Búi trĩ lòi ra nhưng không đau, không chảy máu là do đâu? Có đáng lo?

2023-07-29 09:34:55

Có nhiều người bị trĩ nhưng không cảm thấy đau, hoặc ngay cả khi búi trĩ bị lòi ra ngoài nhưng cũng vẫn không có dấu hiệu đau đớn hay chảy máu. Vậy hiện tượng này là bình thường hay có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây!

I - Tại sao búi trĩ bị lòi ra ngoài?

Búi trĩ lòi ra ngoài hay còn gọi là sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn. Mức độ sa còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn đầu bạn sẽ không cảm nhận được sự khó chịu, vướng cộm do các búi trĩ gây ra, búi trĩ có thể xuất hiện khi đi đại tiện và tự co lên sau đó. Nhưng càng về sau búi trĩ càng to và càng sa xuống nhiều gây vướng víu, khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân chính gây ra trĩ là do các tĩnh mạch và cơ nâng đỡ ở hậu môn bị giãn quá mức. Những người có cơ địa trĩ thành mạch máu suy yếu và giãn ra làm máu bị ứ lại tạo thành các búi trĩ.

Bên cạnh cơ địa, còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ sa búi trĩ. Những người có đường tiêu hóa kém, cơ nâng vùng trực tràng, hậu môn yếu là đối tượng dễ bị sa búi trĩ nhất. Khi này hậu môn phải chịu nhiều áp lực do rặn quá mức hoặc co dãn do phải đại tiện nhiều.

Ngoài ra, người béo phì, phụ nữ mang thai, tuổi cao, ngồi nhiều, lười vận động, tiêu thụ nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, uống ít nước… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc phải tình trạng này.

Búi trĩ lòi ra ngoài không đau

II - Vì sao búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau, không chảy máu?

Trường hợp 1: Do người bệnh mắc trĩ nội cấp độ nhẹ

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến búi trĩ lòi ra nhưng không gây đau thường là do người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu (trĩ nội độ 1, độ 2 hoặc mới chuyển sang cấp độ 3). Khi này búi trĩ còn nhỏ, chỉ lòi ra ngoài khi đi đại tiện, ngồi quá lâu hoặc vận động quá sức nhưng có thể tự co lên ngay sau đó. Búi trĩ lòi ra do trĩ nội thường có màu hồng nhạt, nhập thò ngay ở đầu hậu môn như cục thịt thừa. Khi lòi ra ngoài thường đi kèm triệu chứng chảy máu, và cũng ít khi người bệnh cảm nhận thấy cơn đau.

Trường hợp 2: Dấu hiệu của trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp

Ngoài ra, tình trạng bị trĩ nhưng không đau, búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn cũng có thể là do bị trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp nhưng trường hợp này thường không nhiều. Búi trĩ khi đó sẽ xuất hiện ở ngay rìa hậu môn, gây vướng víu và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây chảy máu như trĩ nội.

Búi trĩ mới lòi ra ngoài có thể không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không tìm cách điều trị, búi trĩ sẽ ngày to dần cộng thêm dịch nhầy tiết ra ở hậu môn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, búi trĩ sưng to và sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau vô cùng khó chịu.

Lý do khiến búi trĩ sa ra ngoài nhưng không đau

III - Hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài không đau có nguy hiểm không?

Tuy rằng búi trĩ mới lòi ra ngoài trong giai đoạn đầu người bệnh không cảm thấy đau và không gây nguy hiểm gì nhiều. Nhưng nếu để bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây đau đớn và xuất hiện nhiều biến chứng bệnh trĩ như:

  • Nghẹt búi trĩ: Ở giai đoạn sau búi trĩ to và sa xuống nhiều không thể co lên được sẽ làm tắc nghẽn hậu môn. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn vô cũng, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình đi đại tiện.
  • Hoại tử: Sa búi trĩ khiến hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, vì vậy mà ở đây luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy. Chính điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng nặng có thể dẫn tới hoại tử.
  • Tắc tĩnh mạch: Búi trĩ to và sa xuống chèn ép các mạch máu xung quanh hậu môn dẫn đến tắc tĩnh mạch trĩ. Điều này làm cản trở việc đưa máu đến các niêm mạc ở vùng trực tràng - hậu môn dẫn đến hoại tử. Có trường hợp còn biến chứng thành ung thư trực tràng.
  • Mất máu: Khi ở giai đoạn sa búi trĩ, máu tươi cũng chảy nhiều trong lúc đi đại tiện. Thiếu máu có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, người ốm yếu, xanh xao, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng…
  • Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ. Các vi khuẩn có thể thông qua các vết nứt ở hậu môn để xâm nhập vào tuần hoàn máu gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Trong trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không tự co lại được, bạn có thể tham khảo cách nhét búi trĩ vào trong một cách an toàn.

Búi trĩ lòi ra nhưng không đau có nguy hiểm không?

IV - Lòi búi trĩ nhưng không đau phải xử lý ra sao?

1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ

Có thể dùng các loại thuốc như thuốc mỡ, kem bôi hoặc miếng dán để giúp búi trĩ co lại, giảm đau và hạn chế viêm nhiễm. Nếu sử dụng các thuốc chứa corticoid cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 cũng giúp co các búi trĩ rất hiệu quả. Sản phẩm làm tăng trương lực cơ hậu môn, từ đó làm co và teo dần búi trĩ. Ngoài ra, còn tác động đến cơ địa người bệnh, giúp thành mạch máu bền vững, chống lại các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ từ đó ngăn cản búi trĩ hình thành trở lại.

Đông y thế hệ 2 chữa bệnh trĩ

2. Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn

Trĩ và táo bón có quan hệ mật thiết với nhau. Bị trĩ có thể gây táo bón, mà táo bón làm tăng nguy cơ hình thành trĩ và làm bệnh trĩ tiến triển nặng thêm. Vì vậy, tăng cường bổ sung chất xơ để tránh táo bón giúp ngăn chặn búi trĩ phát triển.

Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung đủ cho cơ thể rau xanh, trái cây. Uống nhiều nước cũng là một cách chống táo bón, giúp làm mềm chất thải, giảm áp lực cho đại tràng và hệ tiêu hóa.

Giải đáp: Bệnh trĩ có kiêng ăn rau muống không?

Bị lòi búi trĩ nhưng không đau nên bổ sung chất xơ cho cơ thể

3. Sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Sở dĩ rau diếp cá chữa bệnh trĩ được sử dụng phổ biến là nhờ có chứa các thành phần tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhờ đó ngăn chặn búi trĩ lòi ra và hạn chế tình trạng đau rát. Bạn có thể uống trực tiếp nước ép rau diếp cá hoặc đắp rau diếp cá lên vùng sưng đau để giảm bớt các triệu chứng do trĩ gây ra.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tìm hiểu về phương pháp dùng thuốc nam chữa bệnh trĩ bằng nhiều loại cây thuốc quen thuộc.

4. Giữ thói quen sinh hoạt điều độ

Việc giữ thói quen sinh hoạt điều độ cũng góp phần ngăn chặn trĩ tiến triển nặng hơn từ đó hạn chế búi trĩ lòi ra không đau:

  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu collagen giúp tăng sức mạnh thành mạch.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không nhịn đi đại tiện, không cố gắng rặn mạnh trong quá trình đi tiêu.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao.
  • Luyện tập những bài tập giúp co cơ hậu môn.

Xem thêm: Bệnh trĩ có nên đi bộ, chạy bộ?

Thể dục, thể thao, thay đổi lối sống để phòng tránh

Khi búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn có thể không gây đau đớn và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu cứ để đấy mà không điều trị các búi trĩ sẽ rất nhanh tăng kích thước, sa xuống nhiều gây sưng đau và nhiều bất tiện khác cho người bệnh. Vì vậy hãy tích cực điều trị trĩ càng sớm càng tốt để bệnh nhanh khỏi và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ