I. Tác dụng của tỏi trong trị nghẹt mũi
Tỏi có nhiều công dụng trong việc cải thiện triệu chứng khó chịu của nghẹt mũi. Chính vì thế mà phương pháp trị nghẹt mũi bằng tỏi được nhiều người áp dụng và chia sẻ. Những đặc tính của tỏi có tác dụng chữa nghẹt mũi, sổ mũi cụ thể như sau:
- Kháng khuẩn, ức chế vi sinh vật gây bệnh: Tỏi có chứa allicin, scorpion là những chất được ví như “kháng sinh tự nhiên”, có tác dụng kìm hãm sự phát triển mầm bệnh gây bệnh viêm xoang.
- Giảm sưng viêm: Tỏi có chứa thành phần có khả năng chống viêm, nhờ đó mà giảm tiết dịch nhầy, giúp mũi được thông thoáng hơn.
- Tăng cường sức đề kháng: Nhờ có chứa vitamin C, selen, sulfur mà tỏi có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cả cơ thể.
- Giảm đau cho mũi: Tình trạng sưng viêm niêm mạc mũi khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng tỏi để xoa dịu cơn đau nhức ở mũi, giảm mức độ đau cho mũi. Hoạt chất trong tỏi có tác dụng giảm sưng, đau nhức mũi.
Tuy nhiên sử dụng tỏi trị nghẹt mũi phải thực hiện đúng cách mới có kết quả. Nếu không thực hiện theo phương pháp an toàn không những nghẹt mũi không thuyên giảm mà bạn có thể còn bị kích ứng mũi, tỏi bị tắc trong đường thở hay bị nhiễm trùng mũi...
>>> XEM THÊM: TOP 8 cách giảm nghẹt mũi cấp tốc bạn đã biết?
II. Cách trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả
Bạn có thể sử dụng mỗi ngày từ 3-5 tép tỏi nhưng không nên dùng thường xuyên quá 10 ngày. Một số cách trị nghẹt mũi bằng tỏi hiệu quả và an toàn bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà như sau:
1. Xông hơi tỏi
Xông hơi bằng tỏi có tác dụng giúp nhanh chóng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Ngoài ra, tỏi có đặc tính kháng khuẩn nên có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm mũi hoặc viêm xoang mũi (một trong những nguyên nhân chính gây ra tắc ngạt mũi).
Thực hiện theo các bước sau để sử dụng tỏi xông hơi chữa nghẹt mũi:
- Bóc khoảng 3-5 tép tỏi, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Đun khoảng 500 ml nước cho tới khi sôi khoảng 5 phút, tiếp theo cho tỏi đã giã nát vào nước sôi và đun trong khoảng 2 phút.
- Tắt bếp, để nước nguội bớt, sau đó đưa vào gần nồi nước, chú ý không để mặt quá gần vì có thể làm bỏng da.
- Tiến hành xông hơi mũi trong khoảng thời gian 10 phút.
Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày giúp làm giảm nhẹ tình trạng tắc nghẹt mũi, đồng thời giúp thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng mệt mỏi.
2. Ăn tỏi sống
Tỏi sống có thể mang tới tác dụng dược lý nhanh hơn là tỏi chín, giúp ngăn chặn tình trạng viêm niêm mạc mũi và giảm sưng tắc mũi. Bóc sạch vỏ tép tỏi, sau đó bạn có thể ăn trực tiếp hoặc nếu bạn thấy ăn như vậy quá cay nồng thì bạn có thể ăn chung tỏi với một số loại thực phẩm khác giúp làm giảm bớt vị cay của tỏi.
Trị nghẹt mũi bằng cách ăn tỏi sống
3. Nước ép tỏi và cà chua
Sự kết hợp giữa tỏi và cà chua có thể đem lại hiệu quả tốt trong việc phục hồi niêm mạc mũi xoang bị tổn thương, ngăn tiết dịch nhầy mũi và giảm làm nghẹt mũi.
Bạn có thể tham khảo cách thực hiện nước ép tỏi và cà chua giúp mũi thông thoáng hơn như sau:
- Chuẩn bị 2 quả cà chua, 5-7 tép tỏi. Cho cà chua vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn hoặc nghiền nát cà chua, lọc lấy nước ép cà chua. Tỏi đem bóc vỏ sau đó băm nhỏ.
- Cho nước cà chua vừa lọc vào nồi và tiến hành đun sôi trong vài phút. Tiếp tục thêm tỏi và đun thêm trong khoảng 2 phút.
- Sau đó tắt bếp và đổ hỗn hợp ra cốc. Bạn có thể cho thêm chút tương ớt hoặc muối để dễ uống hơn.
- Uống hỗn hợp này thường xuyên để thu được hiệu quả cao nhất.
4. Dầu tỏi
Nếu bạn đang bị tình trạng tắc nghẹt mũi làm khó thở, sưng viêm đau mũi thì không thể bỏ qua mẹo dùng tỏi. Dưới đây là cách chế biến dầu tỏi để khắc phục tình trạng này:
- Chuẩn bị dầu oliu, 5-7 tép tỏi.
- Bóc vỏ tỏi, cho tỏi vào băm nhuyễn.
- Cho cả dầu oliu và tỏi đã băm nhỏ vào nồi và đun sôi trong khoảng thời gian 3-4 phút.
- Tắt bếp và để hỗn hợp tỏi và dầu oliu nguội.
- Sau đó, bạn sử dụng hỗn hợp này thoa lên vùng mũi, trán hoặc ngực.
Làm đều đặn theo cách này, bạn sẽ sớm thoát khỏi nghẹt mũi, mũi tiết dịch quá nhiều.
Sử dụng dầu tỏi chữa nghẹt mũi
>>> XEM THÊM: Cách chữa viêm xoang nghẹt mũi hiệu quả
5. Kết hợp tỏi và nghệ
Tỏi và nghệ đều là những nguyên liệu có khả năng ức chế vi khuẩn gây ra tình trạng viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Từ đó khắc phục triệu chứng ngạt mũi, hạn chế sổ mũi và sưng viêm mũi.
Cách dùng tỏi và nghệ trong việc cải thiện triệu chứng nghẹt mũi như sau:
- Chuẩn bị 2-4 tép tỏi, ½ thìa súp bột nghệ.
- Cho vào nồi khoảng 500 ml nước, đun sôi trong khoảng 3 phút.
- Thêm tỏi vào nồi nước, đun sôi trong 2 phút.
- Tiếp tục thêm súp bột nghệ vào nồi nước khuấy đều.
- Tắt bếp, đổ dung dịch này ra cốc.
- Uống hỗn hợp này thường xuyên giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.
6. Trà tỏi
Thêm một cách sử dụng tỏi để làm giảm tình trạng tắc nghẹt mũi xoang đó là dùng trà tỏi. Biện pháp này giúp làm thông thoáng đường mũi, hạn chế sổ mũi và giảm đau họng, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Bạn có thể tham khảo cách pha trà tỏi như sau:
- Chuẩn bị 3-4 tép tỏi, 2 thìa cà phê mật ong, ½ quả chanh.
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và thái tỏi thành từng lát mỏng. Cho tỏi vào nồi đun sôi.
- Lọc lấy nước tỏi và cho ra một chiếc cốc.
- Đợi cho đến nước tỏi nguội thì bạn thêm mật ong và chanh, khuấy đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.
7. Trị nghẹt mũi với thuốc nhỏ mũi làm từ tỏi
Từ nguyên liệu là tỏi, bạn có thể bào chế thành thuốc nhỏ mũi để làm sạch, sát khuẩn mũi hàng ngày. Từ đó, giảm nhanh tình trạng ngạt mũi do viêm mũi, viêm xoang.
Cách làm thuốc nhỏ mũi từ tỏi như sau:
- Chuẩn bị 1 tép tỏi, 1 lọ nhỏ mũi có chứa NaCl 0.9%.
- Bóc vỏ tỏi, thái tỏi thành từng sợi nhỏ.
- Cho khoảng 4-5 sợi tỏi vào chai nhỏ mũi, ngâm trong 3-4 ngày.
- Dùng dung dịch này để nhỏ mũi hàng ngày.
8. Công thức tỏi và mật ong trị nghẹt mũi
Có nhiều thành phần trong mật ong có tác dụng chống khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang tiến triển xấu đi. Nhờ đó, khắc phục được các nguyên nhân gốc gây ra nghẹt mũi, sổ mũi.
Chính vì thế mà khi kết hợp mật ong và tỏi sẽ hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả giảm nhanh ngạt mũi tốt hơn. Công thức dùng mật ong và tỏi như sau:
- Chuẩn bị bóc vỏ 2-3 tép tỏi, rồi đem rửa sạch.
- Băm nhuyễn hoặc xay nhỏ tỏi, rồi trộn với khoảng 3 thìa cà phê mật ong sao cho thật đều hỗn hợp.
- Sau đó, bạn có thể ăn trực tiếp hỗn hợp này.
Hoặc bạn có thể dùng cả tép tỏi (đã được bóc vỏ) ngâm vào mật ong trong 2-3 ngày, rồi uống dung dịch này trước mỗi bữa ăn.
9. Sốt tỏi món ăn ngon trị nghẹt mũi
Thêm một bí quyết thú vị giúp bạn đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi, giảm sưng viêm niêm mạc mũi nhanh chóng đó là sử dụng sốt tỏi. Công thức làm sốt tỏi như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3-4 tép tỏi, 1 quả bơ.
- Quả bơ đem nghiền nhuyễn, còn tỏi thì băm nhỏ.
- Sau đó, đem 2 nguyên liệu này trộn đều với nhau.
- Có thể dùng kèm với bánh mì, sử dụng hỗn hợp này thường xuyên để làm giảm tắc mũi.
10. Chữa nghẹt mũi bằng tỏi và giấm táo
Giấm táo có tác dụng cân bằng độ pH của lớp niêm mạc mũi, giúp làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra, giấm táo còn chứa nhiều loại vitamin, kali, magie giúp làm hồi phục niêm mạc mũi xoang bị tổn thương.
Dùng đồng thời tỏi và giấm táo có thể làm giảm tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mũi, khắc phục tắc nghẹt mũi.
Bước chuẩn bị:
- Tỏi: 3-4 tép.
- Giấm táo: 1 thìa cà phê.
Cách dùng như sau:
- Bóc sạch vỏ tỏi, băm nhỏ.
- Đổ vào nồi khoảng 500ml nước rồi đun sôi.
- Thêm tỏi đã băm nhuyễn cùng với giấm táo vào nồi, tiếp tục đun sôi trong khoảng 3-5 phút.
- Tắt bếp, mở vung cho hỗn hợp nguội bớt.
- Đưa mặt lại gần nồi, thực hiện xông hơi trong khoảng thời gian 10 phút.
III. Lưu ý khi dùng tỏi trị nghẹt mũi
Có rất nhiều mẹo sử dụng tỏi để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và khai thông đường thở. Đây hầu như là các biện pháp đơn giản, mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của tỏi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Cách sử dụng tỏi thường mang lại hiệu quả chậm, do vậy bạn cần thực hiện trong thời gian dài mới thu được hiệu quả rõ rệt.
- Dùng tỏi chỉ phù hợp với các trường hợp viêm mũi, nghẹt mũi ở mức độ nhẹ. Còn những trường hợp nặng thì việc dùng tỏi đem lại hiệu quả rất thấp.
- Tỏi chỉ là biện pháp hỗ trợ, để giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng thì cần áp dụng kết hợp với các biện pháp khác.
- Tuyệt đối không được nhét tỏi trực tiếp vào mũi, vì khi hít vào tỏi có thể đi sâu vào trong khoang mũi, gây bít tắc đường thở gây nguy hại cho sức khỏe.
- Những đối tượng bị viêm loét dạ dày hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn tỏi quá nhiều vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Nếu trong quá trình sử dụng tỏi, mà thấy tình trạng nghẹt mũi không đỡ thì bạn nên tạm dừng và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trị nghẹt mũi bằng tỏi là biện pháp dân gian được sử dụng nhiều nhằm cải thiện bệnh, khai thông đường thở. Tuy nhiên, hãy thực hiện đúng theo các hướng dẫn và chú ý tới các vấn đề đã nêu ở trên để thu được hiệu quả tốt nhất.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/7-meo-tri-nghet-mui-bang-toi-don-gian-hieu-qua-ban-nen-thu-ngay-n22199.html