Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới hay không?

2023-05-30 13:20:05

Trong thời gian diễn ra kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ đôi khi xuất hiện một số cơn đau, cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn tương tự như bệnh trĩ. Vậy giữa bệnh trĩ và kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có mối liên hệ như thế nào? Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới không? Làm thế nào để giảm đau trĩ trong kỳ kinh nguyệt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ vấn đề này.

I - Mối liên hệ giữa bệnh trĩ và kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Giữa bệnh trĩ và kỳ kinh nguyệt có một số mối liên hệ với nhau như sau:

  • Trong thời gian phụ nữ có hành kinh, cơ thể sẽ tăng tiết hormone prostaglandin nhiều hơn so với bình thường để tống đẩy lớp niêm mạc tử cung ra bên ngoài. Nếu lực tống đẩy quá mạnh sẽ làm phụ nữ đau bụng nhiều hơn.
  • Khi nồng độ hormone này quá nhiều có thể khiến cơ xung quanh hậu môn co thắt, đau vùng hậu môn. Điều này làm cho nhiều người lầm tưởng đây là cơn đau do bệnh trĩ, hoặc với người chưa mắc bệnh trĩ thì cơn đau này làm cho họ nghi ngờ rằng mình có thể mắc bệnh trĩ.
  • Ngoài ra, trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ cũng có sự thay đổi lượng estrogen làm cho hội chứng tiền kinh nguyệt ngày càng trầm trọng hơn. Khi đó, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng trực tràng, khiến vùng hậu môn cảm thấy đau và ngứa hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Mối liên hệ giữa bệnh trĩ và kinh nguyệt

II - Vậy bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

Từ những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng bệnh trĩ không hề ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phái nữ.

Tuy nhiên, bệnh trĩ lại gây ra một số ảnh hưởng đến sinh hoạt của người phụ nữ trong kỳ kinh. Chẳng hạn, nếu búi trĩ sa hẳn ra ngoài sẽ gây khó khăn cho phụ nữ trong việc sử dụng băng vệ sinh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.

Bên cạnh đó, triệu chứng đau nhức vùng hậu môn cũng có thể trở nên nặng nề hơn trong kỳ kinh nguyệt làm cho chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu hơn. Do vậy, người bệnh trĩ cần được điều trị tích cực để tránh làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh trĩ không gây ảnh hưởng gì tới kinh nguyệt

III - Làm thế nào để giảm đau trĩ trong kỳ kinh nguyệt?

Để khắc phục tình trạng đau nhức vùng hậu môn hay đau trĩ trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

1. Chữa trĩ dứt điểm sớm nhờ sản phẩm Đông Y thế hệ 2:

Cơn đau trĩ vẫn có thể “rình rập” và diễn ra mạnh hơn trong kỳ kinh nguyệt làm cho các chị em phụ nữ cảm thấy rất khó chịu. Do vậy, gốc rễ vấn đề ở đây là cần điều trị bệnh trĩ để gây ra những phiền toái trong những ngày “đèn đỏ”.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh trĩ bằng Tây Y có rất nhiều bất lợi, đặc biệt là có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho tình trạng bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Đông Y chữa trĩ đi từ căn nguyên gây bệnh, nên đem lại hiệu quả bền vững và tránh được sự tái phát. Đông Y cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là do cơ địa, tức là cùng đối mặt với các yếu tố nguy cơ (táo bón, căng thẳng thần kinh…) nhưng sẽ có người bị bệnh và có người không. Đó là do cơ địa mới là yếu tố quyết định bệnh trĩ.

Vì vậy, nếu như đã là trĩ nặng, lâu năm thì nên lựa chọn chữa bằng Đông y sẽ có tác động vào căn nguyên tốt hơn, hiệu quả lâu dài hơn, ít tái phát hơn so với việc chỉ khắc phục triệu chứng tạm thời.

Tuy nhiên, không phải Đông Y nào cũng đem lại tác dụng hiệu quả, các sản phẩm Đông Y truyền thống hiện nay cho hiệu quả khá chậm, không tác động vào cơ địa của người bệnh. Chỉ có Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 mới tác động tới cơ địa của người bệnh và tác dụng nhanh, an toàn và tránh tái phát.

Sử dụng Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 sẽ làm giảm cảm giác đau trĩ trong kỳ kinh nguyệt chỉ sau đợt uống đầu tiên. Sử dụng theo liệu trình 2-3 tháng giúp giảm tái phát.

2. Tắm nước muối ấm

Tắm bằng nước muối ấm là biện pháp khắc phục bệnh trĩ, giảm cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Bạn nên tắm bằng nước muối hàng ngày để giúp cho vùng kín và vùng hậu môn luôn được sạch sẽ.

Cách giảm đau trĩ trong kỳ kinh nguyệt bằng tắm nước muối

3. Tăng cường chất xơ cho bữa ăn

“Cơm không rau như đau không thuốc”, trong thực đơn hàng ngày bạn đừng quên bổ sung chất xơ thông qua rau xanh hoặc trái cây tươi. Đây là dưỡng chất hết sức quan trọng với hệ tiêu hóa. Nếu thiếu chất xơ, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trì trệ và gây đau vùng hậu môn khi đại tiện.

4. Uống đủ nước

Trong suốt trong những ngày có kinh nguyệt, bạn nên uống đủ nước khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày để tăng cường nhuận tràng, giảm táo bón và hỗ trợ đi đại tiện được dễ dàng hơn.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

5. Không ngồi vệ sinh quá lâu

Ngồi vệ sinh quá lâu có thể làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn. Đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ”, việc ngồi quá lâu ở bồn cầu có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm âm đạo. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ngồi vệ sinh quá lâu để tránh bị đau trĩ trong kỳ kinh nguyệt nhé.

6. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu đang bị cơn đau hành kinh và đau trĩ hành hạ quá mức thì bạn có thể tìm đến một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen… Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng những loại thuốc giảm đau bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ, gây hại cho dạ dày hoặc ảnh hưởng tới chức năng gan.

7. Phẫu thuật cắt trĩ:

Trong trường hợp các cơn đau vùng hậu môn quá nặng hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ trĩ.

Chị em phụ nữ nên phẫu thuật trĩ nếu đau đớn không thuyên giảm

Các hình thức phẫu thuật trĩ có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt trĩ kiểu Milligan Morgan.
  • Phẫu thuật cắt trĩ Longo.
  • Phẫu thuật kiểu Ferguson.
  • Phẫu thuật kiểu Whitehead.

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh trĩ không hề ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới, hy vọng rằng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách làm giảm đau trĩ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Lên đầu trang
Loading