I - Cách nhận biết bệnh trĩ qua những dấu hiệu phổ biến
4 biểu hiện triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ bao gồm: Chảy máu, đau nhức, ngứa ngáy và sa búi trĩ. Đây đều là những dấu hiệu giúp người bệnh xác định liệu mình có đang bị trĩ hay không.
Cụ thể, mỗi dấu hiệu sẽ bao gồm các đặc điểm như sau.
1. Chảy máu khi đại tiện
Đây là triệu chứng xuất hiện sớm và rất thường gặp nhất ở người bị trĩ. Ở giai đoạn đầu máu chảy ít. Người bệnh ít khi cảm thấy đau, chỉ phát hiện khi vô tình nhìn thấy máu tươi dính trên giấy vệ sinh. Ở giai đoạn sau (trĩ độ 3 và 4) máu chảy nhiều có thể chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia rất rõ ràng.
Chảy máu xảy ra là do mạch máu ở hậu môn bị suy giãn, khi đi đại tiện hậu môn phải co giãn cộng thêm bị phân ma sát vào niêm mạc ở hậu môn dẫn đến chảy máu tươi. Đặc biệt khi bị táo, việc đi đại tiện tiện càng làm tổn thương niêm mạc hậu môn do bị phân khô và cứng chà xát.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn của bệnh trĩ
2. Đau nhức hậu môn
Do bị búi trĩ cản trở nên người bị trĩ đi đại tiện rất khó khăn nhất là lúc bị rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy. Điều đó làm tăng áp lực lên hậu môn gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, cơn đau có thể vẫn còn sau khi đi vệ sinh và kéo dài vài tiếng sau đó.
Người bệnh trĩ thường xuyên bị đau nhức, ngứa ngáy, nhất là khi ngồi
3. Hậu môn ngứa ngáy, khó chịu
Thường xảy ra khi các búi trĩ đã sa xuống hậu môn. Kèm theo búi trĩ vướng víu là dịch nhầy xuất hiện từ đó gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho hậu môn. Điều này cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển gây nhiễm trùng, lở loét…
Khi ngứa ngáy hậu môn tuyệt đối không dùng tay gãi. Vì khi gãi có thể làm trầy xước niêm mạc hậu môn, khiến tình trạng viêm nhiễm, lở loét nặng thêm.
Xem thêm: Bị trĩ ngứa hậu môn phải làm sao?
4. Búi trĩ bị sa ra khỏi hậu môn
Nếu là trĩ nội bạn có thể thấy có cục thịt màu hồng thập thò ra ngoài hậu môn trong khi đi cầu, búi trĩ bắt đầu sa xuống từ giai đoạn 2. Còn trĩ ngoại bạn sẽ thấy một cục thịt thừa nhỏ ở rìa hậu môn ngay từ giai đoạn đầu.
Khi búi trĩ mới lòi xuống chưa gây ra nhiều bất tiện và đau đớn. Nếu tích cực điều trị ở giai đoạn này khả năng co búi trĩ rất khả quan. Nếu búi trĩ chuyển màu xám đen hoặc đỏ đậm cần đến ngay bác sĩ vì đó rất có thể là triệu chứng cảnh báo trĩ huyết khối, nghẹt búi trĩ…
Sa búi trĩ là triệu chứng đặc trưng nhất khi bị trĩ
II - Nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ nội như thế nào?
Trĩ nội hình thành phía trong hậu môn nên ở giai đoạn đầu hầu như không thể phát hiện được sự tồn tại của búi trĩ. Khi bệnh phát triển ra các giai đoạn sau búi trĩ bắt đầu sa xuống. Giai đoạn trĩ nội độ 1 hoặc độ 2, ban đầu búi trĩ lòi ra nhưng không đau, chỉ là thập thò ra ngoài lúc đi đại tiện, có thể tự co lên ngay sau đó. Nhưng về sau phải dùng tay đẩy búi trĩ mới co lên, ở giai đoạn gần cuối hoặc giai đoạn cuối búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài gây đau nhức, dùng tay đẩy cũng không lên khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, bị trĩ nội sẽ không đau đớn như khi trĩ ngoại. Cảm giác đau đớn, khó chịu sẽ xuất hiện rõ ràng ở giai đoạn cuối khi mà các búi trĩ đã sa hoàn toàn ra ngoài.
Ngoài ra một số dấu hiệu khác khi bị trĩ nội là:
- Thấy máu đỏ tươi khi đi đại tiện, máu dính trên phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh.
- Khi đi đại tiện có thể thấy búi trĩ thập thò ra ngoài hậu môn.
- Bị táo bón thường xuyên, đi đại thường có cảm giác có vật thể gì đó cản trở trong hậu môn hoặc có cảm giác đi chưa hết phân.
- Thường xuyên ngứa ngáy ở hậu môn, xuất hiện thêm dịch nhầy hoặc phân rò rỉ.
Khác với búi trĩ ngoại xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu, búi trĩ nội xuất hiện khi các búi trĩ đã hình thành một thời gian và sau đó bị sa xuống hậu môn.
Dưới đây là một số đặc điểm của búi trĩ nội:
- Búi trĩ có màu hồng, khi chạm vào mềm mềm.
- Tự co lên hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Kích thước có thể to bằng quả nho.
- Có thể có nhiều búi trĩ hình thành.
III - Nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại như thế nào?
So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết hơn vì búi trĩ được hình thành bên ngoài hậu môn. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của trĩ ngoại:
- Xuất hiện một hoặc nhiều cục thịt thừa quanh hậu môn.
- Bị sưng, đau khó chịu ở quanh hậu môn. Cảm giác khó chịu nhiều hơn trĩ nội.
- Chảy máu khi đi đại tiện nhưng lượng máu chảy ít hơn trĩ nội.
Ngoài những triệu chứng trên, trĩ ngoại cũng cũng có các triệu chứng giống như trĩ nội như:
- Ngứa ngáy xung quanh hậu môn.
- Hậu môn tiết nhiều dịch nhầy bất thường.
- Có thể bị rò rỉ phân.
- Luôn có cảm giác chưa đẩy hết phân ra ngoài sau khi đi đại tiện.
IV - Cách nhận biết dấu hiệu bị trĩ huyết khối
Đây là một trong những biến chứng của trĩ, trong búi trĩ sẽ xuất hiện các cục máu đông, có thể gặp ở cả trĩ ngoại và trĩ nội. Trĩ huyết khối khiến người bệnh vô cùng đau đớn, cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài sau đó.
Một số đặc điểm của búi trĩ khi bị trĩ huyết khối:
- Búi trĩ chuyển sang màu xanh đậm hoặc tím.
- Xung quanh hậu môn sưng to và đau nhiều, có thể xuất hiện viêm nhiễm.
- Khi sờ vào búi trĩ cứng và rất chắc.
V - Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ dựa theo các dấu hiệu
1. Chẩn đoán
Bệnh trĩ thường được bác sĩ dễ dàng chẩn đoán thông qua các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng. Đối với trĩ nội ở giai đoạn đầu việc thăm khám sẽ gặp nhiều khó khăn hơn một chút vì búi trĩ nằm bên trong hậu môn. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu một số phương pháp can thiệp để chẩn đoán như dùng tay can thiệp vào sâu hậu môn hoặc tiến hành soi hậu môn, trực tràng.
Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị các bệnh tại đường tiêu hóa khác như: Ung thư trực tràng, sa hậu môn, trực tràng viêm hoặc áp xe hậu môn bác sĩ có thể yêu cầu soi toàn bộ phần đại trực tràng để kiểm tra.
2. Điều trị
- Ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1, 2) các bác sĩ thường kê những thuốc bôi, thuốc đặt… để giúp làm giảm các triệu chứng của trĩ. Song song với đó là yêu cầu bệnh nhân kết hợp thực hiện với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh.
- Ở giai đoạn cuối (giai đoạn 3,4) khi búi trĩ đã phát triển to và sa xuống nhiều, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị can thiệp như: Thắt vòng, chích xơ, phẫu thuật…
Nếu trĩ ở giai đoạn đầu khả năng được chữa khỏi là rất cao. Nhưng nếu trĩ chuyển sang giai đoạn 4 đặc biệt nếu có xuất hiện biến chứng việc điều trị vô cùng khó khăn, tốn kém.
Xem thêm: Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Sau khi nhận biết bệnh trĩ, nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị
Tuy trĩ không phải căn bệnh nguy hiểm và có nhiều phương pháp điều trị nhưng tỉ lệ trĩ tái lại khá cao. Trĩ khi tái lại có thể nặng hơn và việc điều trị thường khó khăn hơn lần đầu, gây ra nhiều khó khăn bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh.
Trĩ tái phát là do các phương pháp không tác động đến đến nguyên nhân gây trĩ. Cắt bỏ búi trĩ, hay dùng thuốc bôi, thuốc đặt thông thường chỉ tác động đến “phần ngọn” nên khi gặp yếu tố nguy cơ gây bệnh, trĩ lại tái phát là điều đương nhiên.
Theo Đông y, nguyên nhân cốt lõi gây ra trĩ là do cơ địa. Người có cơ địa trĩ thì hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn suy yếu, khiến mạch máu bị giãn ra tạo điều kiện cho máu ứ lại từ đó hình thành búi trĩ. Do đó nếu muốn tác động đến nguyên nhân gây trĩ thì phải thay đổi được cơ địa. Giúp cơ địa trở về như người bình thường, từ đó thành mạch máu bền vững trĩ sẽ không quay trở lại.
Mà tác động đến cơ địa thì chỉ có Đông y thế hệ 2 làm đúng và tốt. Viên trĩ Ngự y mật phương một sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 giúp thay đổi cơ địa trĩ trở về như người bình thường sau một liệu trình, từ đó hạn chế tối đa trĩ tái phát.
Ngoài ra, viên trĩ ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 còn giúp:
- Giảm các triệu chứng của trĩ gây ra: Chảy máu, đau rát, sưng ngứa nhanh chóng.
- Giảm táo bón, rối loạn tiêu hóa sau vài ngày sử dụng.
- Giúp búi trĩ co lên và teo dần trong khoảng 1 tháng.
Viên Ngự y mật phương 15
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết của từng loại trĩ. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn phần nào phán đoán được tình trạng của bản thân từ đó có phương án giải quyết nhanh chóng, phù hợp và tốt nhất.
DS. Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/4-dau-hieu-giup-nhan-biet-benh-tri-nhanh-chong-chinh-xac-n21931.html