Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn? Phải làm sao để hết ngứa?

2023-08-15 10:43:54

Ngứa ngáy ở khu vực hậu môn là một trong những biểu hiện thường gặp nhất khi bị trĩ. Triệu chứng này có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, làm đảo lộn sinh hoạt của người bệnh trĩ. Vậy tại sao bệnh trĩ lại gây ngứa hậu môn và làm cách nào để giảm ngứa hiệu quả nhất? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

I - Vì sao người bị trĩ hay ngứa hậu môn?

1. Do tình trạng viêm, sưng của búi trĩ

Tình trạng viêm khu vực búi trĩ xảy ra dưới sự tác động của hormone prostaglandin. Khi búi trĩ xuất hiện triệu chứng sưng viêm, chất trung gian hóa học gây ngứa là histamin sẽ được giải phóng vào các mô. Đây là tác nhân khiến những vùng bị sưng hoặc viêm nhiễm xảy ra tình trạng ngứa. Chưa kể nếu người bệnh cố ý gãi vào khu vực hậu môn bị ngứa còn có thể làm kích thích các dây thần kinh cục bộ trên da, khiến cơn ngứa ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn.

2. Hậu môn bị chà xát

Sự cọ xát tại khu vực hậu môn có thể là yếu tố kích ứng khiến người bệnh trĩ có cảm giác ngứa ngáy hậu môn. Tình trạng ngứa do hậu môn bị chà sát có thể xảy ra khi người bệnh đi bộ, khi sử dụng giấy vệ sinh hoặc khi mặc quần áo quá rộng, quá chật.

Hậu môn, búi trĩ bị chà xát gây ngứa

Búi trĩ hoặc hậu môn bị chà xát có thể gây ngứa và rát

3. Do dịch nhầy hậu môn

Hậu môn tiết chất dịch nhầy là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ, đặc biệt là ở những người bệnh mắc trĩ nội. Điều này khiến phần niêm mạc ở hậu môn luôn bị ẩm ướt từ đó vi khuẩn dễ dàng phát triển gây viêm nhiễm. Ngoài ra, việc đổ mồ hôi tại vùng hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng ngứa tương tự như vậy.

4. Vấn đề đại tiện gây kích ứng

Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật đại tràng và trực tràng Hoa Kỳ ( ASCRS ) đã chỉ ra rằng, phân là yếu tố kích thích gây ngứa hậu môn ở người bệnh trĩ. Trong quá trình đại tiện, phân tiếp xúc với lớp niêm mạc ở hậu môn vốn đang sưng phình do trĩ, gây kích ứng và ngứa rát. Trường hợp bị táo bón người bệnh phải rặn nhiều, phân khô cứng sẽ chà xát mạnh hơn vào niêm mạc hậu môn. Lúc này người bệnh không chỉ có cảm giác ngứa ngáy mà hậu môn còn có thể bị nứt, chảy máu, đau đớn, làm tình trạng trĩ trở nặng thêm.

Hơn nữa phân là chất thải của cơ thể nên chứa nhiều vi khuẩn, nếu vệ sinh không sạch sẽ phân có thể bám lại gây viêm nhiễm, nhất là đối với những người bị tiêu chảy.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ chảy máu tươi: Nguyên nhân & Cách xử lý

Vấn đề khi đi vệ sinh có thể gây ngứa hậu môn

Người bệnh trĩ có thể bị ngứa do hậu môn bị kích ứng khi đi đại tiện

5. Bị kích ứng do dùng thuốc

Một số người bệnh dùng thuốc bôi trĩ có thể bị kích ứng, dẫn đến cảm giác ngứa hoặc thậm chí là đau rát tại vùng hậu môn. Nguyên nhân có thể do loại thuốc bôi có chứa các thành phần không đảm bảo hoặc không phù hợp, làm thay đổi độ pH của da, gây khô da và kích ứng hoặc tại hậu môn. Điều này sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi thêm gây ngứa. Ngoài ra hiện tượng ngứa búi trĩ có thể xảy ra do người bệnh sử dụng nhiều hơn một loại thuốc và chúng bị phản ứng với nhau gây ra các triệu chứng nêu trên.

6. Dấu hiệu cho thấy bệnh trĩ đang lành

Không phải tất cả trường hợp bị trĩ và ngứa hậu môn đều đáng lo, bởi đây còn có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng trĩ đang dần thuyên giảm. Quá trình lành lại vết thương tại các mô sẽ tạo ra những lớp da non mới. Cộng thêm lớp vảy đóng bên ngoài lớp da non bị bong tróc nên gây ra cảm giác ngứa.

Xem thêm: Bệnh trĩ có tự khỏi không?

II - Có phải ngứa hậu môn là bị bệnh trĩ không?

Mặc dù ngứa ngáy hậu môn là dấu hiệu điển hình của người bị bệnh trĩ, tuy nhiên để kết luận người đó có bị trĩ hay không cần kết hợp thêm nhiều yếu tố khác. Việc này cần sự kiểm tra và chẩn đoán của các bác sĩ chuyên môn.

Cảm giác ngứa hậu môn cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, không chỉ riêng bệnh trĩ. Cụ thể bao gồm:

  • Ngứa sinh lý: xảy ra khi hậu môn quá khô hoặc bị ẩm ướt, tạo điều kiện môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dẫn đến ngứa. Ngoài ra, việc sử dụng giấy vệ sinh không đảm bảo, quần áo quá chật hoặc không thấm hút mồ hôi, để mồ hôi đọng lại hậu môn, sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh không phù hợp… sẽ gây kích ứng khiến hậu môn bị ngứa. Hiện tượng ngứa sinh lý thường chỉ là hiện tượng tạm thời và sẽ hết ngứa sau khi cải thiện thói quen vệ sinh và dùng các sản phẩm phù hợp
  • Nhiễm giun kim: Giun kim thường ký sinh tại ruột, trực tràng và thường chọn hậu môn làm nơi đẻ trứng vào ban đêm nên người bệnh sẽ có cảm giác ngứa vào đêm và sáng sớm.
  • Rò hậu môn: Rò hậu môn là những tổn thương nhỏ trên niêm mạc hậu môn khiến dịch tiết ra, gây kích ứng và làm cho vùng da quanh hậu môn bị ngứa ngáy, thậm chí trở nên đau rát. Nguyên nhân gây rò hậu môn có thể là do táo bón, tiêu chảy thời gian dài, quan hệ tình dục qua hậu môn…
  • Nấm Candida: Nấm Candida gây ra nhiễm trùng nấm men khó chịu. Khi điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, hệ miễn dịch suy yếu, hoặc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, nấm Candida sẽ nhân lên quá mức, gây ngứa ngáy và kích ứng da vùng hậu môn.

III - Bị trĩ ngứa hậu môn phải làm sao?

1. Ngâm hậu môn với nước ấm

Với khả năng loại bỏ dịch nhầy, chất bẩn tại hậu môn gây kích ứng đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn, việc ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15 - 20 phút có thể giúp làm giảm ngứa và đau tạm thời cho người bệnh trĩ. Do đó, bạn có thể thử ngâm hoặc xông hậu môn trong một chậu nước ấm (khoảng 35-39 độ). Sau khi ngâm xong cần dùng khăn mềm lau khô hậu môn.

Ngoài ra người bệnh trĩ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện để tránh tình trạng phân bám lại gây nhiễm trùng. Nên dùng khăn mềm thấm nước để lau nhẹ nhàng hoăc rửa hậu môn với nước rồi lau khô. Cần chú ý không chà xát hậu môn quá mạnh trong quá trình vệ sinh.

Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm ngứa hậu môn do trĩ

Khi bệnh trĩ gây ngứa có thể ngâm rửa hậu môn trong nước ấm để giảm ngứa

2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Cách này sẽ làm giảm kích ứng cho hậu môn, giúp vùng niêm mạc quanh hậu môn dịu lại và bớt ngứa nhanh chóng. Người bệnh nên sử dụng khăn mềm ngâm trong nước nóng rồi vắt bớt nước để đắp lên vùng hậu môn bị trĩ đang ngứa ngáy. Hoặc dùng khăn bọc vài viên đá lạnh rồi chườm vào hậu môn.

3. Sử dụng thuốc

  • Thuốc bôi giảm sưng viêm: Có thể dùng kem bôi chứa steroid bôi lên vùng bị sưng tấy để làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ: Giảm sưng, giảm viêm.
  • Thuốc giảm đau: Có thể dùng các loại thuốc không kê đơn như paracetamol để giúp giảm ngứa cũng như giảm đau trĩ nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi hết tác dụng tình trạng ngứa vẫn có thể xuất hiện trở lại. Không nên dùng thường xuyên để tránh gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc gây tê: Có thể dùng các loại thuốc không kê đơn dạng kem bôi chứa các thành phần như: Lidocaine, xylocaine, dibucaine.
  • Thuốc làm mềm phân: Giúp làm giảm kích ứng của phân lên niêm mạc hậu môn đối với trường hợp ngứa do phân gây kích ứng. Người bệnh có thể dùng các thuốc nhuận tràng không kê đơn nhưng cần thận trọng khi dùng và không nên dùng thường xuyên để tránh gặp tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc giảm kích ứng da: Thường được dùng phổ biến nhất là thuốc chứa kẽm oxit và được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc kem hoặc miếng dán.
Dùng thuốc trị ngứa hậu môn do bệnh trĩ

Sử dụng thuốc để làm dịu cơn ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra

4. Dùng mẹo dân gian

Người bệnh có thể sử dụng nước cây phỉ hoặc các loại dược liệu tự nhiên như diếp cá, ngải cứu, trầu không,… để chữa ngứa và giảm kích ứng do trĩ gây ra. Những loại dược liệu này sẽ giúp săn se da, giảm đau và sưng ngứa hiệu quả. Ngoài ra, dùng gel nha đam bôi lên vùng bị trĩ cũng giúp giảm kích ứng, giảm ngứa.

Dùng các nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa hậu môn do trĩ gây ra

Sử dụng mẹo dân gian, trị ngứa do trĩ bằng các loại nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng do trĩ gây ra nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả có thể kể đến viên trĩ Ngự y mật phương của Dược phẩm Nhất Nhất - Chuẩn Đông y thế hệ 2, nhờ đó hiệu quả vượt trội hơn hẳn các dòng Đông y truyền thống.

  • Giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy.
  • Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, hết táo bón, đi cầu đều đặn, nhẹ nhàng.
  • Giúp búi trĩ teo dần sau 1 tháng sử dụng.
  • Sau 1 liệu trình thành mạch máu bền vững nhờ đó hạn chế trĩ tái phát.

Cách chữa bệnh trĩ ngứa hậu môn với viên trĩ Ngự y mật phương (Nhất nhất 15)

IV - Cách phòng tránh tình trạng ngứa hậu môn

Để phòng tránh tình trạng ngứa hậu môn, có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Vệ sinh đúng cách: Sau mỗi lần đi vệ sinh, hãy nhẹ nhàng làm sạch vùng hậu môn bằng giấy ướt không mùi, không màu và không chứa cồn. Thay vì chà xát mạnh, hãy thấm nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng. Khi tắm, chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh vùng này, tránh sử dụng xà phòng.
  • Tránh các sản phẩm gây kích ứng: chỉ nên dùng nước để vệ sinh vùng hậu môn, tránh sử dụng xà phòng hay các loại hóa chất khác.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống được cho là có thể gây kích ứng hậu môn như đồ ăn cay, trái cây họ cam quýt, cà chua, cà phê, sữa, đồ uống có cồn và có ga, socola.
  • Mặc quần áo thoải mái: Chọn quần áo và đồ lót rộng rãi, chất liệu cotton thoáng mát để tránh gây bí bách, khó chịu.
  • Duy trì sự ổn định của đường ruột: Nếu bạn thường xuyên bị phân lỏng hoặc táo bón, hãy tăng cường chất xơ trong chế độ ăn. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ như Metamucil, Citrucel, Benefiber.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Trong trường hợp đang sử dụng kháng sinh đường uống, hãy bổ sung sữa chua để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

Tóm lại, bệnh trĩ có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn. Tuy có rất nhiều cách khác nhau để giúp giảm ngứa hiệu quả nhưng việc giảm ngứa chỉ là phương pháp tạm thời. Điều quan trọng với người bệnh lúc này là cần phải chữa khỏi bệnh trĩ, từ đó các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát cũng sẽ biến mất.

Lên đầu trang
Loading
Trang chủ Hữu ích
Sản phẩm
Liên hệ