Giải đáp: Bị trĩ có tự hết không? Búi trĩ có tự teo lại không?

2023-05-23 09:47:04

Do trĩ hình thành ở vị trí nhạy cảm, nhiều người bệnh thường e ngại đến bệnh viện nên không thể nắm bắt được về tình trạng bệnh lý này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc liệu bệnh trĩ có tự hết được không, cũng như những phương pháp phòng ngừa và điều trị để căn bệnh này nhanh chóng thuyên giảm.

I - Giải đáp thắc mắc: Bị trĩ có tự khỏi được không?

Các nhà chuyên gia cho rằng, nếu không được điều trị thì bệnh trĩ sẽ không thể tự khỏi, thậm chí trĩ sẽ nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, người bệnh cần thăm khám và được chẩn đoán kỹ lưỡng từ các bác sĩ chuyên môn để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu được chữa trị và phòng ngừa bệnh đúng cách, búi trĩ sẽ tự teo lại và cách triệu chứng bệnh có thể sẽ tự giảm đi sau một thời gian.

1. Bệnh trĩ nội có tự hết không?

Bệnh trĩ nội có khả năng tự khỏi khi bệnh còn nhẹ, phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời. Thời điểm trĩ nội cấp độ 1 hoặc trĩ nội độ 2, khi trĩ nội chỉ là những búi trĩ sưng nhỏ, các biện pháp như chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước và thực hiện vận động thể dục đều có thể giúp làm giảm triệu chứng và làm giúp búi trĩ nội tự biến mất.

Tuy nhiên, khi trĩ nội đã trở nên phình to và sa xuống (trĩ nội cấp độ 3 và 4), gây đau đớn khó chịu thì không thể tự khỏi, cần phẫu thuật hoặc áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa.

2. Bệnh trĩ ngoại có tự hết không?

Khác với trĩ nội, bị trĩ ngoại sẽ không thể tự khỏi và búi trĩ sẽ không thể tự biến mất được. Các biện pháp điều trị tại nhà vẫn có thể giúp làm giảm triệu chứng tạm thời, nhưng không thể làm khỏi bệnh hoàn toàn. Thường thì người bệnh sẽ cần tới các cách điều trị tốt hơn phẫu thuật cắt hoặc đốt búi trĩ.

II - Điều trị theo phương pháp nào để trĩ nhanh khỏi?

Dưới đây là hai phương pháp chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể lựa chọn cách phù hợp với tình trạng bệnh để nhanh chóng chấm dứt căn bệnh khó chịu này.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa nên áp dụng cho những người bệnh đang bị trĩ nội độ 1, độ 2, hoặc tình trạng trĩ ngoại còn nhẹ chưa chuyển biến xấu.

  • Bổ sung vào cơ thể nhiều chất xơ: Người bệnh có thể tìm mua các loại thực phẩm như các ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả…
  • Khuyên người bệnh tránh rặn khi đi ngoài.
  • Tránh đi ngoài cầm theo điện thoại, báo chí làm mất tập trung.
  • Hạn chế ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  • Một số loại thuốc điều trị được chỉ định như thuốc uống (Duphalac 10g/15ml; Forlax 10g...), thuốc bôi (Xylocaine jelly 2%; kẽm oxyd 10%...) hoặc viên đạn do bác sĩ chỉ định để cải thiện bệnh.
  • Dùng thuốc Đông y: Phương pháp cổ truyền giúp người bệnh vừa cải thiện được triệu chứng đau nhức hậu môn và vừa điều trị được căn nguyên gây bệnh.

Cụ thể, theo Đông y, trĩ là bệnh thuộc về cơ địa, nó sẽ hình thành nếu cơ địa của bạn kém, dễ có nguy cơ mắc bệnh, thành mạch kém bền dễ giãn nở và có nguy cơ sa xuống tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, cùng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến nó càng tác động xấu tới bệnh nhiều hơn.

Đông y thông thường khó có thế tác động được tới cơ địa và giúp cải thiện bệnh hiệu quả, nhưng với đông y thế hệ 2 thì khác, đây được coi là thuốc điều trị chủ đạo và được sử dụng được cả trong những trường hợp nặng, giúp co thành mạch ngăn nguy cơ búi trĩ xuất hiện.

Nhờ viên uống hỗ trợ trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, được điều chế theo phương pháp bí truyền và sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO sẽ giúp người bệnh cải thiện được bệnh trĩ đáng kể, thay đổi cơ địa và ngăn tái phát sau khi áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ.

Phương pháp điều trị nội khoa

Các phương pháp nội khoa điều trị bệnh trĩ

2. Điều trị ngoại khoa

  • Nhờ sự can thiệp từ những thủ thuật: Thắt búi trĩ, tiêm xơ, áp dụng laser để đốt búi trĩ,….
  • Phẫu thuật: Trường hợp nặng và thuốc điều trị không đem lại tác dụng, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Dù áp dụng phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần thay đổi và tạo cho bản thân một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ là biện pháp hỗ trợ người bệnh trĩ hiệu quả. Cùng với đó, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng rượu bia, ngồi nhiều, ngồi lâu không vận động… điều này sẽ tránh tình trạng bệnh trĩ trở nên nguy hiểm hơn.

Xem thêm: Bị trĩ có được uống bia không?

Chữa bệnh trĩ theo phương pháp ngoại khoa

Dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ trĩ

III - Điều trị bệnh trĩ bao lâu thì khỏi?

Khó có thể xác định được cụ thể thời gian điều trị khỏi trĩ vì quá trình điều trị còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh trĩ, mức độ của bệnh. Và còn tùy thuộc vào cách chăm sóc và bảo vệ của người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Với bệnh trĩ nhẹ (cấp độ 1, 2): Là những trường hợp trĩ mới chớm xuất hiện, tự điều trị có thể khỏi bệnh sau từ 3 đến 14 ngày. Nếu người bệnh biết áp dụng các phương pháp như: Thêm chất xơ vào chế độ ăn, trái cây, rau củ, không rặn, uống nhiều nước để giúp phân lỏng, dễ dàng đi ngoài hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm thêm đá vào vùng hậu môn để giảm đau, sưng, tấy khó chịu.
  • Với trĩ nặng hơn (trĩ cấp độ 3, 4, sa búi trĩ, trĩ huyết khối): Trong trường hợp gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn thì lúc này cần thực hiện các biện pháp điều trị tốt hơn như phẫu thuật cắt, mổ, thắt, dùng thuốc… Thông thường người bệnh sau cắt trĩ sẽ mất khoảng 2 - 4 tuần cho quá trình phục hồi, nhưng với một số người cơ địa yếu sẽ cần tới 6 tuần để hoàn toàn phục hồi. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần, tuy tình trạng và triệu chứng trĩ đã có thể được cải thiện nhưng người bệnh vẫn nên kiêng không nên tham gia các hoạt động khiến mất sức, tránh bê vác đồ nặng, rặn khi đi ngoài.
Chữa bệnh trĩ bao lâu thì hết

Thời gian điều trị bệnh trĩ hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ bệnh

IV - Bệnh trĩ có tái phát không?

Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, thì khả năng điều trị dứt điểm được trĩ là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu về bệnh trĩ và phát hiện, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị, có nguy cơ tái phát và gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm.

Tuy không có nhiều nghiên cứu để đưa ra đáp án chính xác số trường hợp tái phát, nhưng khi đã điều trị thành công thì người bệnh vẫn cần duy trì và xây dựng một lối sống khoa học để tránh tình trạng bệnh tái phát. Cụ thể nếu đã tự chữa khỏi nhưng không tiếp tục biện pháp phòng ngừa, bệnh trĩ có tỷ lệ tái phát từ 10 - 50% sau khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật, thì nguy cơ tái phát sau 5 năm có thể giảm xuống khoảng 5%.

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn, dứt điểm các triệu chứng

Trĩ có thể tái phát nếu lơ là trong việc phòng bệnh

V - Những biện pháp phòng tránh bệnh trĩ tại nhà tốt nhất

Để phòng chống và ngăn ngừa bệnh trĩ xuất hiện hoặc tái phát thì bạn có thể điều chỉnh một vài thói quen trong sinh hoạt như sau:

  • Uống đủ nước và bổ sung đầy đủ chất xơ: Uống đủ từ 2 lít - 2.5 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày như rau cải, súp lơ, mồng tơi, rau cải xanh, ngũ cốc, trái cây…
  • Ăn nhạt, hạn chế ăn đồ chiên xào, dầu mỡ và tránh xa các chất kích thích: Ăn mặn sẽ hút nước, điều này khiến phân trở nên khô, cứng và khó khăn trong quá trình đào thải. Sau khi phẫu thuật hoặc đang trong quá trình điều trị nên ăn các món ăn nhẹ như cháo, súp…
  • Dành thời gian tập luyện và vận động cơ thể: Việc rèn luyện thân thể sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của quá trình trao đổi chất, việc chuyển hóa thức ăn trong cơ thể cũng được cải thiện hiệu quả.
  • Tạo thói quen sinh hoạt, vệ sinh đúng giờ: Một số thói quen xấu sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải phân, lâu ngày sẽ dẫn tới táo bón và trĩ tái phát lại. Chính vì vậy, nên tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn quá lâu, vận động thường xuyên, tránh tình trạng ngồi lâu.
  • Hạn chế rặn và không ngồi trên bồn cầu quá lâu, khiến búi trĩ có nguy cơ sa ra ngoài rõ hơn, gây đau khó chịu.
  • Sử dụng một chiếc ghế nhỏ, đặt chân lên đó, để tạo tư thế thuận lợi, giúp vị trí của trực tràng thuận lợi, quá trình đi tiêu cũng dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng giấy mềm sau khi đi vệ sinh, không nên sử dụng những loại giấy khô ráp, và chà xát mạnh.
  • Trong trường hợp thấy ngứa hoặc đau, người bệnh nên để hậu môn được tiếp xúc với nước ấm để giảm cảm giác khó chịu.
  • Tránh xa các chất gây nghiện như rượu bia, cafe, thuốc lá do chúng sẽ khiến trĩ và táo bón thêm nghiêm trọng.
  • Nếu các triệu chứng khó chịu người bệnh nên đi khám để bác sĩ chỉ định một số loại thuốc đặc trị phù hợp với thể trạng.
Những biện pháp hạn chế bệnh trĩ tại nhà

Những cách phòng tránh trĩ tại nhà bạn có thể tham khảo

Hy vọng với những chia sẻ trong bài, để bệnh trĩ có thể tự hết và ngăn ngừa tình trạng tái phát người bệnh cần biết cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nếu có bất thường xảy ra, người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám lại.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ