10 Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam hiệu quả, dễ thực hiện

2023-08-14 14:33:20

Nha đam là loại cây mang lại nhiều hiệu quả không chỉ trong việc làm đẹp mà còn với khả năng trị bệnh. Trong đó, việc chữa bệnh trĩ bằng cây nha đam từ lâu đã được dân gian lưu truyền. Vậy nha đam có thật sự mang lại công dụng trị bệnh trĩ như lời đồn? Nếu có, cách thực hiện chính xác như thế nào?

I - Chữa bệnh trĩ bằng nha đam có hiệu quả hay không?

Nha đam, hay còn gọi là lô hội được biết đến với khả năng trị nhiều bệnh về da như khô da, bỏng và các bệnh tiêu hóa hư táo bón và cả bệnh trĩ. Với khả năng làm dịu vết thương, giảm viêm nhiễm, đau đớn nên được dùng để trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

Cụ thể, loại cây này đem tới những công dụng tuyệt vời như: 

  • Trong gel của nha đam có chứa glycoprotein và polisaccarit, hai hoạt chất đem lại tác dụng giảm đau, chống viêm, phục hồi niêm mạc đã bị tổn thương. Khi dùng để bôi lên vùng bị trĩ sẽ làm giảm bớt sự khó chịu và giúp hậu môn dễ chịu hơn.
  • Ngoài ra, loại lá này còn chứa nhóm enzyme như amylase, bradykinase, ALP,… mang lại khả năng kháng viêm tuyệt vời, giúp tăng cường miễn dịch, làm tăng khả năng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, nhờ đó giảm tình trạng viêm nhiễm ở quanh vùng hậu môn, trực tràng.
  • Mủ nha đam (phần nhựa màu vàng chảy ra từ lá) có chứa anthraquinone glycoside. Đây là chất có tác dụng nhuận tràng mạnh thường được dùng để trị táo bón, làm mềm phân, giúp người bệnh đi vệ sinh một cách dễ dàng, giảm cảm thấy đau đớn trong giai đoạn trĩ cấp độ 3 hoặc 4.

Nhìn chung, nha đam tác dụng làm dịu, săn sẽ niêm mạc, chống viêm, giảm đau… đều rất có lợi cho người bệnh trĩ, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra. Vậy nên, bạn có thể dùng nha đam để bôi ngoài hoặc chế biến thành món ăn, thức uống đều rất tốt để điều trị bệnh trĩ.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải

Dùng nha đam chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

II - Những mẹo chữa bệnh trĩ bằng nha đam đơn giản ngay tại nhà

1. Thoa trực tiếp vào khu vực bị trĩ

Cách này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chút gel nha đam hoặc mủ nha đam, thoa đều vào vùng hậu môn trong vài phút. Bạn nên bôi gel 2-3 lần trong một ngày và kiên trì làm trong vài tuần để thấy hiệu quả.

2. Uống nước ép nha đam

Bạn chỉ cần lấy 1 thìa gel nha đam trộn đều với một cốc nước ấm và uống mỗi ngày. Uống đều đặn một cốc nước ép nha đam mỗi ngày giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, giảm tình trạng táo bón, khó tiêu..

Giảm sự đau đớn của bệnh trĩ bằng việc uống nước ép nha đam thường xuyên

3. Dùng gel nha đam và dầu hạnh nhân

Cả nha đam và dầu hạnh nhân có tác dụng làm dịu những vùng niêm mạc bị tổn thương, kháng viêm nhờ đó giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn, giúp những vùng bị viêm ở vùng hậu môn thu nhỏ lại.

Bạn thực hiện bằng cách trộn trực tiếp gel nha nha đam và dầu hạnh nhân với nhau và dùng bông thấm thoa lên vùng hậu môn và nên làm từ 2-3 lần trong ngày.

Cách trị bệnh trĩ với nha đam và dầu hạnh nhân

4. Bôi nha đam và giấm táo

Giấm táo có tác dụng làm co các mạch máu lại nhờ vậy mà các triệu chứng viêm, sưng ở vùng hậu môn cũng giảm đi.

Trong trường hợp bạn bị trĩ nội bạn có thể uống hỗn hợp giấm táo và nha đam. Còn nếu bạn bị trĩ ngoại, bôi trực tiếp hỗn hợp 2 thành phần trên lên búi trĩ và những vùng xung quanh sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

5. Gel nha đam và dầu ô liu

Dầu ô liu có tính oxi hóa mạnh, tính chống viêm, kháng khuẩn cao, giúp co lại những mạch máu bị giãn ra ở vùng hậu môn. Dầu ô liu cũng làm tăng độ bền của những mạch máu.

Bạn bôi trực tiếp hỗn hợp gồm gel nha đam và dầu ô liu lên vùng hậu môn và bôi nhiều lần trong ngày để có hiệu quả.

Bôi trực tiếp hỗn hợp nha đam và dầu ô liu vào vùng bị trĩ

6. Sử dụng nha đam và dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt. Ngoài ra dầu dừa giúp làm mềm và dịu niêm mạc nên khi kết hợp cùng nha đam sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, giảm viêm, giảm nhiễm trùng cho người bệnh trĩ.

Dùng hỗn hợp nha đam và dầu dừa bôi lên vùng bị trĩ và xoa đều trong vài phút. Trước khi bôi nên làm mát hỗn hợp trên bằng cách để vào tủ lạnh một lúc bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Dùng Nha đam và dầu dừa để điều trị bệnh trĩ

7. Nha đam với tinh dầu chè

Dầu cây chè có tác dụng chống viêm và khử trùng rất tốt, giúp vùng hậu môn giảm sưng, ngứa. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu cây chè vào gel nha đam và trộn đều, sau đó bôi lên vùng trĩ, tích cực bôi nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt.

8. Nước cốt chanh và nha đam

Nước chanh chứa nhiều vitamin C, nhờ đó có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp bảo vệ thành mạch máu, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở vùng hậu môn.

Bạn nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào hỗn hợp gel nha đam rồi bôi lên vùng bị trĩ. Chú ý không nên nhỏ quá nhiều vì nước cốt chanh có thể gây xót cho những vùng niêm mạc đã bị tổn thương.

9. Hỗn hợp khoai tây và nha đam

Khoai tây có tác dụng làm dịu vùng niêm mạc ở hậu môn bị viêm nhiễm do bệnh trĩ gây ra. Bạn đem khoai tây rửa sạch bỏ vỏ rồi cắt thành miếng nhỏ và xay nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp khoai tây vừa xay được với gel lô hội sau đó bôi lên vùng hậu môn, đợi 10 phút và lau sạch bằng khăn mềm.

Nha đam kết hợp với khoai tây

10. Kết hợp nha đam vào chế độ ăn

Nếu như bôi trực tiếp nha đam vào vùng bị trĩ có tác dụng làm dịu, giảm viêm, giảm nhiễm trùng thì khi ăn nha đam giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh bị táo bón, làm phân mềm ra. Nhờ đó mà hạn chế được sự ma sát của phân lên thành hậu môn, giúp quá trình đi vệ sinh nhanh chóng, tránh tăng áp lực cho vùng hậu môn.

nên bổ sung nha đam vào khẩu phần ăn

III - Chữa bệnh trĩ bằng nha đam cần lưu ý những điều gì?

Khi sử dụng nha đam để trị bệnh trĩ cần lưu ý những điều sau:

  • Những người đã từng dị ứng với hành hoặc tỏi rất có khả năng cao dị ứng với nha đam. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bôi một lượng nhỏ gel nha đam lên mu bàn tay và chờ một thời gian, nếu không có điều gì bất thường bạn có thể yên tâm dùng. Một số biểu hiện có thể xảy ra khi bị dị ứng với nha đam là: Ngứa, phát ban, khó thở…
  • Mủ nha đam không nên dùng đối với những trường hợp bị tiểu đường, hội chứng ruột kích thích.
  • Người đang mang thai, bị viêm đại tràng, viêm ruột hoặc đang có bất cứ vấn đề nào tại đường ruột không nên sử dụng gel nha đam.
  • Nha đam chỉ giúp cải thiện tạm thời các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra, không nên quá lạm dụng để chữa bệnh.
  • Nên kết hợp dùng nha đam cùng chế độ ăn uống phù hợp cho người bị trĩ, để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả.
Đọc thêm: Bệnh trĩ có tự hết không?

Dù rằng nha đam giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra rất tốt. Nhưng không vì thế mà coi đó là cách điều trị trĩ chính, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Lên đầu trang
Loading