Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì? Bổ sung chất bằng cách nào?

2022-11-22 08:04:00

Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì? Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Làm thế nào để chữa trị nhiệt miệng và phòng chống tái phát? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách xử lý nhiệt miệng hiệu quả được nhiều người áp dụng qua bài viết dưới đây.

I. Các triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm ở các mô mềm trong miệng (lưỡi, lợi, má trong, môi), biểu hiện là những vết loét hình tròn hoặc oval, bờ nông, kích thước khoảng 1 - 2mm, có màu trắng và chuyển sang màu vàng sau một khoảng thời gian nhất định, phần da xung quanh có dấu hiệu sưng tấy. Mặc dù không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng các vết loét này thường khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu, gây khó khăn, bất tiện cho việc ăn uống, nói chuyện.

Hầu hết mọi người đều mắc nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời, tùy theo thể trạng sức khỏe và chế độ sinh hoạt, ăn uống mà mức độ và tần suất mắc phải sẽ khác nhau. Thông thường, những vết loét chỉ xuất hiện 3 - 4 lần trong năm, kéo dài trong khoảng 1 tuần và thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 - 20. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, tình trạng viêm loét thường xuyên tái diễn trong khoảng thời gian ngắn, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì

II. Nguyên nhân thường xuyên bị nhiệt miệng

Trước khi đưa ra đáp án cho câu hỏi "Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?" cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng, phổ biến hơn cả là những yếu tố sau: 

1. Nhiệt miệng do thiếu vitamin 

Thiếu hụt dinh dưỡng, cụ thể là các loại vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày, là một trong những tác nhân chính gây ra nhiệt miệng. Đặc biệt là vitamin, vốn được coi là "tấm lá chắn" giúp bảo vệ và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.

2. Bị chứng rối loạn nội tiết tố

Đối với phụ nữ, việc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc khi bị stress, căng thẳng kéo dài có thể khiến thân nhiệt không ổn định, dễ nóng trong, sinh mụn nhọt và loét miệng.

3. Tổn thương vòm miệng

Rất nhiều người lầm tưởng rằng, phải chải răng mạnh và sử dụng các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn cao mới đảm bảo cho răng miệng luôn sạch sẽ. Trên thực tế, thói quen đánh răng quá mạnh không chỉ khiến men răng nhanh mòn mà còn vô tình làm tổn thương khoang miệng, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tấn công và gây ra nhiệt miệng thông qua những vết trầy xước trên các mô mềm. Bên cạnh đó, thành phần Sodium lauryl sulfat có trong một số dòng sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng cũng có thể khiến tình trạng nhiệt miệng xuất hiện và tái phát thường xuyên.

4. Thói quen hay ăn đồ cay, nóng

Thường xuyên dung nạp các món ăn có tính cay, nóng không chỉ ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ tiêu hóa mà còn làm giảm vị giác và gây ra những vết loét ở niêm mạc miệng. Đối với những người đang bị nhiệt miệng, nếu vẫn tiêu thụ đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng lở loét thêm trầm trọng, khó lành.

Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì

5. Cơ thể thải độc tố kém 

Hàng ngày, cơ thể chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều chất độc hại thông qua môi trường bên ngoài, kết hợp với thói quen sinh hoạt không điều độ và chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, gây ra tình trạng quá tải cho các cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố như gan, thận, tụy, mật. Dẫn đến hậu quả đào thải độc tố cơ thể kém gây nóng trong. Nhiệt miệng là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo chức năng thải độc của cơ thể đang gặp vấn đề. 

>>> XEM THÊM: 3 cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá đơn giản, dễ thực hiện

III. Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì? Nhiệt miệng thiếu vitamin gì?

Như đã nêu ở trên một trong những nguyên nhân chính và phổ biến dẫn đến nhiệt miệng là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin và các khoáng chất cần thiết. Việc nắm được tình trạng hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì, bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì sẽ giúp bạn có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và hạn chế sự tái phát hiệu quả. Khi cơ thể bị thiếu hụt các vitamin như vitamin C, PP, B2, B6, Kẽm, Acid folic... sẽ khiến bạn bị loét, nhiệt miệng.

1. Thiếu vitamin C gây nhiệt miệng

Thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công các tế bào trong niêm mạc miệng và gây ra các vết loét.

2. Nhiệt miệng do thiếu vitamin PP

Vitamin PP (vitamin B3) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hữu ích cho các hoạt động của cơ thể, cũng như hỗ trợ các phản ứng hóa học quan trọng trong cơ quan nội tạng. Không bổ sung đủ lượng vitamin PP cần thiết sẽ kích thích tình trạng viêm miệng, viêm lưỡi xuất hiện, ngoài ra còn gây chán ăn, suy nhược, tiêu chảy...

3. Bị nhiệt miệng do thiếu vitamin B2

Loại vitamin này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với da, tóc, móng, môi, lưỡi, thị giác, đồng thời hỗ trợ tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể và tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất khác. Thiếu hụt vitamin B2 gây viêm, loét miệng, nứt khóe miệng, khô, nứt môi, phù nề miệng và cổ họng và một số bệnh lý khác như rối loạn da, viêm kết mạc, xung huyết, rối loạn chức năng gan, thiếu máu...

Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì

4. Thiếu vitamin B7 gây nhiệt miệng

Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B7 sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như rụng tóc, mắt mờ, da xấu, thần kinh không tập trung, mệt mỏi... và nhiệt miệng. Tình trạng thiếu hụt vitamin này kéo dài còn khiến vết loét nhiệt bị nặng và đau nhức nhiều hơn. 

5. Bị nhiệt miệng do thiếu kẽm

Bên cạnh công dụng điều hòa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng, kẽm còn góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đối với một người trưởng thành, nhu cầu kẽm mỗi ngày vào khoảng 8 - 11mg/ngày, riêng phụ nữ có thai và cho con bú là 11 - 12 mg/ngày. Thường xuyên loét miệng chính là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể. 

6. Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12

Nếu hàm lượng vitamin B12 trong cơ thể thấp hơn 2,4 mcg nghĩa là bạn bị thiếu hụt vitamin B12 nguy cơ cao dẫn đến vàng da, loét nhiệt miệng, viêm lưỡi...

>>> XEM THÊM: Trị nhiệt miệng bằng xát muối vào chỗ nhiệt miệng có hiệu quả?

IV. Bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách nào?

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin. Chính vì thế mà việc bổ sung vitamin cho cơ thể vào lúc này là vô cùng cần thiết. Nhưng bổ sung bằng cách nào?

Nên lưu ý lượng vitamin bổ sung cho cơ thể cần phù hợp so với lượng bị thiếu hụt, tránh để thiếu hoặc thừa quá nhiều sẽ gây những tác hại không đáng có đến sức khỏe.

Bổ sung vitamin thông qua nguồn thực phẩm

Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin bị thiếu hụt thông qua thực phẩm được cho là một phương pháp bổ sung an toàn và lành mạnh. Trong đó, nhóm thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin là các loại trái cây, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc...

  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây như cam chanh bưởi, kiwi, cà chua, ớt chuông..., có trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ trắng...
  • Vitamin PP (B3): Có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc (đậu nành, vừng, lúa mì, mè...), thịt (thịt gà, thịt bò...), củ quả (quả bơ, khoai tây...)...
  • Vitamin B2: Có trong các loại thịt cá (thịt bò, cá thu, thịt cừu, thịt lợn...), các loại hạt, ngũ cốc (hạnh nhân, yến mạch, sữa đậu nành...), có trong rau xanh (súp lơ xanh, rau bó xôi...), trứng, pho mát, gan động vật, sữa...
  • Vitamin B7: Có trong thịt cá (thịt gà, thịt bò, cá biển, gan, nội tạng động vật...), ngũ cốc (đậu nành, bánh mỳ nguyên cám...), hạt óc chó, sữa, lòng đỏ trứng...
  • Vitamin B12: Có trong các loại thực phẩm như thịt gia cầm, trứng, gan, sữa, pho mát, sữa chua, cá hồi, cua...

Bổ sung các loại vitamin thiếu hụt gây nhiệt miệng thông qua thực phẩm

Bổ sung các loại vitamin thiếu hụt gây nhiệt miệng thông qua thực phẩm

Bổ sung vitamin cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chức năng

Đối với những người mà khả năng hấp thụ vitamin qua thực phẩm kém do cơ thể bị mắc bệnh hoặc suy nhược thì bạn có thể tham khảo ý chuyên môn của bác sĩ để bổ sung vitamin bị thiếu hụt thông qua thực phẩm chức năng. 

V. Phương pháp phòng tránh và chữa trị nhiệt miệng

Khi biết được hay nhiệt miệng là thiếu chất gì thì việc xử trí và cải thiện tình trạng này không hề khó bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, bạn còn có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau để giảm nhẹ vết loét nhiệt và ngăn ngừa tái phát: 

  • Sử dụng các loại thuốc chuyên dùng trong điều trị nhiệt miệng theo đường bôi: Oracortia, Urgo, Oral Nano Silver Gel, Mouthpaste... hoặc đường uống: Colchicine 0,6mg, Prednisone, Biseptol...
  • Tập thói quen chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa. Súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên để tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong khoang miệng và giúp các vết loét nhanh lành. 
  • Ngủ đủ giấc, giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress quá độ.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi tình trạng nhiệt miệng diễn ra liên tục, kéo dài hơn 1 tuần, hoặc có dấu hiệu sưng, mưng mủ, đau rát nghiêm trọng kèm theo sốt, mệt mỏi, khó tiêu. 

     Nếu tình trạng nhiệt miệng không quá trầm trọng và không xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm, thường xuất phát từ những nguyên nhân như sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chưa phù hợp, ăn nhiều đồ cay nóng… Để khắc phục nhanh tình trạng này, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng nước ngậm răng miệng Nhất Nhất Plus. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, với cơ chế giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả, sản phẩm giúp giảm đau, xót, hỗ trợ làm phục hồi nhanh các vết nhiệt miệng chỉ sau khoảng 2 đến 3 ngày sử dụng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng trầm trọng và không thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần, kèm theo các triệu chứng khác như nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, táo bón kéo dài... thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố, chưa được đào thải ra ngoài.

Cơ thể chúng ta có khả năng tự đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể thông qua các bộ phận như gan, thận, phổi, hệ tiêu hóa… Tuy nhiên, khi lượng chất độc vượt quá khả năng đào thải của cơ thể, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trong các mô và tế bào cơ thể. Khi đó, giải độc toàn thân với viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 chính là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất để khắc phục triệt để các triệu chứng trên.

Sản phẩm nhờ cơ chế kích thích cơ chế giải độc tự nhiên, giải độc toàn thân qua tất cả các bộ phận tham gia bao gồm gan, thận, ruột, phổi, da, hệ bạch huyết, từ đó giúp thanh lọc, thải sạch độc tố tích tụ trong cơ thể. Khi đó, các vấn đề như nhiệt miệng, mề đay, dị ứng… cũng sẽ được khắc phục triệt để và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. 

Hy vọng các thông tin ở trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì, cũng như tìm ra cách thức chữa trị hiệu quả cho tình trạng bệnh lý này.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading