Nước mũi có máu là bị gì? Hướng dẫn cách xử lý

2023-04-11 17:24:39

Nước mũi có máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ đơn giản cho đến tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý. Bài viết sau đây thông tin chi tiết tới bạn về tình trang tiết dịch nước mũi có lẫn máu bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý phù hợp.

I. Nước mũi có máu là tình trạng như thế nào?

Nước mũi có máu là hiện tượng dịch nước mũi chảy ra có lẫn máu. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, nhất là với những người hay bị sổ mũi, chảy nước mũi.

Chảy nước mũi lẫn máu thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Mũi cảm thấy bị khô đau rát, gỉ mũi có lẫn máu khô.
  • Hắt xì hơi nhiều
  • Tắc ngạt mũi, kích ứng, khó thở...

II. Nước mũi lẫn máu có nguy hiểm không? 

Trong trường hợp triệu chứng biểu hiện ở thể nhẹ như do thời tiết chuyển mùa hanh khô dẫn đến mũi bị kích ứng, bị khô... thì khi xì mũi dịch mũi chảy ra có lẫn chút ít máu - đây là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nhưng nếu nước mũi có máu đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý - bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp chữa trị kịp thời. Những triệu chứng bất thường gồm có:

  • Nước mũi chảy ra nhiều máu hoặc diễn ra với tần suất liên tục, trong thời gian dài
  • Liên tục bị sốt cao.
  • Cảm thấy tức ngực khó thở, nôn mửa thường xuyên.
  • Thính lực thấy suy giảm trầm trọng rõ rệt.
  • Suy giảm thị lực, mắt bị sưng, đau nhức hốc mắt, bị nhạy quá mức với ánh sáng.
  • Đau đầu ù tai không biết nguyên nhân.
  • Bị viêm tai gây xuất tiết.
  • Vùng cổ thấy có nổi hạch.
  • Đau nhức nặng các khu vực như mắt, đầu hoặc sau gáy, cơ thể bị suy nhược mệt mỏi...

Nước mũi có máu có nguy hiểm không

Nước mũi có máu có nguy hiểm không?

>>> XEM THÊM: Nước mũi màu trắng đục - Dấu hiệu của bệnh lý gì? 

III. Dịch mũi có máu có phải là dấu hiệu của bệnh lý?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước mũi, có thể xuất phát từ những nguyên nhân thông thường nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý, cụ thể như sau:

1. Mũi bị tổn thương

Tổn thương mũi do tác động từ bên ngoài dẫn đến vỡ mạch máu mũi và nước mũi chảy ra có lẫn máu:

  • Do xì mũi hoặc ngoáy mũi quá nhiều: Thói quen xì mũi thường xuyên sẽ tạo áp lực lớn và làm vỡ các mao mạch trong mũi gây rỉ máu lẫn vào dịch mũi. 
  • Thời tiết hanh khô: Thay đổi thời tiết, khô hanh khiến cho lớp niêm mạc mạch máu mũi thiếu độ ẩm, dễ bị nứt rách. 
  • Chấn thương: Các hoạt động gây chấn thương tổn thương mao mạch máu trong mũi dẫn tới dịch mũi bị lẫn máu, gồm có: Do va đập hoặc khi đưa vật sắc nhọn, vật lạ vào bên trong mũi (hay gặp ở trẻ em). Hoặc do hậu phẫu phẫu thuật mặt mũi. Bên cạnh đó, nếu bạn hắt hơi hay xì mũi cũng có thể tác động thêm tùy theo mức độ, vị trí bị chấn thương mũi xoang mà lượng máu mũi chảy ra có thể nhiều hoặc ít.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ là làm tan máu, rối loạn nhẹ đông máu khiến khi xì mũi với lực mạnh dễ gây tổn thương mạch máu mũi và chảy máu mũi.

2. Cấu trúc mũi bất thường

Cấu trúc mũi bất thường bao gồm lệch vách ngăn mũi, gai xương mũi… cũng là nguyên nhân có thể khiến mũi bị thiếu độ ẩm, thường bị khô mũi, niêm mạc và mạch máu mũi vì thế dễ bị xây xước và chảy máu hơn. 

3. Viêm mũi 

Nước mũi có máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mũi, đặc biệt là với viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi họng xuất tiết. Trong đó, viêm mũi dị ứng do cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị nguyên khiến niêm mạc mũi bị kích ứng phù nề, sưng tấy, mạch máu mũi bị tổn thương hay vỡ mao mạch dẫn đến sổ mũi ra máu. Còn với viêm mũi họng xuất tiết có điểm đặc trưng là tiết nhầy mũi họng quá nhiều. Dịch nước mũi chảy ra thường xuyên kéo theo tặng nặng các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, viêm nhiễm khoang mũi trở nặng hơn dẫn đến dịch mũi có lẫn máu thậm chí còn mất khứu giác tạm thời.

Chấn thương mũi, viêm nhiễm mũi xoang dẫn đến dịch nước mũi có lẫn máu...

Chấn thương mũi, viêm nhiễm, nhiễm trùng mũi xoang dẫn đến dịch nước mũi có lẫn máu...

4. Viêm xoang

Người bị viêm xoang cũng thường gặp tình trạng chảy dịch mũi có máu. Do xoang - mũi - họng gần nhau nên viêm nhiễm trùng xoang cũng dễ lây lan ảnh hưởng đến mũi, gây kích ứng và phù nề niêm mạc mũi, mao mạch máu mũi giãn ra dẫn đến trong nước mũi có máu. Nhiều trường hợp dịch mũi có máu còn lẫn cả mùi hôi tanh.

5. Có khối u trong mũi

Sự xuất hiện của khối u trong mũi cũng có thể là "thủ phạm" khiến cho nước mũi có máu. Do khối u chèn ép và gây vỡ mạch máu. Thường đi kèm theo các triệu chứng như: khứu giác giảm sút, nhức đau hốc mắt, tắc nghẹt mũi ngày càng trầm trọng thêm...

6. Do tiếp xúc với chất hóa học độc hại

Khi mũi hít phải các hóa chất độc hại như amoniac, formaldehyde, cocaine thì có thể khiến cho mạch máu mũi bị yếu dần đi, dễ bị đứt mạch máu, xuất hiện tình trạng nước mũi có máu.

Tổn thương mũi, chảy máu mũi do hít phải hóa chất độc hại, chất tẩy rửa

Tổn thương mũi, sổ mũi ra máu do hít phải hóa chất độc hại, chất tẩy rửa

>>> XEM THÊM: Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi- Triệu chứng của bệnh gì?

IV. Cách xử lý khi bị chảy nước mũi có máu

Để xử lý triệt để tình trạng nước mũi có máu thì cần chữa từ gốc nguyên nhân. Chẩn đoán nguyên nhân có phải do bệnh lý hay chính xác bệnh lý gì, thì người bệnh có thể cần thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát kèm các xét nghiệm cần thiết và chuyên sâu như chụp CT, nội soi, siêu âm... 

Nếu tình trạng trong nước mũi có lẫn máu chỉ là biểu hiện thông thường không quá nghiêm trọng, gợi ý tham khảo bạn một số biện pháp khắc phục như sau:

1. Cầm máu mũi 

  • Dùng bông thấm dịch nước mũi có máu, thở bằng miệng và đầu hơi ngả về phía sau. Hạn chế đi lại nhiều lúc này.
  • Không cố xì mũi mạnh vì có thể làm cho tình trạng chảy máu mũi ngày càng nặng hơn.
  • Không dùng bất kỳ vật dụng gì để cậy mũi khi đang chảy máu mũi, bởi có thể gây nhiễm trùng nhiễm khuẩn trong xoang mũi.

Cầm máu mũi nước mũi có máu

Cầm máu mũi bằng cách dùng bông thấm dịch mũi có máu, thở bằng miệng và đầu hơi ngả về phía sau.

2. Bảo vệ mũi 

  • Đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, môi trường bụi bẩn, hoặc các hóa chất độc hại. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những môi trường hóa chất này.
  • Khi thời tiết hanh khô, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ cho niêm mạc mũi không bị khô dẫn đến chảy máu.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây kích ứng, dị ứng mũi
  • Không cạy mũi, trà xát mũi gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn mũi. 

3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Tăng cường sức đề kháng, tăng tính bền vững thành mạch máu ở mũi bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C như: đu đủ, cam quýt, ổi, dâu tây, súp lơ, khoai tây, ớt chuông đỏ...

4. Điều trị bệnh lý gây chảy nước mũi lẫn máu

Trường hợp nước mũi có lẫn máu là triệu chứng của bệnh lý thì cần chữa trị bệnh lý liên quan trước, từ đó sẽ khắc phục được triệu chứng. Sau khi xác định được bệnh lý gì là nguyên nhân và tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc ngoại khoa (phẫu thuật):

  • Dùng thuốc uống hoặc các dạng thuốc xịt: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau hạ sốt.
  • Phẫu thuật: Thường hay sử dụng hình thức phẫu thuật nội soi để sửa chữa khiếm khuyết về cấu trúc mũi hoặc loại bỏ u trong mũi.
  • Thực hiện chữa lành các mao mạch máu mũi bị vỡ.
  • Áp dụng xạ trị hoặc hóa trị điều trị khối u có trong cơ thể.
  • Truyền máu nếu sổ mũi ra máu liên quan đến yếu tố đông máu.

Khi gốc bệnh được chữa trị tích cực thì tình trạng nước mũi có máu sẽ được cải thiện.

Nhìn chung nước mũi có lẫn máu liên quan đến sự tổn thương mạch máu mũi, khiến cho mạch máu bị vỡ và rỉ máu lẫn vào trong dịch nước mũi. Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này. 

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ