I - Nhóm thuốc kháng Histamin
Để đẩy lùi nhanh chóng mặt, người ta thường nghĩ ngay đến nhóm thuốc thông dụng này trước tiên. Đây là nhóm thuốc cực kỳ thông dụng để điều trị chóng mặt có lịch sử lâu đời và tính an toàn đã được chứng minh qua nhiều năm.
Các thuốc thường được dùng trong nhóm thuốc này bao gồm: Diphenhydramin, betahistin, meclizine… thường cho tác dụng nhanh, giúp kiểm soát tốt trạng thái thăng bằng của cơ thể.
1- Meclizine hydrochloride (Antivert)
Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén, viên nhai.
Công dụng:
- Dùng để chữa trị các bệnh về hệ thống tiền đình như: chóng mặt, mất thăng bằng nguyên nhân do các vấn đề ở tai trong, đau nửa đầu, viêm mê nhĩ…
- Đồng thời cũng dùng để phòng ngừa, giảm đi các triệu chứng khó chịu chóng mặt, nôn mửa… khi đi tàu xe.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người mắc các bệnh về bàng quang, bệnh liên quan đến tiền liệt khi dùng cần thận trọng.
- Người đang mang bầu hay trong thời gian mẹ đang nuôi con bằng sữa khi dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
2. Diphenhydramin Hydroclorid
Là dòng thuốc kháng Histamin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, được dùng chỉ định theo đơn kê của bác sĩ.
Công dụng:
- Được dùng để chống lại tình trạng chóng mặt, buồn nôn… Ngoài ra còn được sử dụng trong các thuốc dùng để chống choáng phản vệ hay tác dụng an thần nhẹ.
- Thuốc có thể gây ra một số tình trạng không mong muốn như khô miệng, buồn nôn, người mệt mỏi…
Chống chỉ định:
- Không dùng đối với trẻ nhỏ hay người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người già hoặc ai có những vấn đề về tổn thương não cũng cần hết sức thận trọng, Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
3. Promethazine (Phenergan)
Thuốc này với nhiều dạng dùng khá phong phú: viên nén uống cùng nước, tiêm trực tiếp vào cơ thể hay siro uống.
Công dụng:
- Kiểm soát hiệu quả các cơn chóng mặt, chống nôn và buồn nôn.
- Phòng ngừa bị chóng mặt, quay cuồng do say sóng, say tàu xe.
- Ngoài ra còn có tác dụng an thần/ giảm đau nhẹ trước và sau các cuộc phẫu thuật.
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử bị các bệnh về chuyển hóa, hấp thụ.
- Người hay bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
II - Nhóm thuốc kháng Cholinergic
Nhóm thuốc kháng Cholinergic có hiệu quả nhanh trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn, khống chế các cơn chóng mặt loạng choạng do rối loạn tiền đình.
Ngoài ra nhóm thuốc này còn được dùng để cắt nhanh các cơn chóng mặt, nôn nao khi đi xe bị say, say sóng, say máy bay. Tùy vào từng loại thuốc trong nhóm mà tác dụng nào sẽ chiếm ưu thế trội hơn.
1- Dimenhydrinate (Dramamine)
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén để uống, viên nhai, dung dịch để tiêm… Tùy thuộc vào mỗi loại thuốc chúng ta sẽ có những cách dùng khác nhau như:
- Viên uống có thể uống kèm với nước hoặc uống kèm hoặc không kèm thức ăn.
- Dạng viên nén nhai, chúng ta nên nhai kỹ trước khi nuốt.
- Liều lượng sử dụng thuốc như thế nào sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như sức khỏe của người dùng.
Công dụng:
- Đây là loại thuốc phòng ngừa chứng chóng mặt, nôn nao, hay bị nôn do đi tàu xe, đi máy bay bị say.
- Chứng chóng mặt quay cuồng; nôn và buồn nôn do các bệnh lý liên quan ít nhiều đến hệ thống tiền đình và các bệnh liên quan đến các rối loạn bên trong tai.
- Thuốc cũng có một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, táo bón…
Chống chỉ định:
- Khi dùng thuốc sẽ gặp một số tác dụng phụ như: khô miệng, nhìn mờ, ù tai hay táo bón…
- Đối với những người bị gan, thận, người cao tuổi khi dùng cần có chỉ định của bác sĩ.
2 - Amitriptyline (Elavil)
- Nhóm thuốc này có vai trò làm giảm lo lắng và có tác dụng giúp ngủ ngon, sâu giấc giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, giảm căng thẳng. Từ đó giúp phòng ngừa chóng mặt hiệu quả.
- Kiểm soát rất tốt tình trạng choáng váng, đau đầu nhẹ.
Đối với trẻ em hay người lớn khi dùng cần có liều lượng phù hợp, có bác sĩ hay dược sĩ kê đơn.
Khi có những tác dụng phụ mệt mỏi, choáng váng, khô miệng, mờ mắt… xảy ra cần thông báo tới bác sĩ hay dược sĩ để thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
III - Nhóm thuốc chống nôn
Phần lớn những thuốc này cách dùng đa dạng: theo đường uống hoặc có thể bằng đường tiêm. Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc với các cơ chế và công dụng khác nhau và có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
1- Metoclopramide
Loại thuốc quen thuộc và phổ biến này giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng nôn, buồn nôn. Để thuốc phát huy tác dụng một cách tốt nhất, người bệnh cần dùng theo đơn kê của bác sĩ.
Ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường không mong muốn cần nhanh chóng đi thăm khám hay gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn về liều dùng. Nếu không thích hợp có thể chuyển sang dùng loại thuốc khác.
2. Prochlorperazine
Chỉ định: phòng và điều trị buồn nôn, nôn nao kèm theo chóng mặt và hội chứng Miniere, an thần trầm dịu.
Lưu ý: tránh dùng cho người lớn tuổi và trẻ em, người mang bầu và đang trong giai đoạn cho con bú. Không dùng khi sốt cao, với rượu. Các tác dụng phụ như buồn ngủ, loạn vận động, khô miệng, rối loạn tình dục, hạ huyết áp tư thế đứng.
3. Promethazin
Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, dung dịch dạng tiêm…
Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng chóng mặt, ói mửa, đầu óc quay cuồng có liên quan đến các vấn đề say tàu xe, phẫu thuật…
Ngoài ra dòng thuốc này còn được dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng, phát ban, giảm nhẹ các cơn đau trước và sau các cuộc phẫu thuật. Đồng thời có tác dụng an thần nhẹ, giúp người bệnh ngủ sâu giấc.
Lưu ý: thuốc có thể gây buồn ngủ, táo bón, khô miệng. Không dùng cho mẹ đang mang bầu hay trong thời gian nuôi con bằng sữa.
IV - Nhóm thuốc an thần
1. Seduxen
Với thuốc này chúng ta có thể uống trực tiếp cùng nước ấm hoặc các bác sĩ cũng có thể dùng cho người bệnh trong các ca phẫu thuật.
Hỗ trợ hiệu quả tình trạng lo âu, hoảng sợ, bồn chồn, lo lắng trong các vấn đề về liên quan đến hệ thần kinh. Bổ trợ thần kinh, hỗ trợ ngủ tốt, sâu giấc.
Chống chỉ định đối với những người bị gan, thận, người mang thai hoặc có ý định mang thai, người mắc các chứng bệnh về rối loạn thần kinh hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
2. Diazepam
Thuốc Diazepam được bào chế dưới dạng viên nén, thành phần chính là diazepam có tác dụng tác động lên hệ thần kinh.
Với công dụng nổi bật giảm căng thẳng thuốc thường được chữa trị những tình trạng liên quan đến rối loạn lo âu, mất ngủ, ngủ kém…
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, thể trạng hay tuổi tác của mỗi người các dược sĩ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp cho người lớn, trẻ em.
Chú ý thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ như: người mệt mỏi, uể oải; khô miệng, buồn nôn… Người bệnh trong trường hợp này hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngưng dùng thuốc, tăng/ giảm liều hay chuyển sang dùng thuốc mới.
3. Lorazepam (Ativan)
Khi dùng thuốc chú ý tuân thủ theo kết quả khám bệnh và kê đơn của bác sĩ. Ghi nhớ không tự ý dùng cùng với người khác kẻo mang đến những hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.
Công dụng: điều trị chứng lo lắng, căng thẳng, chống buồn nôn, người quay quay, ù tai…
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt là đối với những người cao tuổi, đang mang bầu, suy nhược mệt mỏi, người có tiền sử các bệnh gan, thận…
V - Nhóm thuốc chẹn kênh Canxi
1. Flunarizine
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, tác dụng điều trị các cơn chóng mặt do nguyên nhân liên quan đến các rối loạn ở hệ thống tiền đình. Ngoài ra còn dùng để khắc phục trong các trường hợp đau nửa đầu nhẹ, nặng.
Người lớn, trẻ em khi dùng cần được thăm khám kỹ càng, kê đơn bởi các bác sĩ.
Đối với những người bệnh bị các vấn đề về gan, thận hay người cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng.
2. Cinarizin
Đây là dòng thuốc phổ biến có thể cảm nhận rõ rệt hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến rối loạn tiền đình như: quay cuồng, ù tai; nôn và buồn nôn… Ngoài ra thuốc còn được dùng trong các trường hợp phòng chống say tàu xe.
Cinarizin có thể gây ra một số tác dụng như: buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, đau đầu nhẹ… Chính vì vậy những người làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo cao độ như lái xe, thợ xây… cần thận trọng khi sử dụng.
VI - Nhóm thuốc đông y trị chóng mặt
Nhiều người bệnh bị chóng mặt với tâm lý hoang mang, sốt ruột mong muốn tìm được cách chữa hiệu quả. Đông y từ trước đến nay vẫn được mọi người biết đến với đặc tính an toàn, lành tính, hiệu quả từ từ nhưng lâu bền. Chính vì vậy mà đây là phương án được nhiều người lựa chọn.
1.Trị chóng mặt theo Đông y truyền thống
Đông y thông thường hay còn gọi là Đông y thế hệ 1 chỉ phù hợp đối với chóng mặt thể nhẹ, bệnh mới chớm.
Hiện nay trên thị trường thuốc có rất nhiều các loại thuốc trị chóng mặt theo y học cổ truyền được quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên không ít có không ít những bài thuốc có hiệu quả bình thường, nếu không nói là “vô thưởng vô phạt” khiến người bệnh tiền mất tật mang.
Thậm chí nhiều sản phẩm phải sử dụng liên tục mới có thể duy trì được hiệu quả. Một số khác thì nhanh bị nhờn thuốc, càng cố gắng uống càng không đem lại tác dụng.
2. Trị chóng mặt theo Đông y thế hệ 2
Đông y thế hệ 2 được các chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị chóng mặt, hiệu quả rõ rệt kể cả những trường hợp bệnh nặng. Được sản xuất từ nguồn dược liệu tiêu chuẩn cao, kiểm soát chặt chẽ trong mọi khâu sản xuất. Dòng sản phẩm trị chóng mặt Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả vượt trội so với dòng Đông y truyền thống hay thuốc tây.
Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với cơ chế bổ huyết, hoạt huyết, vận chuyển đầy đủ dưỡng chất lên nuôi dưỡng tiền đình khỏe mạnh giúp ngăn ngừa tối đa các cơn chóng mặt. Đồng thời hạn chế tái phát, hơn nữa viên chóng mặt được bào chế dưới dạng viên nén tiện lợi, không phải đun sắc mất nhiều thời gian, công sức.
Như vậy có rất nhiều loại thuốc trị chóng mặt hiệu quả và nhanh chóng. Người bệnh trước khi dùng cần cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với sức khỏe, thể trạng, mang lại hiệu quả lâu dài. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Cần chú ý kiên trì điều trị theo đúng liệu trình cũng như thận trọng trước những tác dụng phụ không mong muốn.
DS. Trang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/chong-mat-uong-thuoc-gi-dieu-tri-hieu-qua-va-nhanh-nhat-n20237.html