Nước mũi màu vàng là biểu hiện của bệnh lý gì?
Dịch mũi bình thường có màu trắng trong hoặc trắng đục, nên khi nước mũi chuyển sang màu vàng là dấu hiệu cơ thể cảnh báo chúng ta đang bị bệnh. Tại sao dịch mũi lại có màu vàng và nước mũi màu vàng là triệu chứng của bệnh gì? Cách chữa trị ra sao? Cùng 5 Nhất Nhất tìm hiểu về tình trạng này nhé.
I. Nguyên nhân nước mũi màu vàng
Có thể bạn chưa biết, mỗi ngày cơ thể chúng ta sản sinh ra khoảng 1,5 lít dịch nhầy phân bố tại nhiều cơ quan nhằm hỗ trợ cho mọi hoạt động trong cơ thể. Trong đó một lượng nhỏ được đưa đến các khoang mũi và xoang.
Tác dụng của dịch nhầy ở mũi
Ngoài lông mũi giúp cản trở tác nhân có hại xâm nhập, thì dịch tiết ở mũi cũng được cơ thể tạo ra để bảo vệ, giữ chân tác nhân gây hại, ngăn chặn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Thành phần trong dịch nhầy bao gồm nước, muối, protein và một số kháng thể đặc hiệu. Thông thường khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, dịch nhầy thường có màu trắng trong hoặc trắng đục, kết cấu đặc.
Trong quá trình giữ chân và ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, tức là lúc này dịch nhầy ở mũi đã "bẫy" được rất nhiều bụi bẩn, tác nhân gây hại… nhiều trường hợp sẽ khô lại và và chuyển sang màu khác thường. Hiện tượng này là “gỉ mũi" mà bạn hay thấy với màu sắc như màu nâu hoặc đen, xám...
Ngoài tác dụng cản trở vi khuẩn xâm nhập thì dịch nhầy còn giúp giữ ấm, làm ấm không khí trước khi đưa đến hệ hô hấp. Cơ chế này giúp hệ hô hấp được bảo vệ, hạn chế viêm nhiễm hay tổn thương do chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài.
Nguyên nhân dịch mũi màu vàng
Nước mũi màu vàng cũng là một trong điểm khác thường của cơ thể khi có virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Tế bào bạch cầu nhận thông tin và đến nơi để tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Trong quá trình phản ứng chống lại virus, vi khuẩn, các bạch cầu này bị chết cùng với yếu tố gây bệnh khiến dịch mũi chuyển thành màu vàng.
Nước mũi màu vàng là dấu hiệu phản ứng của cơ thể chống lại virus hoặc nhiễm trùng hô hấp
Sau khi hệ thống miễn dịch phát động cơ chế tấn công vi khuẩn gây bệnh, cơ quan hô hấp của cơ thể bắt đầu quá trình thải lọc. Dịch tiết màu vàng chứa tác nhân gây bệnh và xác bạch cầu được đào thải ra ngoài, gọi là hiện tượng chảy nước mũi.
Đối với các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, dịch nhầy tiết ra cùng với bạch cầu và tác nhân gây bệnh nhiều hơn, nước mũi cũng chảy nhiều và kéo dài hơn. Bình thường triệu chứng này sẽ kéo dài tối đa từ 10 đến 14 ngày rồi trở lại bình thường.
Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng rất bình thường của hệ miễn dịch. Chỉ khi nào xì mũi ra dịch vàng đặc hoặc nước mũi màu vàng đặc quánh lại, nước mũi màu vàng có mùi hôi thối khó chịu thì có thể hệ hô hấp đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được tư vấn từ bác sĩ.
>>> XEM THÊM: Lợi ích xông mũi bằng sả gừng
II. Nước mũi màu vàng - Dấu hiệu của bệnh lý gì?
Thông thường với cảm lạnh hoặc cảm cúm do vi rút, nước mũi màu vàng chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, không quá nghiêm trọng và có thể tự hết trong không quá 2 tuần. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý khi đi kèm với các triệu chứng khác và bạn sẽ cần phải thăm khám. Bạn cần quan tâm thời gian bệnh kéo dài bao lâu, tiến triển như thế nào, theo dõi có kèm theo các hiện tượng sau hay không:
- Sốt dài trong 3 đến 4 ngày.
- Đau mỏi sau gáy.
- Nhức đầu, đau đầu dữ dội, cơn đau buốt hơn khi cúi xuống.
- Mũi bị sưng tấy, hoặc đỏ quanh mắt, đau tập trung quanh vùng mắt.
- Thường nhạy cảm với ánh sáng, tâm tính thay đổi dễ nóng giận kèm theo nôn mửa.
Nếu có biểu hiện kèm theo những triệu chứng bên trên nữa, người bệnh có thể suy ra bị mắc một trong những bệnh lý sau:
- Mũi bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Dịch mũi vàng đặc kèm theo tanh hôi.
- Dị vật nằm trong mũi, ung thư mũi xoang, viêm xoang do răng…: Dịch mũi lúc này chỉ chảy 1 bên và có mùi hôi thối khó chịu. Người bệnh nên đi kiểm tra sớm để kịp thời điều trị.
- Bệnh lý ác tính: Biểu hiện bằng dịch mũi dính cả máu, đôi khi xì mũi ra hẳn một mảng hoạt tử hôi tanh.
Nước mũi màu vàng - Dấu hiệu của bệnh lý gì?
>>> XEM THÊM: Viêm mũi có mùi hôi là biểu hiện của bệnh lý gì?
III. Phải làm gì khi nước mũi màu vàng?
Phương pháp áp dụng chữa trị sẽ phải tùy thuộc vào loại bệnh lý là nguyên nhân gây ra nước mũi màu vàng và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nếu bệnh nghiêm trọng bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để cải thiện giảm nhẹ khó chịu của tình trạng này:
- Uống nhiều nước, bổ sung được nước trái cây thì càng tốt bởi chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Xông hơi cho mũi bằng nước nóng.
- Có thể xịt rửa mũi bằng nước muối giúp sạch khuẩn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể, đặc biệt là chăm sóc giấc ngủ.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hương liệu hay khói thuốc lá.
Bên cạnh đó, nếu triệu chứng không thuyên giảm bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế. Với những người bị viêm xoang hoặc tiền sử viêm xoang, khả năng bệnh tái phát kéo theo dịch mũi màu vàng là rất cao. Lúc này người bệnh cần xử lý tốt bệnh lý viêm xoang vì đây mới chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước mũi màu vàng. Khi bệnh được kiểm soát, tình trạng chảy nước mũi cũng được xử lý triệt để.
DS. Thao
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nuoc-mui-mau-vang-la-bieu-hien-cua-benh-ly-gi-n17464.html
