13 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn tại nhà

2023-05-05 14:14:19

Hiệu quả chữa bệnh của các bài thuốc nam từ lâu đã được chứng minh và đã được ông cha ta sử dụng xuyên suốt hàng trăm năm. Đây cũng được xem là một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ, tức chứng hạ trĩ hiệu quả chỉ nhờ những cây thuốc dân gian quen thuộc. Hãy tìm hiểu ngay về 13 loại cây thuốc nam được dùng phổ biến giúp điều trị bệnh trĩ cũng như cách sử dụng qua bài viết sau đây.

I - Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây thuốc nam có hiệu quả không?

1. Về ưu điểm

Chữa bệnh trĩ bằng các phương pháp dân gian, đặc biệt là sử dụng các loại cây thuốc nam có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người bệnh. Trước tiên, có thể thấy đây là phương pháp ít gây ra tác dụng phụ so với việc phẫu thuật hay sử dụng thuốc Tây y, giúp người bệnh cảm thấy an tâm khi sử dụng.

Chưa kể, các loại thảo dược được dùng để chữa bệnh trĩ (chẳng hạn như diếp cá, trầu không, vông nem…) từ lâu đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm đau, giảm sưng viêm, cầm máu, giảm táo bón. Đây cũng là những cây thuốc nam dễ kiếm, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người. Sử dụng bằng việc sắc thuốc uống, xông hoặc ngâm đều đem lại công dụng hiệu quả, thậm chí còn giúp tác động sâu từ bên trong, giúp bệnh trĩ thuyên giảm theo thời gian.

2. Về nhược điểm

Mặc dù là một phương pháp chữa bệnh trĩ rất đơn giản và tối ưu về chi phí, nhưng việc sử dụng cây thuốc nam cũng có một số nhược điểm riêng. Thực tế thì cho tới nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định khả năng trị bệnh trĩ của những cây thuốc nam này, mà các bài thuốc chỉ mang tính hỗ trợ điều trị là chính.

Bên cạnh đó, một số các dược chất có trong các bài thuốc cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng, nên việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian hơn so với các phương pháp khác. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần thực hiện đều đặn trong thời gian dài nên dễ sinh ra chán nản, bỏ dở nếu không thực sự kiên trì. Chưa kể, nếu bạn thực hiện sai cách hoặc không cẩn thận khi chọn nguyên liệu có thể gây ra tác dụng phụ, khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn cả lúc đầu.

Đáng nói, không phải bất cứ ai bị bệnh trĩ đều có thể sử dụng cách này để điều trị. Việc trị bệnh trĩ bằng thuốc nam được khuyến cáo chỉ nên áp dụng đối với trường hợp trĩ đang trong giai đoạn nhẹ, trĩ nội độ 1, độ 2. Còn đối với trường hợp nặng hơn như trĩ độ 3, độ 4, đã xuất hiện biến chứng thì hầu như không thể phát huy tác dụng.

Do đó, người bị bệnh trĩ nên áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam khi tình trạng trĩ vẫn chưa quá nghiêm trọng, chưa xuất hiện biến chứng.

Tác dụng của các cây thuốc nam trong việc chữa bệnh trĩ

II - Top 13 loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất theo Y học cổ truyền

1. Lá lốt

Lá lốt có tính chống viêm, kháng khuẩn, cầm máu và giúp làm lành lại những niêm mạc bị tổn thương. Dùng lá lốt cho những người bị trĩ giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu như ngứa, chảy máu, đau rát… do trĩ gây ra. Có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh trĩ bằng loại cây thuốc nam này. Bạn có thể xông hơi hậu môn bằng nước nấu với lá lốt hoặc uống nước cốt lá lốt mỗi ngày, các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện:

- Uống nước lá lốt:

  1. Chuẩn bị và rửa sạch khoảng một nắm lá lốt tươi với nước muối cho đến khi loại bỏ hết bụi bẩn.
  2. Sau khi ráo nước, đem lá lốt giã nát hoặc xay nhuyễn.
  3. Loại bỏ bã lá lốt chỉ để lại phần nước cốt, uống mỗi ngày hai lần sau bữa cơm.
  4. Thực hiện đều đặn cho tới khi các triệu chứng trĩ thuyên giảm.

- Xông hậu môn với nước lá lốt:

  1. Chuẩn bị khoảng 50gram nguyên liệu bao gồm: lá lốt, nghệ tươi, ngải cứu, cúc tần.
  2. Cho các loại cây thuốc trên vào cối, giã nhỏ.
  3. Đem nguyên liệu đi đun sôi, nhớ bỏ thêm một chút muối tinh.
  4. Sau khi nước đã sôi, chờ bớt nóng thì đem đi xông búi trĩ đến khi nước nguội.

Tìm hiểu thêm 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà được dân gian lưu truyền.

Lá lốt là cây thuốc nam quen thuộc, có tác dụng trị bệnh trĩ

2. Ngư tinh thảo (diếp cá)

Sử dụng rau diếp cá trị bệnh trĩ là cách làm phổ biến được dân gian áp dụng để giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, giảm kích thước các búi trĩ.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp rau diếp cá sau khi rửa sạch, phơi ráo hoặc ép thành nước để uống.
  • Nếu không chịu được mùi vị khó chịu của loại rau này bạn cũng có thể giã nát chúng ra và đắp lên vùng hậu môn, sau đó rửa sạch với nước ấm sau vài phút đắp cũng rất hiệu quả.

Ngư tinh thảo (rau diếp cá) là cây thuốc nam chữa trĩ

3. Lá mơ tam thể

Theo y học cổ truyền, lá mơ tam thể (mơ lông) có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng cho những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh đại tràng, táo bón, trĩ. Với người bệnh trĩ, sử dung lá mơ đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm, giảm sưng, kích thích giúp vết viêm loét mau lành, giúp búi trĩ co lại.

Cách sử dụng:

- Uống trực tiếp:

Uống nước lá mơ để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh bị táo bón. Bạn chỉ cần rửa sạch lá mơ sau đó đem xay nhuyễn với một chút nước là có thể uống. Nên uống vào buổi sáng, và kiên trì trong vài ngày để thấy hiệu quả.

  • Chuẩn bị một thìa muối tinh và khoản 1 nắm lá mơ lông.
  • Rửa sạch bằng cách ngâm cùng với muối, sau đó vớt để khô nước.
  • Sử dụng cối hoặc máy xay, cho lá mơ cùng 200ml nước sạch vào giã/xay nhuyễn.
  • Uống trực tiếp nước thuốc sau khi đã xay xong, mỗi ngày một cốc.
  • Thực hiện đều đặn trong một tuần có thể sẽ thấy bệnh trĩ được cải thiện.

- Đắp vào búi trĩ: Bạn lấy vài lá mơ đem rửa sạch với nước muối sau đó giã nát và đắp vào vùng trĩ trong khoảng thời gian từ nửa tiếng đến 1 tiếng rồi rửa sạch các búi trĩ với nước ấm.

Tham khảo thêm: 5 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông vô cùng công hiệu

Lá mơ tam thể (mơ lông)

4. Cây lược vàng (lan vòi)

Đây là cây thuốc mới được du nhập vào Việt Nam cách đây vài thập kỷ, nhưng đã được dân gian phát hiện ra công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh trĩ. Loại cây này cũng có tính mát, tác dụng hoạt huyết, giảm viêm, cầm máu,… nên rất tốt trong trường hợp bị chảy máu trĩ.

Cách dùng:

  • Bạn rửa sạch và giã nát cây lược vàng, thêm một chút muối và đắp lên các búi trĩ trong vòng một tiếng.
  • Thực hiện mỗi ngày trong vòng 2 tuần và chú ý sau khi đắp xong rửa sạch vùng hậu môn với nước muối ấm để có hiệu quả tốt nhất nhé.

Cây lược vàng

5. Cây vông nem

Cây vông nem là loại cây thuốc nam dùng để chữa bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại, nhờ chứa nhiều alkaloid và saponin có tác dụng giảm đau, cầm máu, phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng do trĩ gây ra. Cách dùng rất đơn giản bạn chỉ cần giã nát và đắp lên vùng trĩ, mỗi lần đắp đợi khoảng nửa tiếng, thực hiện đều đặn 2 lần một ngày sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả.

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị một vài lá vông nem còn tươi, sau đó đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn có búi trĩ, lau khô bằng khăn mềm.
  • Dùng lá vông đã chuẩn bị, hơ nóng trên ngọn lửa rồi đắp vào búi trĩ.
  • Nên thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày sẽ thấy đỡ đau nhức, khó chịu.

Cây thuốc nam: Vông nem

6. Cây hoa hòe

Theo nhiều nghiên cứu, hợp chất rutin có trong cây hoa hòe có thể giúp thành mạch được chắc khỏe hơn, giúp các tĩnh mạch vùng hậu môn phục hồi, giảm đau đớn do trĩ gây nên. Theo y học cổ truyền, cây hoa hòe là vị thuốc nam có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết giúp cầm máu, chống viêm rất tốt. Bạn có thể đun nước hòe hoa rồi uống trực tiếp. Hoặc bạn dùng hoa hòe kết hợp với các dược liệu khác như chỉ xác, kinh giới tuệ, trắc bách diệp đem tất cả tán thành bột để pha nước uống.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các vị thuốc nam, mỗi loại khoảng 12g bao gồm: hoa hòe khô, kinh giới tuệ, chỉ xác, trắc bách diệp.
  • Tán các loại cây thuốc trên thành bột mịn.
  • Mỗi ngày, dùng khoảng 8g bột thuốc pha cùng nước ấm và uống, ngày dùng khoảng 2-3 lần.
  • Thực hiện mỗi ngày cho tới khi cảm thấy trĩ đã bớt khó chịu.

Cây hoa hòe

7. Khởi dương thảo (cây lá hẹ)

Là một loại lá có vị hơi chua, mùi hăng, với công dụng tán huyết, cầm máu, bổ thận, giải độc, ôn trung, hành khí. Dân gian thường dùng lá hẹ để cầm máu hoặc làm tan các khối huyết ứ rất tốt. Ngoài ra, nhờ có chứa hợp chất adorin mà lá hẹ còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở bệnh nhân trĩ rất tốt.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 400g lá hẹ tươi (khoảng 1 bó) rồi đem rửa sạch bụi đất.
  • Cho lá vào nồi, đun đến khi nước sôi thì bắc xuống.
  • Bạn có thể dùng nước lá hẹ lên để xông hơi hoặc rửa vùng hậu môn khi nước vẫn còn ấm.
  • Bằng cách dùng loại cây thuốc nam này, búi trĩ sẽ giảm dần kích thước, tình trạng đau, viêm cũng sẽ được giảm bớt phần nào.

Trị bệnh trĩ bằng cây lá hẹ

8. Cây huyết dụ

Cây huyết dụ tác dụng chỉ huyết, tán ứ giúp cầm máu, giảm đau, giảm tình trạng máu tắc nghẽn vùng hậu môn. Bạn có thể lấy cây huyết dụ tươi đem sắc nước uống trực tiếp và nên uống thường xuyên để có hiệu quả.

Cách thực hiện chi tiết:

  • Chuẩn bị vài lá huyết dụ tươi, đem đi rửa sạch.
  • Chia nhỏ lá ra thành nhiều phần nhỏ, đun sôi cùng khoảng 600ml nước.
  • Đun đều lửa cho đến khi cạn một nửa thì tắt bếp.
  • Người bệnh chia phần nước thuốc thu được thành 3 phần và uống trong ngày.

Cây huyết dụ

9. Cây hương nhu

Trong hương nhu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, sưng đau ở người bệnh trĩ ngoại rất tốt. Bạn có thể bắt gặp loại cây thuốc nam này ở nhiều nơi, như trên núi, đồi, hoặc ngay trong khu vườn nhà mình. Để phát huy được hiệu quả của loại dược liệu này bạn nên sử dụng thường xuyên. Bạn có thể đun nước hương nhu để xông hơi vùng hậu môn, sau đó dùng nước đã để nguội để rửa vùng hậu môn.

Cách làm chi tiết:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá hương nhu, lưu ý nên lấy lá tươi.
  • Rửa sạch bụi bẩn bằng nước muối loãng.
  • Sau khi để khô ráo có thể đun sôi trong nồi nước khoảng 10 phút.
  • Dùng nước để xông búi trĩ khi còn hơi nóng, hoặc dùng nước để rửa sau khi đã nguội bớt.

Cây hương nhu - vị thuốc nam chữa bệnh trĩ tại nhà

10. Cây thiên lý

Theo y học cổ truyền, ngoài khả năng giải độc gan, mát gan thì lá cây thiên lý còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, lở loét vùng hậu môn cho người bệnh trĩ.

Cách sử dụng như sau:

- Dùng làm trà uống:

  • Chuẩn bị một nắm lá thiên lý tươi non và rửa sạch.
  • Hãm lá thiên lý trong nước nóng giống như khi pha trà.
  • Chờ vài phút cho nước ngấm rồi uống, thực hiện mỗi ngày sẽ phần nào giúp trị bệnh trĩ.

- Dùng nước cốt để rửa búi trĩ:

  • Hái khoảng một nắm lá thiên lý rồi đem rửa sạch.
  • Tiếp tục ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Vớt ráo nước, xay nhuyễn kèm một ít nước và muối tinh.
  • Chắt lấy nước cốt sau khi đã xay.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước muối loãng rồi lau khô.
  • Dùng bông thấm nước cốt thiên lý vào nơi bị trĩ.
  • Rửa sạch lại với nước ấm sau khoảng 10 phút.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Cây thiên lý

11. Cây cỏ mực (cây nhọ nồi)

Từ thời xưa, loài cỏ nhọ nồi đã được cho là cây thuốc nam có tác dụng lương huyết chỉ huyết. Dân gian thường dùng để cầm máu cho bệnh nhân trĩ.

Cách thực hiện: Bạn có thể uống trực tiếp nước cốt cây nhọ nồi bằng cách giã nát rồi vắt lấy nước uống hoặc đắp thẳng lên búi trĩ để cầm máu.

Cây nhọ nồi (cỏ mực)

12. Rau sam

Rau sam giúp cải thiện các triệu chứng trĩ ngoại rất tốt nhờ tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, rau sam còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón. Bạn thực hiện bằng cách đun nước rau sam để xông phần hậu môn sau đó đợi nước nguội rồi lấy nước đó rửa các búi trĩ. Bạn cũng có thể ăn cả rau sam để tăng hiệu quả.

Cách làm chi tiết:

  • Chuẩn bị cây rau sam tươi, khoảng 20gram.
  • Loại bỏ rễ, lá héo rồi rửa sạch.
  • Đem cho vào nồi nước rồi đun sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm một chút muối hạt rồi tiếp tục đun thêm 5 phút.
  • Xông nước trong khoảng 30 phút rồi dùng nước sau khi đã nguội để rửa sạc lại hậu môn.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần.

Cây rau sam

13. Lá trầu không

Là một vị thuốc nam cực kỳ phổ biến, lá trầu không cũng được dân gian sử dụng như một mẹo chữa trĩ tại nhà. Với tính ấm, vị hơi cay và mùi thơm nhẹ, loại lá thảo dợc này mang lại khả năng kháng viêm, cầm máu, sát khuẩn, làm giảm triệu chứng bệnh trĩ. Chưa kể, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin trong lá trầu, có thể góp phần giúp cho quá trình điều trị và phòng ngừa trĩ trở nên công hiệu hơn.

Cách dùng: Người bệnh có thể sử dung lá trầu không theo nhiều cách khác nhau để chữa bệnh trĩ, chẳng hạn như sắc cùng các loại thuốc nam khác để xông, sử dụng nước để ngâm hậu môn hoặc giã lấy bã rồi đắp trực tiếp vào hậu môn.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ 

III - Dùng cây thuốc nam trị bệnh trĩ cần lưu ý những điều gì?

Khi dùng cây thuốc nam để chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thuốc nam chỉ có hiệu quả với bệnh trĩ nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng hay viêm nhiễm nặng.
  • Cần chú ý làm sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng để tránh những vi khuẩn hoặc bụi bẩn vẫn còn bám lại trên dược liệu, làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Đa số những cây thuốc nam đều phát huy tác dụng chậm. Để thấy được sự hiệu quả, người bệnh cần kiên trì sử dụng.
  • Không nên lạm dụng thuốc nam, đồng thời tránh việc dùng chung với thuốc bắc kẻo gây xung khắc.
  • Hiệu quả của những bài thuốc nam trong mỗi trường hợp có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Thực hiện các biện pháp pháp phòng bệnh trĩ tại nhà, để tránh biến chứng hoặc bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là 13 cây thuốc nam thường được dân gian dùng để chữa bệnh trĩ hiệu quả. Hy vọng, sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết thêm nhiều cách để đẩy lùi bệnh trĩ.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ