Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Nguyên nhân & Cách điều trị hiệu quả

2023-05-12 09:34:45

Trĩ hỗn hợp được coi là một dạng khá phức tạp của bệnh trĩ, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với hai loại trĩ còn lại là trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy để hiểu rõ hơn trĩ hỗn hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như nào mới hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh bị cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc. Tức là các búi trĩ xuất hiện đồng thời ở cả trên và dưới đường lược hậu môn. Lúc này, các búi trĩ nội sa ra ngoài, kết hợp cùng búi trĩ ngoại tạo thành một búi trĩ kết dính, déo dài từ trong hậu môn ra bên ngoài.

Tình trạng này thường mang nhiều biểu hiện triệu chứng của trĩ ngoại, và cực kỳ phức tạp trong việc điều trị do vị trí búi trĩ rất đặc biệt. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

II - Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

Tương tự như cả trĩ nội và trĩ ngoại, người ta cũng chia trĩ hỗn hợp thành 4 cấp độ ứng với 4 giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, cấp độ ở đây được đánh giá thông qua sự phát triển và đặc điểm của búi trĩ. Cụ thể:

  • Trĩ hỗn hợp độ 1: Ở giai đoạn này các búi trĩ nội bắt đầu hình thành cộng thêm những búi trĩ nhỏ ở bên ngoài khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn. Người bệnh cũng bắt đầu thấy có máu sau khi đại tiện, máu bám trên phân hoặc dính vào giấy vệ sinh.
  • Trĩ hỗn hợp độ 2: Ở giai đoạn này các triệu chứng ở cấp độ 1 sẽ trở nên nặng hơn, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện nhiều hơn. Vùng hậu môn cũng sẽ trở nên ngứa ngáy nhiều, xuất hiện tình trạng nóng rát, sưng và bắt đầu có dịch.
  • Trĩ hỗn hợp độ 3: Các búi trĩ bên trong hậu môn sa ra ngoài, có trường hợp có thể tự thụt vào nhưng cũng có trường hợp phải dùng tay ấn vào. Búi trĩ nội sa ra ngoài cùng các búi trĩ ngoại bên ngoài hậu môn cũng to dần nên người bệnh có cảm giác rất đau. Lượng máu chảy nhiều khi đi vệ sinh nhiều, có khi bắn thành tia hoặc nhỏ giọt.
  • Trĩ hỗn hợp độ 4: Là giai đoạn nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng. Lúc này các búi trĩ đã sa ra ngoài gần hết khiến người bệnh đau đớn, chảy máu nhiều khi đi đại tiện.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau

4 cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

4 Cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

III -  Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp?

1. Do tính chất công việc ngồi nhiều

Những người làm công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng nhiều hoặc mang vác quá sức là những đối tượng mắc bệnh trĩ rất cao. Những công việc này đều làm gia tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn, khiến các tĩnh mạch bị tắc nghẽn rồi sưng phồng tạo thành búi trĩ cả bên trong và bên ngoài hậu môn.

Giải đáp thắc mắc: Ngồi nhiều có bị trĩ không?

Ngồi nhiều gây trĩ hỗn hợp

Thói quen ngồi nhiều có thể dẫn đến trĩ hỗn hợp

2. Do tác động từ táo bón kéo dài

Khi bị táo bón chúng ta phải dùng nhiều sức hơn để rặn khi đi vệ sinh. Điều này cũng tạo điều kiện cho các tĩnh mạch ở cả trong và ngoài hậu môn giãn ra từ đó hình thành trĩ. Sau một thời gian không điều trị, có thể dẫn đến tình trạng trĩ hỗn hợp.

3. Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Tình trạng ăn uống thiếu khoa học như ăn ít rau củ quả, ăn ít chất xơ, uống ít nước… sẽ làm tăng tình trạng táo bón. Không chỉ riêng bón nếu thường xuyên bị tiêu chảy bạn cũng cần xem lại chế độ ăn uống của mình có đảm bảo vệ sinh không vì điều này cũng tạo điều kiện hình thành bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đồng thời.

Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn cay cũng cần tiết chế lại vì đồ ăn cay nóng cũng khiến tĩnh mạch giãn ra gây bệnh trĩ.

Xem thêm: Ăn cay nhiều có bị trĩ không?

Trĩ hỗn hợp do chế độ ăn thiếu khoa học

Ăn uống kém lành mạnh tăng nguy cơ mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại

4. Do tuổi già

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra bệnh trĩ hỗn hợp. Bởi khi càng lớn tuổi, các mạch máu càng kém bền nên dễ bị trượt xuống dưới. Cộng thêm tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên do hệ tiêu hóa kém hoạt động khi về già.

5. Mang thai

Khi bào thai lớn dần sẽ gây chèn ép xuống phần xương chậu, cộng thêm quá trình sinh nở phải gắng sức rặn đẻ, vì vậy phụ nữ sau sinh rất dễ bị trĩ.

6. Căng thẳng quá mức lâu ngày

Do stress, căng thẳng lâu ngày sẽ làm hệ tiêu hóa kém hoạt động gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, khi chúng ta căng thẳng sẽ ức chế dây thần kinh.

7. Sai lầm trong việc đi vệ sinh

Ngồi sai tư thế đi vệ sinh, đi vệ sinh quá lâu hay rặn quá mạnh khi đi vệ sinh đều làm tăng áp lực cho vùng tĩnh mạch hậu môn. Nếu vẫn giữ những thói quen khi đi vệ sinh này bệnh trĩ chắc chắn sẽ tìm đến bạn sớm.

IV - Trĩ hỗn hợp gây ra các triệu chứng gì?

1. Chảy máu khi đi đại tiện

Khi bị trĩ hỗn hợp ở các giai đoạn đầu, người bệnh khó phát hiện ra biểu hiện chảy máu khi đi vệ sinh. Thông thường chỉ khi quan sát thông qua giấy vệ sinh có vết máu thì mới nhận ra. Khi trĩ tiến triển nặng hơn thì máu bắt đầu nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia mỗi khi đi cầu, gây đau đớn cũng như lo lắng không nguôi cho người bệnh.

Triệu chứng trĩ hỗn hợp: Đại tiện chảy máu

Đại tiện thường xuyên bị chảy máu

2. Hậu môn có dịch nhầy

Vùng hậu môn xuất hiện dịch nhầy tương tự như khi bị trĩ ngoại. Bạn sẽ có cảm giác ẩm ướt, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi trĩ hỗn hợp bước sang cấp độ 3 và 4.

3. Đau và sưng vùng hậu môn

Khi búi trĩ càng lớn, người bệnh sẽ càng cảm thấy đau đớn. Tình trạng này thường kèm theo sưng hậu môn có thể dẫn tới viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử hậu môn.

Vùng hậu môn sưng, đau rát, khó chịu

Đau rát, sưng tấy là triệu chứng thường thấy của trĩ tổng hợp

4. Cảm thấy ngứa ngáy hậu môn

Dịch nhầy xuất hiện cộng thêm các búi trĩ làm vướng víu khiến người bệnh trĩ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy ở vùng hậu môn.

Xem thêm: Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?

5. Sa búi trĩ

Khi bị trĩ hỗn hợp, các búi trĩ xuất hiện ở cả trong và ngoài hậu môn. Để càng lâu các búi trĩ bên trong hậu môn sa xuống cộng thêm búi trĩ ở ngoài rìa hậu môn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện.

V - Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

So với trĩ nội hay trĩ ngoại thông thường thì trĩ tổng hợp được xem là nguy hiểm hơn so với hai loại trên. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển và tình trạng sức khỏe của từng từng bệnh. Nếu để càng lâu có nguy cơ xuất hiện các biến biến chứng nguy hiểm sau:

  • Cực kỳ đau đớn: Càng về giai đoạn cuối người bệnh sẽ càng có cảm giác đau gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt.
  • Nhiễm trùng hậu môn: Hậu môn của người bệnh trĩ thường xuyên ngứa ngáy, sưng phồng, cộng thêm tiết nhiều dịch nhầy làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nếu không kịp xử lý kịp thời có thể xảy ra nguy cơ bội nhiễm hoặc hoại tử hậu môn.
  • Thiếu máu: Bệnh nhân trĩ thường chảy máu khi đi đại tiện, dù là chảy ít nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài người bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu, đặc biệt là khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn cuối. Người bệnh khi thiếu máu thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt…
  • Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ càng to thì các tĩnh mạch ở hậu môn càng bị chèn ép nhiều khiến máu không thế lưu thông là ứ lại trong các búi trĩ khiến các búi trĩ sưng to hơn, làm tăng nguy cơ hoại tử. Khi các búi trĩ sa xuống cũng làm hẹp hậu môn khiến việc đi đại tiện khó khăn hơn.
  • Viêm phụ khoa: Trường hợp này hay gặp ở phụ nữ, do vị trí cấu tạo của âm đạo gần với hậu môn. Nếu trường hợp bị trĩ gây viêm nhiễm hậu môn có thể lây lan sang những vùng lân cận gây viêm âm đạo, viêm tử cung…

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ ảnh hưởng như thế nào?

Trĩ hỗn hợp có gây nguy hiểm không?

Trĩ hỗn hợp là tình trạng ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe

VI - Trĩ hỗn hợp có chữa được không hay phải phẫu thuật?

Mặc dù gây nhiều khó khăn trong việc điều trị nhưng trĩ hỗn hợp vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh nắm rõ tác nhân gây bệnh, điều trị hợp lý và phòng ngừa hiệu quả. Đối với những người mắc trĩ hỗn hợp giai đoạn bệnh chưa nặng thì có thể lựa chọn cách uống thuốc điều trị, dùng thuốc bôi hoặc dùng nguyên liệu thiên nhiên để hỗ trợ chữa bệnh trĩ tại nhà, không nhất thiết phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn loại bỏ trĩ hỗn hợp một cách triệt để, tránh phiền toái gây ra bởi bệnh này thì phẫu thuật vẫn là một lựa chọn hợp lý hơn, nhất là nếu bệnh trở nặng và có các triệu chứng như sa hoàn toàn búi trĩ, chảy nhiều máu,…

VII - Những phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả

Tuy gây rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng trĩ hỗn hợp hoàn toàn có thể chữa được bằng nhiều phương pháp. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, bạn có thể tham khảo tùy theo tình trạng trĩ của mình.

1. Dùng thuốc Tây y điều trị

Đối với những trường hợp chưa chuyển sang giai đoạn nặng và chưa có biến chứng phương pháp điều trị chính là dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng gặp phải. Các thuốc thường được sử dụng để điều trị trĩ trong Tây y là thuốc chống viêm giảm đau nhóm NSAID, thuốc mỡ bôi hậu môn, thuốc đặt hậu môn trực tràng, thuốc làm mềm phân.

Thuốc điều trị bệnh trĩ tổng hợp

Thuốc Tây y hỗ trợ điều trị trĩ hỗn hợp

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y điều trị trĩ:

  • Các thuốc trên chủ yếu để cải thiện triệu chứng bệnh nên khi ngừng thuốc bệnh có nguy cơ tái phát.
  • Đa số các thuốc Tây đều có tác dụng phụ vì vậy không được tự ý dùng thuốc và chỉ dùng trong khoảng thời gian bác sĩ yêu cầu.
  • Việc sử dụng thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu khi chưa có biến chứng.

2. Dùng Đông y thế hệ 2

Đông y chú trọng vào điều trị cả triệu chứng và căn nguyên gây bệnh. Về triệu chứng đông y giúp cầm máu, chống viêm, giảm đau. Về căn nguyên, theo đông y trĩ hình thành là do cơ địa của từng người. Người có cơ địa kém các tĩnh mạch vùng hậu môn dễ giãn ra hình thành búi trĩ.

Tuy nhiên không phải đông y nào cũng làm thay đổi được cơ địa của người bệnh, đó cũng là nguyên nhân khiến trĩ hay tái phát. Hơn nữa đông y thông thường phải dùng thời gian dài mới thấy tác dụng.

Nhưng với Đông y thế hệ 2, đặc biệt lại được bào chế theo phương thức Ngự y mật phương thì lại khác. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng của trĩ như đau rát, chảy máu trong vài ngày mà còn tác động làm bền vững thành mạch, thay đổi từ từ cơ địa của hạn chế được tối đa tình trạng tái phát.

Thuốc Đông y chữa trĩ hỗn hợp

Viên Ngự y mật phương 15

3. Dùng bài thuốc Đông y dân gian

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc truyền thống dưới đây để điều trị trĩ.

Bài thuốc 1: Cho trĩ thể tỳ hư không nhiếp huyết

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy, bạch truật và chế hoàng tinh, mỗi vị 12g, chi tử sao đen, bạch linh, trần bì và đan bì mỗi vị 1g, mộc hương 4g, cam thảo 6g.

Đem những nguyên liệu trên đi sắc lấy nước uống, chia thành 2 lần trong ngày.

Bài thuốc cho thể tỳ hư không hấp huyết

Chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc Y học cổ truyền

Bài thuốc 2: Cho trĩ thể huyết ứ – khí trệ

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Hòe hoa, sinh địa mỗi vị 16g, lá diếp cá và cỏ mực mỗi vị 10g, đương quy 12g, kinh giới 6g, hoàng cầm 8g. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 3: Cho trĩ thể thấp nhiệt ở đại trường

Đây là bài thuốc chữa trĩ hỗn hợp độ 3, dành cho những người có biểu hiện là chảy nhiều máu khi đi đại tiện, hậu môn đau rát, đau bụng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng…Bài thuốc có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.

Cách thực hiện như sau: Dùng trắc bách diệp và kinh giới tuệ sao cháy mỗi vị 12g, hòe hoa sao vàng đậm 12g, chỉ thược và hoàng bá mỗi vị lấy 10g. Sắc tất cả các nguyên liệu trên để lấy nước uống, chia ra uống 2 lần một ngày.

Bài thuốc trị bệnh trĩ hỗn hợp độ 3 theo đông y

Bài thuốc chữa bệnh trĩ thể thấp nhiệt đại trường

Bài thuốc 4: Cho trĩ thể khí hư hạ hãm

Thường gặp ở người cao tuổi bị trĩ trong thời gian dài. Người bệnh có các biểu hiện đặc trưng: Búi trĩ co xuống không còn khả năng tự co lại, chảy máu nhiều, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên chóng mặt, mất ngủ, không ăn được, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhợt nhạt… Công dụng chính của bài thuốc là bồi bổ khí huyết.

Cách thực hiện như sau: Thăng ma, đẳng sâm, hoàng kỳ và xuyên khung mỗi vị 20g, trần bì, bạch truật, sài hồ và chi tử sao đen mỗi vị 10g, cam thảo 6g. Đem sắc nước uống mỗi ngày một thang, chia ra uống mỗi ngày 2 lần.

Xem thêm: Chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam ngay tại nhà

4. Can thiệp thủ thuật (không cần mổ)

  • Thắt vòng búi trĩ: Thực hiện bằng cách cột một đoạn dây chun vào búi trĩ, để một thời gian búi trĩ sẽ teo dần và tự rụng. Phương pháp này được dùng cho trĩ nội độ 1 và độ 2. Khi búi trĩ rụng có thể xảy ra tình trạng chảy máu.
  • Chích xơ búi trĩ: Thực hiện bằng cách tiêm các chất làm xơ vào búi trĩ khiến búi trĩ xơ cứng và tự rụng. Được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn đầu (độ 1, độ 2), đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc người bệnh đang dùng thuốc chống chống đông máu.
  • Quang đông hồng ngoại: Đây là phương pháp tiên tiến nhất, giúp các búi trĩ xơ lại bằng cách dùng nhiệt tác động. Được áp dụng cho trĩ độ 1 hoặc độ 2.
  • Đốt laser búi trĩ: Thường được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn đầu (trĩ độ 1, độ 2).
Thủ thuật điều trị trĩ hỗn hợp

Có thể trị trĩ hỗn hợp không cần mổ bằng các phương pháp trên

5. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ tổng hợp

  • Phẫu thuật cắt búi trĩ cổ điển: Đây là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ, thường được áp dụng cho trĩ độ 3, độ 4. Phương pháp này gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, quá trình phục hồi lâu và có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng. Ngoài ra, khi cắt búi trĩ phần niêm mạc đệm cho hậu môn cũng bị loại bỏ nên người bệnh sau phẫu thuật thường hay bị són phân.
  • Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp longo: Mục đích của phương pháp này là khâu lại phần niêm mạc hậu môn bị sa đồng thời cắt bỏ mạch máu xung quanh búi trĩ, không còn mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ tự teo và rụng đi. Phương pháp này hạn chế được tình trạng đau đớn cho người bệnh, rút ngắn thời gian nằm viện, tuy nhiên chi phí điều trị cao.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng siêu âm doppler (THD): Mục đích của phương pháp này là cắt nguồn động mạch chạy đến các búi trĩ ở dưới niêm mạc để các búi trĩ teo nhỏ lại. Được áp dụng cho các trường hợp trĩ nội từ độ 1 đến độ 3.
Các phương pháp phẫu thuật cho trĩ hỗn hợp

Trường hợp nặng cần phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ

VII - Nên làm gì để hạn chế tình trạng trĩ hỗn hợp?

Trĩ hỗn hợp mang lại cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh, việc điều trị cũng phức tạp hơn 2 dạng trĩ còn lại. Vậy nên hãy chủ động phòng bệnh từ sớm. Dưới đây là một số giải pháp:

  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất xơ và nước cho cơ thể để tránh bị táo bón.
  • Nếu công việc phải thường xuyên ngồi nhiều nên đứng dậy đi lại một chút khoảng 1 - 2 tiếng một lần.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh mặc đồ quá bó sát gây chèn ép cơ thể.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đều đặn mỗi ngày, thời gian đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng.
  • Không cố gắng rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh để tránh gây áp lực cho vùng hậu môn.
  • Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bị trĩ như đại tiện ra máu, hay ngứa ngáy ở hậu môn, xuất hiện thịt thừa ở hậu môn… nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Đừng bỏ qua: Những cách phòng tránh bệnh trĩ cực hiệu quả tại nhà

Hiện nay, trĩ là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. Trong đó, trĩ hỗn hợp có tính phức tạp và điều trị khó khăn hơn 2 dạng còn lại. Biết được nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện cũng như cách khắc phục sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời phát hiện tình trạng bệnh để điều trị kịp thời cũng như chủ động phòng tránh bệnh.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ