4 cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu, hiệu quả và dễ thực hiện

2023-05-22 11:09:29

Từ xa xưa chữa trĩ bằng lá ngải cứu đã được ông cha ta áp dụng. Ngày nay y học hiện đại cũng chứng minh trong lá ngải cứu có nhiều hoạt chất là “chìa khóa” quan trọng làm nên công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

I - Lá ngải có chữa được bệnh trĩ hay không?

Ngải cứu là một cây thuộc họ nhà cúc, nó còn được mọi người gọi một cái tên khác là ngải diệp. Ngải cứu không chỉ chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với người gặp tình trạng trĩ.

Theo y học dân gian, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, tốt cho kinh tỳ, can thận. Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa hỗ trợ loại bỏ các triệu chứng của trĩ như đau rát hậu môn, sưng viêm, sa trĩ ra ngoài...

Theo y học hiện đại, ngải cứu đem lại nhiều công dụng đối với việc trị bệnh trĩ như:

  • Lá ngải cứu có chứa absinthinabsinthe - chính là những hoạt chất tạo nên vị đắng cho cây. Hai hoạt chất này còn có tác dụng giảm nhẹ đi cảm giác đau rát, ngứa ngáy, phiền toái do các búi trĩ sưng to gây ra.
  • Hoạt chất yomogin trong ngải cứu có khả năng cầm máu nhanh và co các búi trĩ lên mau chóng, tăng sức bền của các thành mạch.
  • Ngoài ra, ngải cứu còn chứa tricosanol, tetradecatrilin, cineol… cũng có đặc tính kháng viêm, sát trùng, giảm đau tốt giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ.

Nhờ những đặc tính ưu việt trên mà ngải cứu được nhiều người sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu, đau rát hậu môn do trĩ gây ra, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa sự tiến triển của các búi trĩ.

Lá ngải giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt

II - 4 mẹo chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu dễ thực hiện, hiệu quả cao

Có nhiều cách để chữa trĩ bằng lá ngải cứu có thể giúp giảm bớt sự đau đớn, chảy máu, ngăn ngừa phát sinh nhiều biến chứng; thường áp dụng cho những trường hợp trĩ nhẹ, các triệu chứng mới chớm. Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu cần tuân thủ theo đúng các bước. Nếu không cẩn trọng sẽ không phát huy hiệu quả tích cực, thậm chí còn khiến búi trĩ sưng to hơn, sưng đau viêm nhiễm.

Với nguyên liệu dễ kiếm tìm, cách làm đơn giản, người bị trĩ có thể thực hiện ngay tại nhà để cải thiện tình trạng.

1. Xông búi trĩ với ngải cứu, bồ kết, cúc tần, nghệ

Xông hơi chữa trĩ bằng lá ngải cứu đơn giản, tiện lợi được nhiều người áp dụng. Hơi nước nóng từ lá ngải cứu sẽ thẩm thấu sâu vào khu vực hậu môn trực tràng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm áp lực thành tĩnh mạch, từ đó các tĩnh mạch giãn ra góp phần hạn chế các búi trĩ sưng to lên.

Sau đây là cách thực hiện đúng nhất, kể cả những trường hợp nặng hơn thì phương pháp này vẫn được khuyến khích thực hiện.

Nguyên liệu:

  • Lá ngải cứu.
  • Lá sung.
  • Lá cúc tần.
  • Nghệ.
  • Nước bồ kết.
Các loại lá chuẩn bị mỗi loại khoảng 1 nắm, nước bồ kết chuẩn bị khoảng 1 chén.

Các bước thực hiện lần lượt như sau:

  • Lá ngải cứu cùng các loại lá khác rửa thật sạch, có thể kết hợp ngâm cùng ít muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn đi cho sạch sẽ, tiệt trùng, không gây kích ứng vùng da ở hậu môn.
  • Tiếp theo bỏ tất cả vào nồi đun sôi lên trong khoảng thời gian từ 10 phút, sau đó bắc nồi ra là có thể chuẩn bị xông được.
  • Khi xông cần trùm kín khu vực hậu môn tránh cho hơi nước lá xông thoát ra bên ngoài.
  • Người bệnh xông trong khoảng thời gian hợp lý từ 10 - 15 phút. Sau đó sẽ tận dụng luôn nước xông còn ấm để rửa hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn mềm sạch.
  • Lưu ý trước khi xông, người bệnh cũng cần vệ sinh khu vực hậu môn trực tràng sạch sẽ bằng nước muối ấm pha loãng.

Tìm hiểu thêm: Bị trĩ nên xông lá gì?

Xông lá ngải cứu chữa bệnh trĩ

Xông hậu môn bằng ngải cứu và các dược liệu tự nhiên

2. Xông lá ngải cứu với cây thuốc nam chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị các loại lá thuốc nam:

  • Lá ngải cứu.
  • Lá kinh giới.
  • Lá lốt.
  • Cây sả.
  • Lá cúc tần.
  • Nghệ tươi.
Chú ý chọn mỗi loại lá khoảng một nắm, sả nghệ mỗi loại 1 củ. Lưu ý cần chọn các loại lá tươi xanh, tốt nhất là do nhà trồng được sẽ hạn chế được hóa chất.

Hướng dẫn các bước tiến hành:

  • Các loại lá đem rửa sạch bằng nước mát, có thể cho thêm ít muối tinh vào để tiệt trùng, loại bỏ đi các lá bầm dập nát, héo úa.
  • Tương tự như bài thuốc thứ nhất cho tất cả những loại lá này vào trong nồi và đun sôi khoảng 10 - 15 phút là có thể xông. Phần nước còn ấm sau khi xông xong có thể rửa hậu môn.
  • Đối với phương pháp xông hơi chữa trĩ cần làm đều đặn từ 1 - 2 lần mỗi ngày, làm trong vòng từ 7 - 20 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Tìm hiểu thêm: 12 Loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bài thuốc xông trĩ bằng lá ngải cứu

Ngải cứu kết hợp các loại cây thuốc dân gian trị bệnh trĩ

 

3. Ngâm, rửa búi trĩ với lá ngải và muối biển

Như chúng ta đều biết đặc tính kháng khuẩn, sát trùng của muối rất cao. Khi ngâm hậu môn trong nước muối ấm sẽ nhanh chóng loại bỏ được những vi khuẩn gây hại xâm nhập, ngăn ngừa viêm nhiễm. Từ đó giảm nhanh đi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, kích ứng ở vùng da quanh hậu môn.

Bên cạnh đó hỗn hợp nước muối ấm và lá ngải cứu giúp tăng cường khí huyết, ngăn chặn ứ trệ máu huyết, góp phần làm giãn tĩnh mạch xung quanh búi trĩ, hạn chế sưng đau và sa búi trĩ ra ngoài.

Các bạn thực hiện đúng cách như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, ba thìa cà phê muối tinh. Nên ưu tiên chọn loại muối sạch không lẫn tạp chất. Tiếp theo đó đem sơ chế ngải cứu, rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Cho lá ngải cứu vào nồi, đổ ngập khoảng 2 lít nước rồi bắt đầu đun sôi. Kế tiếp đổ nước ra thau cho nguội bớt và cho ít muối biển vào. Dùng tay khuấy mạnh cho tới khi muối hòa tan trong nước ấm.
  • Trước khi tiến hành cần vệ sinh vùng xung quanh hậu môn sạch sẽ, nhất là khi hậu môn tiết nhiều dịch bất thường gây mùi khó chịu.
  • Tư thế ngồi cần ngâm hậu môn sao cho ngập trong nước trong khoảng 15 phút cho tới khi nước nguội thì dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau khô hậu môn. Không nên để ẩm ướt kẻo vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Thực hiện đều đặn thường xuyên biện pháp này, khoảng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng đau rát hậu môn, ngăn ngừa nhiễm trùng các vết nứt hậu môn.

Nên đọc: Bệnh trĩ có nên ngâm rửa bằng nước muối?

Dùng lá ngải để ngâm, rửa khu vực bị trĩ

Người bệnh có thể dùng nước ngải cứ và muối để ngâm, rửa hậu môn

4. Đắp lá ngải cứu và diếp cá vào hậu môn

Rau diếp cá là thành phần giúp giảm đau và sưng hiệu quả, nó cũng có tác dụng thu nhỏ đi kích thước búi trĩ và chống lại viêm nhiễm rất tốt. Cách đắp trực tiếp hỗn hợp lá ngải cứu và diếp cá lên hậu môn, các hoạt chất thẩm thấu luôn giúp cầm máu, săn se lại các tổ chức mô xung quanh, các búi trĩ dần dần co nhỏ lại, không tiến triển nặng thêm.

Khi kết hợp lá ngải cứu và diếp cá để đắp khu vực hậu môn góp phần làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện tình trạng phình giãn hậu môn và đẩy lùi bệnh trĩ.

Các bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu và một nắm lá rau diếp cá. Nên ưu tiên chọn những loại lá ở vườn sạch sẽ, không hóa chất hay phun thuốc trừ sâu.
  • Rửa sạch các loại lá sau đó vớt ra giá để cho ráo nước, bước tiếp theo giã nát nguyên liệu rồi thêm một ít muối tinh và đắp trực tiếp vào vùng hậu môn. Dùng vải mềm sạch sẽ hoặc gạc để cố định lại. Các tinh chất có trong ngải cứu và diếp cá thẩm thấu dần dần vào hậu môn giúp các búi trĩ dần co lại.
  • Đắp xong trong khoảng từ 15 - 20 phút rồi vệ sinh lại vùng hậu môn trực tràng bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn thì sau khoảng một tuần sẽ thấy cấp độ trĩ nhẹ hơn rất nhiều.
Đắp lá ngải, diếp cá và muối trị bệnh trĩ

Rang lá ngải cứu, diếp cá và muối rồi đắp vào vùng bị trĩ

III - Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu tại nhà cần lưu ý điều gì?

Trong quá trình chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu, các bạn nên lưu ý một số những điều như sau:

  • Cách chữa dân gian này nói chung cần nhiều thời gian để phát huy hiệu quả nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, tránh bỏ dở giữa chừng.
  • Khi đắp hỗn hợp lá ngải cứu lên vùng hậu môn không nên chà xát quá mạnh để tránh làm xây xát, tổn thương viêm nhiễm, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp xông hơi chữa trĩ là vào buổi trước khi đi ngủ. Sau cả ngày dài làm việc mệt nhọc, việc xông hơi sẽ nhẹ nhàng thư giãn hơn, khi đó hoạt chất thẩm thấu sâu giúp dịu bớt đi đau rát, khó chịu, ngứa ngáy. Người bệnh dễ chịu khoan khoái, ngủ ngon sâu giấc hơn.
  • Bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng nhẹ đi, cầm máu, hạn chế cơn đau, viêm nhiễm. Trường hợp trĩ hỗn hợp nên thăm khám sớm để được đưa ra phương án điều trị tốt hơn.
  • Người bệnh vẫn cần dùng song song với các loại thuốc điều trị khác để đạt được hiệu quả toàn diện nhất.
  • Trong quá trình thực hiện cần theo dõi sát sao, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng búi trĩ lòi nhiều ra ngoài nặng hơn, chảy mủ, chảy dịch ra nhiều hơn cần ngừng ngay và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra phương án xử lý kịp thời.
Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu cần lưu ý điều gì?

Cần kết hợp điều trị và phòng ngừa để đạt hiệu quả tốt

Khi áp dụng bài thuốc dân gian chữa trị, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học:

  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây rau củ quả, ngũ cốc. Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế những loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích như: Rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, trà đặc, cà phê, đồ ăn khô đậu tương, lạc…
  • Hạn chế vận động nặng, nên vận động nhiều một chút, không nên ngồi hay đứng lâu một chỗ.
  • Tạo thói quen tốt như tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, xử lý nhanh chóng tình trạng táo bón kéo dài.
Đọc thêm: Lá mơ có chữa được bệnh trĩ không?

Trên đây là tổng hợp những cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải hiệu quả, an toàn ngay tại nhà. Chúc người bệnh áp dụng thành công cải thiện chất lượng sống và sinh hoạt thường ngày.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ