Bị chóng mặt nên làm gì? 6 Cách xử lý Khẩn Cấp & Lưu ý khi điều trị bệnh

2022-12-05 09:12:42

Những cơn chóng mặt, hoa mắt thường đến mà không báo trước. Nếu nắm được những cách xử lý khi bị chóng mặt bạn sẽ tránh được những tai nạn không đáng có. Ngoài ra những phương pháp điều trị chóng mặt nếu được thực hiện đúng và kiên trì sẽ giúp đẩy lùi tình trạng hoa mắt, chóng mặt của bạn.

I - Những cách xử lý khẩn cấp khi bị chóng mặt

Bạn sẽ không biết được khi nào cơn chóng mặt sẽ ập đến, do đó bạn nên ghi nhớ những cách xử lý khẩn cấp trong những tình huống bị hoa mắt, chóng mặt dưới đây:

1. Ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức

Ngay khi cảm thấy hoa mắt, choáng váng, chóng mặt thì bạn nên ngồi hoặc nằm xuống, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị vấp ngã, tai nạn. Hoặc nếu bạn đang ở trong những tình huống đặc biệt như lái xe thì cố gắng tấp dần vào lề đường, nếu đang ở trên cao thì hãy cố gắng bám thật chặt vào vật gì đó,.. Nói chung tùy vào từng tình huống mà hãy đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bản thân trước.

Bởi khi đứng máu có xu hướng dồn xuống chân và lưu lượng máu đến não bị giảm đi. Khi ngồi xuống, trọng lực giảm sẽ giúp máu lưu thông tới não tốt hơn, đảm bảo cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho não.

nên ngồi hoặc nằm xuống khi bị chóng mặt

2. Hít thở sâu

Việc thực hiện hít thở sâu khi đang bị hoa mắt chóng mặt sẽ giúp bạn thư giãn, tăng lượng oxy cung cấp cho cơ thể và xử lý hiệu quả tình trạng choáng váng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

  • Hít vào bằng mũi trong khoảng 4 giây
  • Giữ hơi trong phổi khoảng chừng 4 giây nữa
  • Thở ra chậm rãi qua miệng, nhẩm đếm trong đầu từ 1 đến 8
  • Lặp lại khoảng 5 - 10 lần hoặc tới khi bạn cảm thấy đỡ hoa mắt, chóng mặt hơn.

hít thở sâu khi bị chóng mặt

3. Nhìn tập trung vào 1 điểm

Khi chóng mặt, bạn thường có cảm giác mọi vật xung quanh quay cuồng, chuyển động và mất thăng bằng. Việc tập trung nhìn vào 1 điểm hoặc 1 đồ vật nào đó sẽ giúp tâm trí của bạn không bị phân tán bởi các yếu tố chuyển động xung quanh, từ đó giúp giữ thăng bằng và ổn định cơ thể.

Ngoài ra khi mắt nhìn vào một điểm cố định, các sự chuyển động sẽ giảm và được giới hạn trong 1 trường nhất định. Não sẽ nhận được thông tin ổn định hơn từ mắt, từ đó giúp giảm sự mất cân đối hình ảnh và giảm sự khó chịu của chứng chóng mặt.

xử lý chóng mặt bằng cách nhìn tập trung

4. Tập các động tác giãn cơ cổ

Các động tác giãn cơ cổ có thể giúp giảm căng thẳng trong cơ cổ, cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng chóng mặt. Một số động tác bạn có thể thực hiện gồm:

  • Nghiêng cổ và vai: Bạn cần ngồi thẳng, sau đó dùng tay ấn nhẹ lên đỉnh đầu và nghiêng cổ + vai từ phía trước sang phía sau. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó thả lỏng.
  • Quay vòng cổ: Ngồi thẳng rồi quay vòng cổ từ phía trước sang phía sau theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và chậm rãi trong khoảng 30 giây.

5. Uống nước

Đôi khi cơn chóng mặt bắt nguồn do bạn đang bị mất nước, việc bổ sung nước sẽ giúp giúp bổ sung thêm một lượng nước cần thiết cho cơ thể và ngăn chặn tình trạng mất nước gây chóng mặt. Ngoài ra Uống nước cũng có thể giúp tăng lượng chất lỏng trong hệ thống tuần hoàn, hỗ trợ cung cấp máu và oxy đến não, từ đó làm giảm triệu chứng chóng mặt.

6. Uống nước đường

Không loại trừ khả năng cảm giác choáng váng, chóng mặt của bạn là do hạ đường huyết, vì vậy uống một cốc nước đường có thể giúp nhanh chóng tăng đường huyết, làm giảm triệu chứng chóng mặt.

uống nước đường nếu bị chóng mặt

II - Những cách chữa trị chứng chóng mặt tại nhà

Những cách xử lý khi bị chóng mặt trên thường là giải pháp tình thế được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Để điều trị bệnh hoa mắt, chóng mặt tốt hơn bạn cần thăm khám y tế để được các bác sĩ tư vấn giải pháp. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà như:

1. Sử dụng các bài tập hỗ trợ

Bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng chóng mặt bằng việc thực hiện một vài bài tập đơn giản như sau:

1.1/ Hết chóng mặt với bài tập Epley

Bài tập này thường được sử dụng để điều trị chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), đây là một loại chóng mặt do các tinh thể canxi (canaliths) bị bật ra khỏi tai trong. Bài tập sẽ giúp định vị lại các tinh thể này để giảm các triệu chứng chóng mặt. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngồi trên giường hoặc một bề mặt chắc chắn, hai chân thả lỏng xuống. Chuẩn bị 1 chiếc gối & kê sao cho khi nằm xuống thì vai của bạn sẽ đặt vào gối chứ không phải đầu.
  • Bước 2: Quay đầu 45 độ sang bên gây ra các triệu chứng chóng mặt. Ví dụ nếu khi nghiêng đầu sang phải mà bạn thấy chóng mặt, thì hãy quay đầu sang bên phải.
  • Bước 3: Giữ nguyên đầu quay ở góc 45 độ và Nằm ngửa xuống. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây hoặc cho đến khi hết chóng mặt.
  • Bước 4: Từ từ quay đầu sang phía đối diện sao cho mắt vẫn nhìn chéo lên 1 góc 45 độ, chú ý không ngẩng đầu lên. Giữ khoảng 30 giây.
  • Bước 5: Từ từ lăn người sang một bên & đồng thời tiếp tục quay đầu, mắt lúc này sẽ nhìn chéo xuống sàn nhà 45 độ. Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây nữa.
  • Bước 6: Từ từ ngồi dậy
cách trị chóng mặt bằng bài tập epley

1.2/ Cách hết chóng mặt với bài tập Semont

Tương tự như bài tập Epley, động tác Semont cũng nhằm mục đích định vị lại các tinh thể canxi ở tai trong để giảm bớt các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Thao tác thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngồi thẳng trên giường hoặc một bề mặt phẳng. Hai chân duỗi xuôi xuống dưới đất.
  • Bước 2: Quay đầu 45 độ sang bên gây ra cơn chóng mặt. Ví dụ nếu bạn hay bị chóng mặt khi quay sang trái thì hãy quay đầu sang trái
  • Bước 3: Giữ nguyên đầu quay ở góc 45 độ đó & nhanh chóng nằm nghiêng sang một bên, Lúc này Đầu của bạn phải ngửa ra sau & mặt hướng lên trên. Chân nên rút lên trên giường. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1-2 phút hoặc cho đến khi hết chóng mặt.
  • Bước 4: Nhổm người dậy & nhanh chóng nằm nghiêng sang phía đối diện. Đầu vẫn nghiêng 1 góc 45 độ, tuy nhiên lúc này mũi của bạn sẽ hướng xuống dưới. Giữ tư thế này trong 1 - 2 phút.
  • Bước 5: Từ từ ngồi dậy về vị trí ban đầu|
chữa chóng mặt bằng bài tập semont

1.3/ Cách trị chóng mặt bằng động tác Foster

Đây là một bài tập do tiến sĩ Carol Foster giới thiệu vào năm 2012 để điều trị cho chứng chóng mặt do ống tủy sau. Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Bước 1: Quỳ trên sàn nhà hoặc bề mặt phẳng đủ rộng, hai tay chống xuống đất và đầu ngước lên trên cao.
  • Bước 2: Cúi gập đầu xuống tương tự như đang quỳ lạy, khấu đầu. Đảm bảo phần trán sẽ chạm sàn. Giữ tư thế này trong 30 giây.
  • Bước 3: Quay đầu 1 góc 45 độ về hướng mà bạn thường cảm thấy chóng mặt khi quay sang nhất. Mắt hướng xuống dưới và giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Bước 4: Giữ nguyên đầu và dùng 2 tay chống người dậy sao cho phần đầu sẽ nằm ngang so với lưng. Mắt lúc này sẽ hướng nghiêng lên trên 45 độ. Giữ tư thế này trong 30 giây
  • Bước 5: Từ từ nâng đầu lên vị trí thẳng đứng, chú ý vẫn giữ nguyên góc nghiêng 45 độ và quay về hướng bị chóng mặt. Sau đó từ từ trở về trạng thái ban đầu
trị chóng mặt bằng động tác foster

2. Sử dụng thuốc điều trị chóng mặt

Nhóm thuốc Tây y

Việc điều trị chứng chóng mặt bằng thuốc thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng, do đó bạn cần được bác sĩ có chuyên môn kê đơn. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến

  • Nhóm thuốc antihistaminic: Ví dụ như dimenhydrinate, meclizine hay cinnarizine có thể giúp giảm triệu chứng chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên, có thể người uống dễ bị buồn ngủ.
  • Nhóm thuốc cholinergic: Ví dụ như scopolamine, nhóm thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp chóng mặt nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm miệng khô và mờ mắt.
  • Nhóm thuốc benzodiazepine: Một số loại như diazepam hoặc lorazepam có thể được sử dụng để giảm triệu chứng chóng mặt.
  • Nhóm thuốc beta-blocker: Các loại thuốc như propranolol có thể được sử dụng, nhất là trong các trường hợp nguyên nhân xuất phát từ căng thẳng hoặc stress.
điều trị chứng chóng mặt bằng thuốc

Theo Đông y:

Đông y đã chỉ rõ, nguyên nhân chính (chiếm tới hơn 90% các trường hợp) gây chóng mặt là do thiếu máu lên não, cụ thể là lên hệ tiền đình, gây ra chứng rối loạn tiền đình.

Vì vậy, với nguyên tắc điều trị từ căn nguyên, trị chóng mặt theo Đông y với cơ chế giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạnh mẽ máu tới hệ tiền đình, từ đó làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt.

Tuy nhiên, không phải cứ thuốc Đông y là điều trị chóng mặt hiệu quả. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm “vô thưởng vô phạt”, tác dụng không rõ rệt. Duy chỉ sản phẩm chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp lại an toàn, không gây tác dụng phụ, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

III - Những lưu ý để điều trị hoa mắt, chóng mặt hiệu quả hơn

Để những cách điều trị chứng chóng mặt có hiệu quả tốt và nhanh hơn, bạn cũng cần chú ý tới những vấn đề sau trong cuộc sống hàng ngày:

  • Không chuyển tư thế quá nhanh: Nếu bạn đang ngồi hoặc nằm thì đừng đột ngột đứng dậy, thay vào đó hãy chậm rãi chuyển đổi tư thế. Việc chuyển tư thế quá nhanh có thể làm giảm áp lực máu và gây chóng mặt.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga và rượu là những thứ mà người muốn điều trị chứng chóng mặt cần đặc biệt tránh xa.
  • Điều chỉnh tư thế khi ngủ: Nếu cơn chóng mặt hay xuất hiện khi nằm ngủ, bạn hãy thử điều chỉnh tư thế khi ngủ bằng cách đặt gối cao hơn.
  • Hạn chế stress: Căng thẳng và căng cơ có thể làm giảm lưu thông máu đến não và gây chóng mặt. Hãy thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, hoặc các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu.
  • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao: Ở gần các nguồn nhiệt nóng lâu có thể làm giảm áp lực máu và gây chóng mặt. Vì vậy, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không ngồi quá lâu trong phòng nóng và đảm bảo luôn có đủ nước cho cơ thể.
  • Ăn uống, sinh hoạt điều độ: Hãy đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Thiếu chất dinh dưỡng và mất nước có thể gây chóng mặt. Hãy ăn uống đều đặn và ngủ đủ giấc mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh tim có thể gây chóng mặt. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lý nếu cần thiết

Hy vọng các cách trị chóng mặt trong bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát và giảm cảm giác khó chịu do chứng bệnh này gây ra. Nếu chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ