Viêm xoang mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

2023-03-28 15:51:20

Viêm xoang mạn tính nằm trong nhóm bệnh gây nhiều triệu chứng phiền toái, điều trị dai dẳng, lâu và khó khỏi nhất. Việc điều trị viêm xoang mạn tính bằng nội khoa hay ngoại khoa sẽ được chỉ định phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm xoang mạn tính hiệu quả.

I. Viêm xoang mạn tính là gì?

Dựa trên tiêu chí về thời gian diễn tiến của bệnh thì viêm xoang được chia thành hai loại là viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh diễn ra trong thời gian ngắn dưới 4 tuần. Trong khi viêm xoang mạn tính chỉ tình trạng viêm nhiễm trùng xoang dai dẳng với thời gian kéo dài hơn 3 tháng (12 tuần) với những triệu chứng biểu hiện nặng hơn so với viêm xoang cấp. 

Viêm xoang mạn tính được chia thành 3 dạng chính dựa theo đặc điểm bệnh lý và phương pháp điều trị:

  • Viêm xoang mạn tính không có polyp mũi: Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp viêm xoang mạn tính. Chỉ tình trạng niêm mạc xoang bị phù nề, sưng viêm, tiết dịch nhầy nhưng không có polyp mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường xuất phát từ nhiễm trùng dai dẳng, do kích ứng dị ứng hoặc yếu tố môi trường bên ngoài tác động.
  • Viêm xoang mạn tính có polyp mũi: Chỉ tình trạng bệnh viêm xoang có các khối polyp phát  triển trong niêm mạc xoang mũi khiến các triệu chứng tắc nghẹt mũi, viêm nhiễm trùng xoang trở nên trầm trọng hơn.
  • Viêm xoang mạn tính do nấm dị ứng: Đây là dạng ít phổ biến hơn 2 loại trên, thường xảy ra với những đối tượng có sức đề kháng kém dẫn tới nấm xâm nhập vào trong xoang gây kích ứng dị ứng và viêm.

II. Triệu chứng viêm xoang mạn tính 

Người bị viêm xoang mạn tính có các triệu chứng chung của bệnh viêm xoang và các biểu hiện thường nặng hơn viêm xoang cấp bao gồm:

  • Chảy nước mũi đục và đặc: Dịch mũi có mủ đặc hoặc nước mũi chảy ra có màu xanh lá hoặc màu vàng.
  • Chảy nước mũi liên tục: Chảy nước mũi là một triệu chứng phổ biến của viêm xoang mạn tính và người bệnh có thể bị chảy nước mũi liên tục trong nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí có thể kéo dài nhiều tháng.
  • Nghẹt mũi: Thường xuyên bị tắc ngạt mũi, khó thở bằng mũi, phải dùng miệng để thở. Đa số các bệnh nhân viêm xoang mạn bị ngạt mũi ở mức độ trung bình và nặng.
  • Đau nhức vùng mặt: Nhức đau âm ỉ, sưng tấy lan quanh vùng mắt hay má, mũi hoặc vùng trán.
  • Giảm hoặc mất khứu giác, vị giác.

Viêm xoang mạn tính là một bệnh lý phức tạp mà các triệu chứng không chỉ dừng lại ở tắc nghẹt hay chảy nước mũi mà còn có thể đi kèm với các triệu chứng phổ biến khác như: Ho, đau rát họng, hơi thở có mùi nặng, miệng hôi, người mệt mỏi, đau đầu… 

Nếu thực hiện nội soi hình ảnh mũi, triệu chứng viêm xoang mạn tính thể hiện ở một hoặc nhiều trong các đặc điểm sau:

  • Thấy xuất hiện dịch mủ đặc nhầy vị trí khe giữa, một số trường hợp xuất hiện ở khe trên.
  • Viêm phù nề niêm mạc hoặc đang tạo thành polyp mũi.
  • Hiển thị bất thường ở cấu trúc mũi như V.A quá phát, vách ngăn bị lệch vẹo...
  • Tăng tiết dịch, loét, sẹo hình thành trên niêm mạc xoang

Viêm xoang mạn tính có đặc điểm tái phát nhiều lần, dai dẳng, tái đi tái lại khoảng 3 tháng lại lặp lại một lần hoặc nhiều hơn. 

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính thường có triệu chứng chảy nước mũi liên tục hoặc dịch nước mũi đặc, có lẫn mủ

III. Viêm xoang mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm xoang mạn tính nếu không được kiên trì chữa trị, để tiến triển nặng thêm có thể dẫn đến nhiều biến chứng sang các cơ quan khác như: viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa... Nghiêm trọng nữa, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh: Biến chứng viêm xoang lan đến mắt có thể khiến suy giảm thị lực thậm chí dẫn tới mù lòa, biến chứng nội sọ do dịch nhiễm trùng xoang có thể lan rộng đến màng não hoặc các chất lỏng quanh não dẫn tới áp xe não, viêm màng não, não úng thủy…

IV. Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính

Bệnh viêm xoang mạn tính thường gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Do nhiễm trùng
Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh viêm xoang mạn tính là do bị vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công. Một số loại vi khuẩn phổ biến gây viêm xoang mạn tính gồm Heamophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella, phế cầu (Neisseria meningitidis), liên cầu (Streptococcus pyogenes) và tụ cầu (Staphylococcus aureus)... 
  • Do xác định và điều trị chưa đúng, chưa hiệu quả viêm xoang cấp

Việc chọn được phương pháp chính xác để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn khi ở giai đoạn sớm, mới ở thể nhẹ viêm xoang cấp tính là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên do chủ quan, nhiều người không đi khám bệnh để điều trị từ sớm hoặc điều trị sai phương pháp nên nhiều đợt cấp tính của viêm xoang đã tái đi, tái lại làm cho bệnh diễn biến nặng hơn và trở thành viêm xoang mạn tính. 

  • Tiền sử mắc bệnh lý liên quan 

Một số trường hợp viêm xoang mạn tính là do trước đấy, người bệnh đã từng mắc các bệnh như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, hệ miễn dịch suy yếu... dễ tiến triển bệnh chuyển sang viêm xoang. Hoặc tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng trào ngược khiến axit dịch vị từ nội tạng trào ngược lên họng mũi sinh vi khuẩn, lan và gây viêm niêm mạc rồi dẫn đến viêm xoang mạn. 

  • Yếu tố môi trường

Sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm (khói bụi, ẩm thấp, thiếu vệ sinh…) cũng làm tăng nguy cơ gây viêm trong các hốc xoang và sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính nếu không có biện pháp cải thiện tốt môi trường sinh sống. Hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải làm việc, sinh sống tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như ammonia, formaldehyde cũng có thể làm kích ứng niêm mạc mũi xoang từ đó gây viêm xoang mũi mạn tính. 

  • Cấu trúc giải phẫu xoang mũi bất thường

Một số dị dạng về cấu trúc xoang mũi như: Vách ngăn vẹo lệch, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát… cũng là nguyên nhân khiến cho dẫn lưu mũi xoang bị ảnh hưởng, tăng khả năng lắng đọng ứ dịch nhầy mũi xoang và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính xu hướng ngày càng phổ biến do gia tăng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu … 

V. Chẩn đoán viêm xoang mạn tính

Để chẩn đoán được chính xác bệnh viêm xoang mạn tính, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý, triệu chứng, thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm (nếu cần). Cụ thể các phương pháp phổ biến chẩn đoán viêm xoang mạn tính gồm có: 

1. Thăm khám lâm sàng

  • Bao gồm hỏi, đánh giá tiền sử bệnh lý, các triệu chứng cơ năng, các yếu tố nguy cơ gây bệnh
  • Khám lâm sàng mũi, họng, tai... để đánh giá tình trạng bệnh

2. Cận lâm sàng

  • Chụp X-quang xoang: sử dụng tia X tạo ra hình ảnh (2D) tổng quan về các xoang cạnh mũi nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
  • Chụp CT xoang: sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh (3D) chi tiết và lập thể về các xoang cạnh mũi nhằm phát hiện cấu trúc xoang bất thường gây bệnh

3. Chẩn đoán trực tiếp

  • Nội soi mũi: Sử dụng ống nội soi nhỏ, linh hoạt để quan sát trực tiếp bên trong mũi và xoang.

4. Chẩn đoán phân biệt

  • Xét nghiệm dị ứng: Xác định các chất dị ứng có thể gây ra các triệu chứng viêm xoang mạn tính.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, xác định các dấu hiệu dị ứng...
  • Xét nghiệm vi sinh, dịch tiết mũi, họng: Mục đích xác định vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh.
  • Test kích thích mũi: Để xác định loại chất dị ứng gây viêm xoang mạn tính
  • Phản ứng phân hủy mastocyte dương tính chỉ ra bệnh nhân có tính dị ứng kích ứng cao, nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng và viêm xoang mạn tính.

VI. Cách điều trị bệnh viêm xoang mạn tính

Điều trị bệnh viêm xoang mũi mạn tính cần tuân theo các nguyên tắc như: Chống phù nề niêm mạc mũi xoang, đảm bảo xoang mũi thông thoáng, tránh xa các nguyên nhân gây viêm xoang. Dựa trên tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ, mà theo đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị nội hay ngoại khoa. 

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên áp dụng đầu tiên cho người bị viêm xoang, thường bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân. 

1.1. Điều trị toàn thân

Điều trị toàn thân, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh các loại thuốc như:

- Thuốc kháng sinh:

  • Amoxicillin (Clamoxyl) 0,5g: Liều lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Cefadroxil (Biodroxil) 0,5g: Liều lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Cefuroxim (Zinnat, Zinmax, Cefuroxim) 0,25 - 0,5g: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Khi có nhiễm vi khuẩn kỵ khí thì sử dụng: Metronidazol (Flagyl) 0,25g số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày hoặc truyền tĩnh mạch 500mg/100ml 2 lần/ngày.

- Thuốc kháng viêm dạng uống:

Alphachymotrypsine hoặc lysozyme (Noflux 90mg): Số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày, trong thời gian 5 ngày.

1.2. Điều trị tại chỗ

  • Dùng thuốc co mạch: Các loại thuốc co mạch thường được chỉ định dùng: Chlorzoxazone, Naphazoline, Pseudoephedrine, Phenylephrine…
  • Thuốc corticosteroids dạng xịt: Corticoid dạng xịt (hay còn gọi là steroid): Bao gồm các thuốc như budesonide, mometasone, flucocorticoid... ngày 1-2 lần hoặc hơn tùy chỉ định của thầy thuốc theo tình trạng bệnh.

Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên áp dụng đầu tiên cho người bị viêm xoang mạn tính

Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên áp dụng đầu tiên cho người bị viêm xoang

2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật chính là sự lựa chọn cuối cùng cho những người bị viêm xoang mạn tính, khi mà đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa nhưng không đem lại kết quả. Hoặc phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp viêm xoang mũi mạn tính có khiếm khuyết về giải phẫu (lệch vách ngăn, cuốn giữa đảo chiều…).

Các hình thức phẫu thuật viêm xoang mạn tính bao gồm: 

2.1. Phẫu thuật nội soi xoang 

Là phương pháp sử dụng ống nội soi (có chứa đèn nhỏ và camera) để thu lại hình ảnh bên trong mũi và xoang. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ dịch nhầy tích tụ bên trong xoang mũi hoặc polyp (nếu có) hoặc có mô bất thường chặn trong xoang mũi. Đồng thời, có thể tiến hành mở rộng các lỗ thông xoang, giúp người bệnh dễ thở hơn. 

Phẫu thuật nội soi xoang thường mất khoảng 2-3 giờ, không gây sưng nề hay bầm tím ở vùng mặt.

2.2. Phẫu thuật tạo hình vách ngăn

Bác sĩ sẽ phẫu thuật định hình lại cấu trúc vách ngăn mũi hoặc mô mũi để cải thiện dẫn lưu khí trong các xoang mũi. Nhờ đó, giúp người bệnh cải thiện chức năng hô hấp và khắc phục bệnh viêm xoang.

*/ Chú ý, sau phẫu thuật bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng 1-2 tuần để phòng nhiễm khuẩn sau mổ, kết hợp với corticosteroid để chống viêm. Hàng ngày, người bệnh cần làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, nâng cao thể trạng.

3. Điều trị theo Đông y

Vì Đông y xác định rất tốt nguyên nhân thực sự của viêm xoang là do cơ địa, nên phương thức chữa trị theo Đông y cũng rất trúng đích: Tác động vào cơ địa, cân bằng âm dương, khiến cho cơ địa xoang của người bệnh trở về như người bình thường. Làm được điều này, thì dù sau đó người bệnh có tiếp xúc với các loại yếu tố nguy cơ, thì cũng sẽ không phát ra thành bệnh nữa.

Đông y tốt, nhưng không phải sản phẩm Đông y nào cũng tốt. Hiện nay, tình trạng "Đông y bẩn" tràn lan khiến hai chữ Đông y bị ảnh hưởng uy tín quá nhiều. Thị trường tràn lan các loại Đông y không đúng chuẩn, hiệu quả hời hợt không có kiểm định rõ ràng, thương hiệu không đáng tin cậy.

Chỉ có Viên Xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Nhất Nhất mới thực sự tạo ra hiệu quả chữa viêm xoang, tác động được vào cơ địa, khiến bệnh viêm xoang mũi mạn tính được kiểm soát từ triệu chứng đến nguy cơ tái phát, vô cùng khác biệt về mặt hiệu quả.

Sản phẩm này chính là được bào chế theo phương pháp trị xoang dùng cho vua chúa (Ngự y mật phương), và sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất tiêu chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng.

Hy vọng với những nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh viêm xoang mạn tính. Việc điều trị can thiệp từ sớm sẽ tối ưu hiệu quả chữa bệnh cũng như chi phí. Chính vì thế mà ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm xoang, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng phương pháp, tránh để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

thông tin tư vấn

Viên xoang Nhất Nhất 34
Viên xoang Nhất Nhất 34
Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ