Hay bị choáng váng mất thăng bằng là bệnh gì? Điều trị ra sao?

2022-09-05 11:03:00

Thường xuyên bị choáng váng mất thăng bằng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe hệ thần kinh, tiền đình của bạn đang gặp phải vấn đề. Vậy cụ thể đó là những vấn đề gì? Và làm thế nào để có thể khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này?

I - Choáng váng mất thăng bằng là cảm giác như thế nào?

Choáng váng mất thăng bằng là cảm giác khi bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể, có thể kèm theo các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, đi đứng không vững, buồn nôn, nhìn mờ, tai ù… Tình trạng này thường xảy ra mỗi khi bạn đột ngột thay đổi tư thế hay bị khị stress mệt mỏi kéo dài.

Theo cơ chế để duy trì sự thăng bằng của cơ thể, đó là nhờ sự phối kết hợp của các bộ phận nằm trong hệ thần kinh, hệ thống tiền đình ở tai trong, hệ thống mạch máu lưu thông. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng cơ thể bị choáng váng mất thăng bằng chứng tỏ các hệ thống trên đang gặp phải vấn đề, làm cản trở sự hoạt động bình thường. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan.

choáng váng mất thăng bằng là sao

II - Nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng mất thăng bằng

1. Thiếu máu lên não và hệ tiền đình

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng choáng váng mất thăng bằng.

Vì não bộ là cơ quan có chức năng kiểm soát mọi cảm nhận và hoạt động của cơ thể, việc thiếu lượng máu và oxy cần thiết tới não bộ khiến chức năng của chúng bị suy giảm, gây ra rất nhiều các triệu chứng về thần kinh, trong đó có choáng váng, mất thăng bằng.

Còn với hệ tiền đình, cơ quan nằm trong tai trong giúp kiểm soát chính sự cân bằng của cơ thể, khi hệ thống này không nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết để duy trì tốt hoạt động, chúng cũng trở nên bị rối loạn, gây ra cảm giác choáng váng mất thăng bằng cho người bệnh.

2. Rối loạn hệ thống tiền đình (tai trong)

Hệ thống tiền đình bị rối loạn bao gồm các bệnh lý như:

  • Rối loạn tiền đình: Khiến chức năng của hệ tiền đình bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, gây ra tình trạng choáng váng, chóng mặt.
  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV): Ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình khi các tinh thể canxi ở trong tai trong đi ra khỏi vị trí của mình, gây ra chóng mặt.
  • Viêm thần kinh tiền đình: Do cơ thể bị nhiễm vi rút, gây ra tình trạng chóng mặt nặng, choáng váng, mất thăng bằng.
  • Bệnh Meniere: Gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, mất thính giác, mất thăng bằng khi xuất hiện nhiều dịch ở trong tai. Đây là một tình trạng khá hiếm gặp.

3. Thiếu máu và hạ huyết áp

Khi cơ thể bị thiếu máu, nồng độ hemoglobin trong máu giảm mạnh, não bộ và các mô không thể nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết khiến các chức năng hoạt động cũng bị suy giảm, gây ra chứng chóng mặt, choáng váng, cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Trong khi đó, tình trạng bị hạ huyết áp đột ngột, nhất là mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế cũng có thể gây ra tình trạng bị mất thăng bằng cơ thể vì khi đó, lượng máu lưu thông đến não đã bị giảm đột ngột.

nguyên nhân gây choáng váng mất thăng bằng

4. Vấn đề tim mạch

Cụ thể, các bệnh lý về tim mạch có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bị choáng váng mất thăng bằng vì chúng làm giảm lưu lượng máu lưu thông lên não như:

  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim đập không đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình bơm máu của tim, làm giảm lưu thông máu lên não, khiến hoạt động của não bộ cũng bị suy giảm theo.
  • Bệnh động mạch vành: Khi các mạch máu bị tắc nghẽn, lưu lượng máu lưu thông tới não cũng bị giảm, gây ra tình trạng thiếu máu lên não.
  • Huyết áp thấp do tim: Khiến tim bơm không đủ lượng máu cần thiết để cung cấp cho não bộ.

5. Rối loạn hệ thần kinh

Choáng váng, mất thăng bằng còn có thể là dấu hiệu của những rối loạn hệ thần kinh, trong đó có những bệnh lý vô cùng nguy hiểm như:

  • Tai biến mạch máu não: Bệnh xuất hiện khi mạch máu lưu thông đến não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, gây tổn thương não bộ và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • U não: Khi trong não bộ có xuất hiện khối u làm chèn ép các dây thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát thăng bằng của não bộ.
  • Bệnh đa xơ cứng: Bệnh gây ra chóng mặt, mất thăng bằng vì làm tổn thương vỏ myelin của dây thần kinh.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị khi người bệnh sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ là cơ thể choáng váng, chóng mặt như thuốc an thần, thuốc chống lo âu, thuốc giãn cơ, thuốc kháng histamin, thuốc hạ huyết áp…

7. Vấn đề tâm lý

Một người rơi vào tình trạng bị căng thẳng, lo âu kéo dài có thể dẫn tới bị choáng váng, mất thăng bằng do làm kích thích hệ thần kinh, tim đập nhanh hơn hay rối loạn huyết áp. Ngoài ra, người mắc chứng rối loạn hoảng loạn cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.

8. Thiếu ngủ và mệt mỏi

Việc thiếu ngủ kéo dài khiến cơ thể ngày càng trở nên suy nhược, mệt mỏi, não bộ không có đủ thời gian cho việc phục hồi, từ đó gây ra rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng choáng váng, mất thăng bằng.

9. Hạ đường huyết

Khi lượng đường trong máu trở nên quá thấp, não bộ bị thiếu hụt năng lượng do không nhận đủ năng lượng từ glucose, từ đó gây ra tình trạng cơ thể run rẩy, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

10. Mất nước hoặc điện giải

Khi cơ thể bị mất nước, lượng máu và oxy lên não cũng vì đó mà bị suy giảm. Ngoài ra, việc mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể thiếu hụt nhiều khoáng chất thiết yếu cũng làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của hệ thần kinh. Từ đó, chúng làm sinh ra hiện tượng choáng váng, chóng mặt.

11. Các nguyên nhân khác

Một vài nguyên nhân khác gây ra tình trạng này do có tác động, làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiền đình như uống quá nhiều bia rượu, bị chấn thương ở vùng đầu, bị chấn thương ở vùng tai trong…

III - Bị choáng váng mất thăng bằng phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng bị choáng váng, mất thăng bằng, người bệnh nên có giải pháp xử lý kịp thời bằng cách:

  • Ngừng mọi hoạt động và ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức: Điều này để tránh nguy cơ bạn có thể bị té ngã hoặc gặp phải chấn thương không đáng có. Tốt hơn hết, bạn nên nằm ở tư thế để chân cao hơn đầu để có thể phần nào giúp cải thiện lưu thông máu lên não.
  • Không lái xe hoặc làm việc nguy hiểm: Để tránh việc bạn có thể gặp phải tai nạn, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi cho tới khi cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hít thở sâu và đều: Giúp bạn giảm tình trạng choáng váng do bị căng thẳng, lo âu quá độ cũng như cung cấp thêm oxy cho não bộ và cơ thể.
  • Uống nước hoặc đồ uống có chất điện giải: Trong trường hợp bạn bị choáng váng do thiếu nước và mất cân bằng điện giải, hãy bổ sung chúng một cách kịp thời và đầy đủ.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Thay vì thay đổi đột ngột sẽ làm giảm đột ngột lượng máu bơm lên não, bạn hãy di chuyển một cách từ từ, chậm rãi.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, thoải mái để cơ thể trở nên dễ chịu và phục hồi nhanh hơn.
  • Kiểm tra lượng đường huyết (nếu có tiền sử hạ đường huyết): Nếu kiểm tra thấy lượng đường trong máu đang ở mức thấp, gây ra tình trạng chóng mặt, bạn nên bổ sung ngay các loại thực phẩm có chứa đường như nước trái cây, bánh ngọt, kẹo…

làm gì khi bị choáng váng mất thăng bằng

Khi bị choáng váng, mất thăng bằng thường xuyên trong một khoảng thời gian, người bệnh nên:

  • Sớm tới các cơ sở y tế: Để được thăm khám và tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ: Với một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng như betahistine, meclizine, dimenhydrinate…
  • Tập thêm các bài tập thể dục giúp bổ trợ, cải thiện chứng chóng mặt: Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sự thăng bằng như yoga, bơi lội, đi bộ… hoặc thực hiện các bài tập chuyên biệt giúp phục hồi chức năng theo hướng dẫn từ chuyên gia.
  • Đặc biệt, khi bị choáng váng, mất thăng bằng có nghi ngờ do tai biến mạch máu não, tức là có kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như tê liệt người, nhìn mờ, mất ý thức… bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Ngoài ra, để có thể phòng ngừa hiệu quả cũng như hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cũng cần:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng bỏ bữa.
  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường lưu thông máu cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, hệ tiền đình.

Ngoài ra, để có thể khắc phục và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm với thành phần từ thảo dược chuẩn Đông y thế hệ 2 như Viên chóng mặt Ngự Y Mật Phương 6 từ Dược phẩm Nhất Nhất. Nhờ cơ chế tác động tới chính xác căn nguyên, tức là giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não và hệ tiền đình, hỗ trợ phục hồi chức năng của hai hệ thống này, từ đó giúp giảm hẳn tình trạng choáng váng, mất thăng bằng chỉ sau khoảng 2 ngày sử dụng, hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát trong một khoảng thời gian dài sau 1 liệu trình.

choáng váng mất thăng bằng uống nymp 6

Có thể thấy, chứng choáng váng, mất thăng bằng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bệnh lý khác nhau. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, kéo dài, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám để có thể sớm tìm ra được nguyên nhân chính xác, từ có có phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ