I. Vì sao cần đào thải độc tố ra khỏi cơ thể?
Độc tố tích tụ trong cơ thể là những chất độc còn tồn đọng bên trong thực phẩm, những kim loại nặng có trong không khí, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm. Hoặc chúng cũng có thể là những chất sản sinh ra trong chu trình chuyển hóa chất của cơ thể…
Trên thực tế, cơ thể mỗi ngày luôn phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại ngoài môi trường, thức ăn… Những độc tố có trong các tác nhân sẽ thâm nhập vào bên trong các cơ quan và tích tụ lại.
Các chất độc này tồn tại trong cơ thể càng lâu sẽ càng gây hại cho sức khỏe, là căn nguyên gây nên nhiều bệnh lý về tiêu hóa, tim mạch, sương mù não, bệnh đường hô hấp, mất ngủ…Đó chính là lý do vì sao cần phải thực hiện thải độc ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể còn đem đến nhiều tác dụng khác như:
- Thúc đẩy hấp thụ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
- Cho da sáng mịn hơn, giảm sự hình thành mụn do độc tố tích tụ bên trong da.
- Làm sạch ruột già: Những độc tố bám trong ruột già lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Do vậy khi các chất độc được đào thải ra khỏi cơ quan này sẽ giúp tăng cường chức năng hoạt động của ruột già.
- Phục hồi năng lượng: Thanh lọc cơ thể chính là một cách giúp bạn tái tạo năng lượng, giúp cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác bí bách, khó chịu trong người.
- Củng cố miễn dịch: Các chất độc được bài tiết ra khỏi cơ thể có công dụng ổn định hoạt động của nhiều cơ quan. Điều này giúp cho hệ miễn dịch vững vàng hơn, có khả năng chống lại những tác nhân có nguy cơ gây bệnh.
>>> XEM THÊM: Dấu hiệu nhận biết gan thải độc qua da
II. Cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
Xuyên suốt các giai đoạn mà cơ thể tiến hành đào thải những độc tố sẽ có sự tham gia của 6 cơ quan. Vậy, vai trò của các bộ phận này là gì? Dưới đây chính là những phân tích chi tiết về nhiệm vụ của từng cơ quan, cũng như cơ chế thải độc của cơ thể:
1. Cơ chế đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
Xuyên suốt chu trình thải độc của cơ thể sẽ có sự tham gia của nhiều cơ quan. Nơi diễn ra thải độc lớn nhất chính là gan. Cơ quan này sẽ tiếp nhận độc tố từ máu, sau đó nhanh chóng tiến hành phân hủy chúng. Tuy nhiên, hoạt động thanh lọc độc tố của gan sẽ cần đến sự bổ trợ của những cơ quan khác như thận, hệ bạch huyết để nhanh chóng phân hủy các chất độc từ mô và hệ tiêu hóa.
Đồng thời trong giai đoạn thải độc, phổi và da cũng tích cực tham gia đào thải độc tố. Song, nếu lượng độc tố tích tụ quá nhiều, cơ thể không thể bài tiết kịp thời sẽ gây nên ảnh hưởng cho sức khỏe.
>>> XEM THÊM: Mách bạn 7+ cách thải độc ruột tại nhà hiệu quả bất ngờ
2. Cơ thể đào thải độc tố qua những đường nào?
Nhiều người thường lầm tưởng gan là cơ quan duy nhất đào thải độc tố cho cơ thể. Song, điều này không chính xác, những chất độc trú ngụ trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài thông qua những con đường sau:
2.1. Da
Da là bộ phận thải độc nhiều nhất cho cơ thể. Con đường thải độc qua da chính là tuyến mồ hôi. Những chất cặn bẩn, axit, muối… sẽ được đào thải ra ngoài qua da.
Bên cạnh đó, khi gan, thận hay phổi không thể xử lý các chất độc thì những độc tố này sẽ được bài tiết ra ngoài qua da. Tuy nhiên, sự ứ đọng của các chất độc bên dưới da trong quá trình thải độc có thể gây mụn trứng cá, mụn viêm…
2.2. Gan
Gan là cơ quan đảm đương vai trò thải độc lớn nhất bên trong cơ thể. Nó thúc đẩy sự sản sinh dịch mật và enzyme giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đồng thời cơ quan này sẽ biến đổi chất độc thành những dạng có thể bài tiết ra bên ngoài thông qua mật hay nước tiểu.
2.3. Thận
Vai trò của thận là bài tiết những chất độc ra ngoài thông qua đường tiểu. Song song với đó, nó còn có nhiệm vụ lọc độc tố ra khỏi máu (thận có thể lọc 1 lít máu/1 phút).
2.4. Phổi
Phổi có vai trò đào thải những chất độc dạng khí, chất hữu cơ bay hơi ra bên ngoài cơ thể thông qua đường hô hấp. Do vậy, nếu như những độc tố dạng khí không được đào thải triệt để qua đường phổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh liên quan hô hấp.
2.5. Ruột
Ruột cũng là cơ quan tham gia vào sự đào thải độc của cơ thể. Thông thường, những thức ăn dư thừa tích tụ trong đại tràng sẽ lên men và hình thành phân. Quy trình này sản sinh ra chất độc có tên Indole.
Kèm theo đó, trong thức ăn dư thừa đã lên men còn chứa những độc tố khác. Do vậy, nếu cơ thể không bài tiết hoàn toàn độc tố ra ngoài qua đường ruột có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về đường tiêu hóa…
2.6. Hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết gồm những tế bào bạch huyết (bạch cầu và bạch cầu tụ cầu). Vai trò của hệ bạch huyết chính là giữ lại những chất thải, vi sinh vật lạ, thậm chí là các tế bào ung thư được sản sinh trong quá trình trao đổi chất để tiêu diệt chúng.
3. Thời gian thải độc của cơ thể
Giấc ngủ và cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể tác động gì đến nhau? Thời gian ngủ buổi tối chính là thời điểm hoàn hảo để cơ thể đào thải chất độc và phục hồi năng lượng.
Theo đó, bắt đầu từ 21 giờ hàng ngày thì cơ thể sẽ bắt đầu tiến vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi đó quy trình đào thải chất độc cũng bắt đầu được khởi động tại 6 cơ quan thải độc chính, cụ thể như sau:
- Từ 21 - 23h: Hệ bạch huyết sẽ tiến hành đào thải ra bên ngoài những chất độc. Khi ấy bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp hệ thống này tiến hành thải độc hiệu quả hơn.
- Từ 23h - 3h sáng: Thời gian này gan, mật sẽ tiến hành thải độc. Lúc này, hãy cố gắng để cơ thể chìm trong trạng thái ngủ say, giúp tăng khả năng đào thải các chất độc.
- Từ 3h - 5h sáng: Đây là lúc phổi tiến hành thải độc. Do vậy nhiều người thường bị ho trong thời gian này nếu đang mắc phải những bệnh về đường hô hấp.
- Từ 5h - 7h sáng: Ruột già sẽ thực hiện đào thải độc tố cho cơ thể trong thời gian này. Do vậy các chuyên gia khuyến khích bạn nên đi đại tiện trong thời gian này tránh độc tố tích tụ bên trong cơ thể quá lâu.
Ngoài ra, sự đào thải độc tố qua da sẽ không xảy ra ở một thời gian cố định trong ngày. Thay vào đó, nó thường phụ thuộc vào quá trình bài tiết mồ hôi.
III. Khi nào bạn cần đào thải độc tố?
Thông thường, quá trình đào thải độc tố của cơ thể sẽ diễn ra không thường xuyên. Nếu cơ thể khỏe mạnh, chu trình này sẽ được tiến hành bình thường và không có vấn đề gì cần lo ngại.
Song, nếu lượng độc tố trong cơ thể gia tăng, hoặc các cơ quan thải độc kém hiệu quả thì bạn cần phải chú ý. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải lưu tâm đến việc tăng cường thải độc cho cơ thể:
- Người luôn mệt mỏi mà không tìm ra được nguyên nhân.
- Da mọc mụn, xỉn màu hoặc dễ bị kích ứng…
- Mắt sưng, luôn cảm thấy khó chịu tại vùng mắt.
- Thường xuyên bị đầy hơi, táo bón hoặc những bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
- Hay bị dị ứng cơ thể.
Cách tốt nhất để đẩy lùi các triệu chứng này, đồng thời phòng ngừa nguy cơ gây tái phát bệnh trong tương lai chính là can thiệp bằng những phương pháp có tác động từ sâu bên trong.
Viên uống giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 đem đến hiệu quả vượt trội trong việc giải độc cho gan và những cơ quan khác trong cơ thể.
Sản phẩm giúp củng cố lại chức năng hoạt động của các tạng phủ, loại bỏ những tạp chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Từ đó trả lại cho cơ thể bạn cảm giác thoải mái, khỏe khoắn khi cơ thể được thanh lọc, giúp phục hồi năng lượng, trẻ hóa làn da.
Cơ chế hoạt động của sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo bài thuốc Ngự y mật phương dành riêng cho vua chúa thời Nguyễn. Đây là những bài thuốc quý thời xưa được bảo vệ tuyệt mật bởi thái y viện, không lưu truyền trong dân gian.
Sản phẩm được sản xuất bởi nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, đảm bảo sự an toàn tối đa đối với người sử dụng, đem đến hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 - 2 tuần bạn sử dụng.
Bài viết trên là tổng hợp những kiến thức về cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Qua đó, giúp quý độc giả nắm bắt được những phương pháp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố an toàn và hiệu quả.