I - Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt, hoa mắt là do nguyên nhân gì?
Hiện tượng cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, mắt tối đen một lúc rồi bình thường trở lại khi đứng lên ngồi xuống có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhiều người gặp phải nhất là do huyết áp bị giảm đột ngột (tụt huyết áp) hay còn gọi là chứng hạ huyết áp tư thế đứng.
1. Chứng hạ huyết áp tư thế đứng
Hiện tượng hạ huyết áp tư thế đứng thường xảy ra ở những người đang nằm hoặc ngồi rồi đứng dậy, nhất là đang ngồi lâu rồi đứng bật dậy quá nhanh. Lúc này họ có thể cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tối tăm mặt mũi vài giây rồi trở lại bình thường.
Đó là bởi khi chuyển tư thế quá nhanh sẽ khiến lượng máu trong cơ thể tạm thời bị dồn xuống phần dưới cơ thể (bụng, chân) do tác động của trọng lực, vì thế sẽ làm giảm lượng máu bơm lên phần trên cơ thể (mắt, não) và gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tối mắt.
Sau đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim, thu hẹp mạch máu để ổn định lại huyết áp & ngăn chặn các triệu chứng phát triển. Do đó hiện tượng chóng mặt, choáng váng khi đột ngột đứng lên thường chỉ kéo dài vài giây.
2. Các vấn đề ở tai trong
Cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên cũng liên quan nhiều tới các vấn đề ở tai trong, hay còn gọi là hệ thống tiền đình. Đây là cấu trúc giúp não và cơ thể duy trì sự cân bằng, định hướng không gian xung quanh. Vì thế nếu có vấn đề xảy ra với hệ thống tiền đình sẽ dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng, nhất là khi thay đổi tư thế đứng ngồi hoặc nằm.
Một số vấn đề về hệ tiền đình có thể gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt khi chuyển tư thế đứng ngồi gồm:
- Chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).
- Bệnh Meniere.
- Viêm mê đạo tai.
- Viêm dây thần kinh tiền đình.
3. Cơ thể bị mất nước
Tình trạng cơ thể thiếu nước cũng sẽ góp phần gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng khi đứng lên ngồi xuống bởi nó sẽ tác động tới huyết áp và chức năng não.
Mất nước sẽ khiến thể tích máu trong cơ thể bị giảm đi, bởi máu có chứa huyết tương mà 90% huyết tương là nước. Khi thể tích máu giảm xuống sẽ khiến huyết áp và lượng oxy cũng giảm theo, do đó lượng máu cần để bơm lên não cũng sẽ thiếu hụt và dễ gây hoa mắt, chóng mặt khi ngồi hoặc đứng dậy.
Mất nước cũng khiến hoạt động não không còn được linh hoạt, nếu cơ thể thiếu quá nhiều nước dễ khiến con người bị choáng váng, hoa mắt hoặc thậm chí là lú lẫn. Ngoài ra lượng điện giải trong cơ thể sụt giảm khi mất nước cũng làm gián đoạn tín hiệu giữa não bộ và cơ thể, cũng là lý do tạo ra hiện tượng ngồi xuống đứng dậy chóng mặt.
4. Lượng đường trong máu thấp
Não luôn cần một lượng glucose (đường) nhất định để duy trì hoạt động ổn định, nếu lượng glucose này ko được cung cấp đủ sẽ làm ảnh hưởng chức năng của não và thường gây ra hiện tượng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt. Do đó khá nhiều trường hợp người làm việc văn phòng không ăn sáng, ăn không đủ chất và ngồi lâu sẽ dễ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy do bị tụt đường huyết.
5. Bệnh thiếu máu não
Oxy khi muốn di chuyển tới não sẽ cần được các tế bào hồng cầu hỗ trợ vận chuyển, vì thế thiếu máu đồng nghĩa với lượng hồng cầu cũng ít hơn nên oxy cung cấp cho não sẽ suy giảm. Mà não thiếu oxy sẽ không hoạt động ổn định được, dễ tạo ra cảm giác choáng váng và hoa mắt, nhất là khi ngồi xuống sau quá trình vận động mạnh xong thì cơ thể sẽ cần lượng oxy nhiều hơn, nếu không được cung cấp đủ sẽ dễ bị chóng mặt.
6. Chứng đau nửa đầu tiền đình
Người mắc chứng đau đầu tiền đình thường có mức độ nhạy cảm với sự thay đổi chuyển động của cơ thể và không gian xung quanh cao hơn bình thường. Ngoài ra chứng bệnh này cũng thường ảnh hưởng tới hệ tiền đình, làm gián đoạn và sai lệch tín hiệu chuyển động của cơ thể gửi tới não vì thế có thể sẽ làm người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt kèm đau đầu khi đứng lên ngồi xuống.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi cảm giác chóng mặt, hoa mắt khi ngồi xuống đứng lên lại đơn giản do tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc có thể tác động tới huyết áp, hệ tiền đình, hệ thần kinh trung ương, đường huyết trong máu... như thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc tiểu đường... Khi cơ thể có sự thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi thì tác dụng phụ sẽ gây ra hiệu ứng trầm trọng hơn.
8. Do mang thai (đối với phụ nữ)
Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thường có sự bất ổn về nội tiết tố do đó có thể khiến mạch máu giãn nở bất thường, vì thế có thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp, nhất là khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống. Ngoài ra do phải nuôi dưỡng thai nhi nên lượng máu cũng sẽ được phân bổ tới bào thai, vì thế cũng có thể khiến thai phụ bị thiếu máu vào một số thời điểm.
II - Những đối tượng dễ bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, tối tăm mắt mũi khi đứng lên ngồi xuống thế nhưng có một số trường hợp sẽ có khả năng dễ mắc hoặc có tần suất gặp phải vấn đề này cao hơn, bao gồm:
- Người cao tuổi.
- Người đang điều trị bệnh bằng thuốc.
- Người bị tiểu đường.
- Người mắc các bệnh lý hoặc vấn đề về thần kinh.
- Bà bầu đang mang thai.
- Người thường xuyên uống rượu bia, dùng chất kích thích.
- Người ít vận động.
III - Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt khi nào cần đi khám?
Đa phần các cơn chóng mặt, hoa mắt khi ngồi xuống đứng lên thường chỉ thoáng qua và không được coi là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên bạn sẽ cần đi khám bác sĩ ngay nếu có đi kèm theo một số hiện tượng sau:
- Cơn chóng mặt kéo dài, không thuyên giảm sau vài phút.
- Cơn hoa mắt, choáng váng, chóng mặt xuất hiện liên tục cứ mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc đổi tư thế.
- Tần suất bị hoa mắt, choáng váng xuất hiện nhiều lần trong ngày, kể cả khi không thay đổi tư thế đứng ngồi.
- Chóng mặt đi kèm cảm giác đau nhức đầu, tức ngực, khó thở, khó nói, líu lưỡi, chân tay tê yếu, mờ mắt... đây có thể là dấu hiệu của chứng đột quỵ rất nguy hiểm.
- Bị ngất xỉu.
- Cơn chóng mặt chỉ mới xuất hiện sau khi bị chấn thương vùng đầu, trước đó không bị.
Nếu gặp các triệu chứng trên việc đi khám sớm sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân & tình trạng bệnh thực tế, từ đó giảm tối đa rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn nên tới các bệnh viện lớn có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.
IV - Khi đứng lên ngồi xuống bị hoa mắt, chóng mặt phải làm gì?
Trong những lúc đang bị hoa mắt, choáng váng, chóng mặt đứng lên ngồi xuống thì tốt nhất bạn nên giữ nguyên tư thế ngồi (nếu đang ngồi xuống) hoặc ngồi lại xuống (nếu vừa mới đứng lên) và tìm một điểm tựa nào đó để tránh bị ngã hoặc va chạm. Mục đích của việc này là để cân bằng lại lượng máu bơm lên não, tránh bị dồn đột ngột quá mức xuống chân.
Hãy ngồi hoặc nằm yên để qua cơn chóng mặt và uống một cốc nước để giúp điều hòa lại huyết áp. Sau đó trước khi đứng dậy hãy nâng lên hạ xuống đầu gối liên tục trong khoảng 40 giây rồi mới đứng dậy. Hoặc ngay khi đứng dậy bạn hãy bắt chéo 2 chân và đứng thẳng trong vòng 1 phút.
Đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn an toàn khi cơn choáng váng xảy ra bất chợt, quan trọng bạn phải được thăm khám để xác định lý do gây bệnh chính xác và cần có phương án điều trị lâu dài thích hợp.
V - Cách phòng tránh, ngăn ngừa chóng mặt hoa mắt khi ngồi xuống đứng lên
Các vấn đề liên quan tới thần kinh như hiện tượng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống sẽ cần người bệnh phải điều chỉnh lại thói quen và lối sống của bản thân. Bởi những bệnh lý như này thường do sự rối loạn chức năng của một số bộ phận bên trong cơ thể, nhất là huyết áp tương đối khó can thiệp. Vì vậy để hạn chế bị choáng váng, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:
- Chuyển tư thế chậm rãi: Quan trọng nhất để tránh bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống là bạn cần chuyển tư thế chậm rãi. Nếu đang ngồi hãy chống tay vào gối, ngả về phía trước rồi chầm chập đứng dậy. Nếu đang nằm thì dành vài phút để chuyển sang tư thế đứng. Điều này cho phép cơ thể bạn điều chỉnh theo sự thay đổi vị trí và có thể giúp ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột.
- Kê cao đầu khi ngủ: Nếu bạn bị chóng mặt, hoa mắt chủ yếu là khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thử sử dụng một chiếc gối cao hơn. Khi bạn ngủ với tư thế đầu cao, nó sẽ tạo ra sự chuyển đổi dần dần từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Điều này cho phép cơ thể bạn điều chỉnh chậm hơn với những thay đổi về lưu lượng máu và áp suất, giảm khả năng tụt huyết áp đột ngột và chóng mặt khi ngồi dậy
- Sử dụng tất nén: Thiết kế của các loại tất sẽ có áp lực cao nhất ở mắt cá chân và giảm dần lên trên về phía đùi. Cấu trúc này giúp ép các tĩnh mạch và cơ bắp, tăng cường đưa máu trở lại tim. Từ đó tất nén sẽ chống lại sự dồn máu ở cẳng chân, điều này có thể góp phần làm giảm huyết áp và chóng mặt.
- Uống nhiều nước: Mất nước có thể góp phần gây hạ huyết áp thế đứng và chóng mặt. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ lượng chất lỏng trong suốt cả ngày. Tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và caffein, vì chúng có thể góp phần làm mất nước.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn bao gồm đủ lượng chất dinh dưỡng, bao gồm cả muối, có thể giúp duy trì thể tích máu và huyết áp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
- Tập thể dục thường xuyên: Tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường cơ bắp và tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp và an toàn cho bạn.
- Kiểm tra loại thuốc đang sử dụng: Nếu bạn nghi ngờ rằng một số loại thuốc có thể khiến bạn chóng mặt khi ngồi dậy, hãy liên hệ và hỏi các bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể xem xét chế độ dùng thuốc của bạn và điều chỉnh phù hợp hơn.
Có đến hơn 80% các trường hợp chóng mặt là do thiếu máu lên não và hệ tiền đình, bao gồm cả chóng mặt khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống. Máu lưu thông kém tới não và hệ tiền đình khiến hai bộ phận này không nhận đủ oxy, dinh dưỡng để hoạt động bình thường, từ đó gây ra triệu chứng khó chịu như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai...
Như vậy cách hiệu quả nhất để kiểm soát hiệu quả các cơn chóng mặt dai dẳng này là tăng cường máu lên não và bộ phận tiền đình.
Để xử lý được nguyên nhân chủ yếu này thì sử dụng đông y bổ huyết, hoạt huyết là cần thiết. Tuy nhiên, không phải đông y nào cũng hiệu quả. Chỉ có Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp tăng cường máu lên não, lên hệ tiền đình mới mang lại hiệu quả vượt trội, toàn diện, lâu dài. Người bệnh sẽ thấy giảm hẳn những cơn chóng mặt sau 2 - 5 ngày dùng. Dùng đúng và đủ liệu trình sẽ hạn chế tối đa chóng mặt bị lại.
Hiện tượng ngồi hoặc nằm xuống đứng lên bị chóng mặt hoa mắt tuyệt đối không được chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt. Chúng ta nên kết hợp song song việc dùng thuốc, thiết lập và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh chính là “vũ khí đắc lực” để chiến thắng bệnh.
DS. Trang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ngoi-xuong-dung-len-bi-chong-mat-hoa-mat-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong-n18856.html