
  • Chụp mạch MRA.
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ.
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh.

VI - Cách điều trị tắc mạch máu não

Có 3 phương pháp điều trị phổ biến hiện nay đó chính là:

  • Dùng thuốc tan huyết khối: Đây là giải pháp thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh được cấp cứu kịp thời và đang trong “thời gian vàng” trong cấp cứu, giúp làm tan cục máu đông, thông mạch cho dòng máu được lưu thông dễ dàng tới não bộ.
  • Can thiệp mạch: Lúc này, bác sẽ can thiệp nội mạch nhằm mục đích giúp thông mạch, loại bỏ cục máu đông và các mảng xơ vữa trong thành mạch.
  • Phẫu thuật: Bao gồm phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh và phẫu thuật đặt stent, chỉ định trong trường hợp mạch máu của người bệnh đã bị tắc nghẽn nặng.

Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những giải pháp điều trị phù hợp.

VII - Phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu não

Bạn nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh hiệu quả như:

  • Nói không với thuốc lá cũng như các chất kích thích có hại khác.
  • Dành thời gian cho việc tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc tối thiểu là 3 buổi mỗi tuần.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày, nên tăng cường thêm rau xanh, trái cây tươi, hạn chế các loại thực phẩm gây hại, chứa nhiều chất béo, đường, muối như thức ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Kiểm soát và điều trị tốt nếu có đang mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, mỡ máu…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu hiệu quả hơn, đặc biệt là ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường như người cao tuổi, người mắc các bệnh nền mạn tính… việc sử dụng thêm các sản phẩm Đông y thế hệ 2 với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, được sản xuất theo dây chuyền hiện đại chuẩn GMP - WHO như Viên thông mạch Ngự Y Mật Phương 21 từ Nhất Nhất, là giải pháp được rất nhiều người sử dụng và chuyên gia đánh giá cao.

tắc nghẽn mạch máu não uống nymp 21

Ngự Y Mật Phương 21 có cơ chế bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch, giúp “làm sạch” mạch máu, tăng khả năng lưu thông của máu tới não bộ, từ đó giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu hiệu quả, an toàn.

Có thể thấy, tuy là một tình trạng vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời và điều trị kiên trì, tích cực, tắc nghẽn mạch máu não có thể được khắc phục hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên có cho bản thân những giải pháp giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ