Sổ mũi đau họng là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

2023-07-05 11:56:58

Sổ mũi đau họng là triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng này gây nhiều phiền toái, khó chịu đặc biệt là với những công việc thường xuyên phải gặp gỡ trao đổi với khách hàng, đối tác. Vậy khi bị đau họng sổ mũi, phải chữa trị sao cho hiệu quả?

I. Sổ mũi đau họng là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Một trong các triệu chứng hay bắt gặp nhất đối với các trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp trên đó chính là sổ mũi đau họng. Đa phần các triệu chứng này xảy ra do tiếp xúc với vi khuẩn, virus, nấm mốc… khiến cổ họng bị nhiễm trùng, phù nề viêm nhiễm. Các ổ viêm nhiễm còn tác động ngược trở lại khiến cơ thể bài tiết dịch hô hấp, là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng sổ mũi kèm đau họng, ứ đọng đờm ở cổ, nghẹt mũi…

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sổ mũi đau họng là cảnh báo cơ thể mắc các bệnh lý sau đây:

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh - một bệnh lý khá hay gặp của đường hô hấp trên. Bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ chênh lệch đột ngột và có thể gặp ở mọi đối tượng, moi độ tuổi. Cảm lạnh là một dạng bệnh lý virus thâm nhập vào cơ thể gây viêm cấp tính hầu họng và niêm mạc mũi. Các triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh gồm có: ngứa mũi, sổ mũi, đau họng, ho khan, cơ thể mệt mỏi, uể oải…

Người bệnh có thể yên tâm do là bệnh lý khá lành tính nên cảm lạnh cùng triệu chứng đau họng sổ mũi sẽ tự khỏi sau từ 8 đến 15 ngày và không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

2. Cảm cúm

Đau họng, sổ mũi là các triệu chứng dễ gặp phải khi bị cảm cúm. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm virus cúm C, cúm B hoặc cúm A dẫn tới gây viêm và phù nề niêm mạc hô hấp.

Các triệu chứng cảm cúm thường đột ngột hơn khi so với cảm lạnh. Phạm vi triệu chứng của cảm cúm cũng ảnh hưởng rộng và gây tổn thương cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh biểu hiện đau họng, sổ mũi, chảy dịch mũi, người bị mắc cảm cúm còn gặp phải tình trạng sốt cao, cơ bị nhức mỏi, ù tai, đau đầu, rét run, uể oải khắp người…

Người bệnh nếu có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và điều trị tốt, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ sau khoảng 6 đến 7 ngày.

Sổ mũi đau họng là dấu hiệu của bệnh lý gì

Đau họng, sổ mũi là các triệu chứng dễ gặp phải nhất khi bạn bị cảm cúm

3. Viêm xoang

Khi cơ địa mũi xoang của người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, bụi mịn, nấm mốc… Các vi khuẩn, virus, nấm ở đây sẽ xâm nhập vào các hốc xoang gây phù nề, hình thành ổ viêm nhiễm sau đó bùng phát bệnh viêm xoang.

Do mô xoang phù nề, dịch tiết xoang mũi sẽ chảy ra nhiều hơn, ngứa mũi, dịch mũi chứa viêm và vi khuẩn chảy xuống họng, gây sưng viêm đường họng, tạo đờm, đau rát họng và gây ho. Chính vì thế mà sổ mũi, đau họng, nghẹt mũi, ho, chảy nước mắt, đau nhức mặt… là các triệu chứng điển hình của viêm xoang.

4. Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính là khi niêm mạc hầu họng bị tổn thương, phù nề do dị ứng hoặc cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn nấm mốc. Tuỳ vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh mà đo lường tính nghiêm trọng vấn đề. 

Thông thường viêm họng cấp chỉ xảy ra 1 đến 2 tuần rồi tự hết, các triệu chứng đi kèm đều là: đau họng, ho khan hoặc ho có đờm, thấy ngứa ở cổ họng, sổ mũi, sốt nhẹ… Tuỳ vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị phù hợp, nhưng nên nhớ rằng nếu bệnh kéo dài không được điều trị sớm, các biến chứng liên quan sẽ vô cùng nguy hiểm. 

5. Bệnh viêm mũi dị ứng

Đôi khi sổ mũi đau họng kèm theo ngứa mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi liên tục… có thể là do bạn bị viêm mũi dị ứng. 

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng tương tự như cảm lạnh, nhưng là do cơ địa người bệnh bị kích thích bởi các tác nhân dị ứng trong nhà hoặc ngoài trời, chẳng hạn như lông chó mèo, phấn hoa…

Viêm mũi dị ứng lâu ngày không được kiểm tra có thể biến chứng sang viêm xoang, trở thành bệnh mạn tính ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy bạn cần đi kiểm tra sớm để có hưởng xử kịp thời.  

 Viêm mũi dị ứng khiến bạn bị sổ mũi đau họng, liên tục hắt xì hơi...

Viêm mũi dị ứng khiến bạn bị sổ mũi đau họng, liên tục hắt xì hơi...

>>> XEM THÊM: TOP 8 cách giảm nghẹt mũi cấp tốc

II. Sổ mũi đau họng nhận biết như thế nào?

Sổ mũi đau họng là tình trạng dịch mũi hay nước mũi chảy nhiều hơn so với mức thông thường kèm theo cảm giác cổ họng bị đau, ngứa, khô rát.  

Phụ thuộc vào nguyên do gây ra mà đau họng sổ mũi còn có thể đi kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Liên tục hắt xì hơi.
  • Ho có đờm, ho khan.
  • Cơ thể đau nhức, suy nhược, mệt mỏi.
  • Sưng, viêm hầu họng.
  • Khàn hoặc mất tiếng.
  • Sốt.
  • Đau nhức đầu.
  • Chảy nước mắt, hoa mày chóng mặt.

Sổ mũi đau họng nếu ở mức độ nhẹ hay xuất phát từ nguyên nhân cảm lạnh thông thường thì có thể sẽ tự khỏi mà không nhất thiết phải điều trị hoặc áp dụng phương pháp điều trị đơn giản là sẽ thuyên giảm trong vòng từ 7 - 10 ngày.

Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng và xuất phát do những bệnh lý nghiêm trọng gây ra thì buộc phải có can thiệp và điều trị y tế thường là bởi cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn (một loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng cấp và viêm xoang).

Sổ mũi đau họng

Sổ mũi đau họng - Nước mũi chảy nhiều hơn so với thông thường kèm theo cảm giác cổ họng bị ngứa, đau, khô rát

>>> XEM THÊM: Nước mũi có máu là dấu hiệu của bệnh lý gì?

III. Cách chữa sổ mũi đau họng 

Để giải quyết tình trạng sổ mũi đau họng một cách hiệu quả nhất, bạn bắt buộc phải điều trị từ nguyên nhân của tình trạng này. Xác định bệnh lý, khắc phục bệnh để từ đó giải quyết dứt điểm triệu chứng hoặc ít nhất, bạn có thể giảm nhẹ tình trạng ấy ngay tại nhà. 

1. Mẹo chữa nhanh sổ mũi đau họng đơn giản tại nhà

Với những trường hợp đau họng sổ mũi ở thể nhẹ hay do nguyên nhân xuất phát từ cơ thể bị virus thâm nhập, do dị ứng hoặc nấm thì có thể chữa bằng các biện pháp thực hiện tại nhà như:

1.1. Súc miệng với nước muối và vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đây là phương pháp giúp loại bỏ vi khuẩn tại khoang miệng tác dụng giúp giảm đau và sát khuẩn họng rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn có thể pha nước muối súc miệng với tỷ lệ muối ăn 1 thìa và nước ấm 250ml.
  • Súc miệng và ngậm trong thời gian 30 giây.
  •  Súc miệng đều đặn nước muối này 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

1.2. Chữa đau họng sổ mũi với nước chanh ấm và mật ong tự nhiên

Mật ong không chỉ chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe, tốt cho đề kháng, hệ miễn dịch mà còn có tác dụng kháng khuẩn, nhiễm trùng. Khi kết hợp với chanh sẽ cho ra một thức uống vừa ngon vừa giảm nhanh đau họng.

Cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Chanh, mật ong và đường phèn theo tỷ lệ 1kg:1 lít:0,5kg.
  • Chanh đem rửa sạch, để ráo nước sau đó sắt thành những lát mỏng.
  • Đặt các lát chanh vào lọ đựng, mỗi lớp chanh bạn dải một chút đường phèn.
  • Tiếp đó đổ mật ong ngập hết các lớp chanh. Sau đó đậy kín nắp.
  • Ngâm trong vòng 3 tháng là bạn có thể sử dụng.
  • Lưu ý: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Hoặc bạn cũng có thể dùng nhanh theo cách sau:

Cho một chút mật ong khoảng 1 thìa cà phê vào 1 ly trà nóng. Tiếp đó cho vào ly trà chanh nửa quả vắt lấy nước cốt. Uống mỗi ngày 2 ly này bạn sẽ thấy tình trạng rát họng sổ mũi được cải thiện.

1.3. Xông mũi với sả gừng, tinh dầu hoặc dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu có trong sả gừng hay dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm hiệu quả tình trạng sưng niêm mạc đường hô hấp. Xông hơi cũng có tác dụng làm loãng dịch mũi, cải thiện thông xoang từ đó giảm nhanh khó chịu của sổ mũi đau họng.

1.4. Dùng tỏi trị sổ mũi đau họng

Cũng như mật ong, các hoạt chất tốt có trong tỏi như allicin có khả năng hoạt động như kháng sinh giúp giảm sưng tấy họng, giảm đau, chống viêm hiệu quả. 

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai 2-3 tép tỏi sống hoặc ngậm trong cổ họng từ 6-9 phút mỗi ngày là thấy hiệu quả rõ rệt.

Bên cạnh đó, đừng quên chú ý thêm các điều sau: 

Mẹo chữa sổ mũi đau họng tại nhà
Mẹo chữa sổ mũi đau họng tại nhà

2. Thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bằng thuốc

Biểu hiện của bệnh đường hô hấp trên đại đa số đều giống nhau, nên nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thì rất khó xử lý bệnh một cách dứt điểm. 

Ngoài trừ những người biết rõ bản thân bị bệnh gì, và triệu chứng họ gặp phải là của bệnh lý đó thì hầu hết mọi người nên đi khám để biết chi tiết về bệnh mà mình đang mắc phải. 

Các loại thuốc điều trị sổ mũi, đau họng mà bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân gồm có: 

  • Nước muối sinh lý: Thường xuyên xuất hiện trong quá trình điều trị bệnh lý viêm nhiễm tai - mũi - họng. Nước muối giúp làm dịu đi phản ứng viêm, sát khuẩn đào thải dịch viêm ra ngoài, bên cạnh đó cũng giúp bạn giảm đi cảm giác ngứa ngáy và khơi thông đường hô hấp. 
  • Thuốc chống dị ứng (kháng histamin H1): Đây là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng hay cảm cúm thông thường. Thuốc có tác dụng ức chế các phản ứng dị ứng và cải thiện các triệu chứng mẫn cảm như ngứa họng, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc được sử dụng khi người bệnh bị đau họng sổ mũi kèm theo sốt cao. 
  • Thuốc xịt co mạch: Thuốc xịt co mạch giúp giảm các phản ứng phù nề niêm mạc, khơi thông thường thở tức thời, giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi nghẹt mũi. Tuy nhiên loại thuốc này chứa khá nhiều tác dụng phụ, chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ. 
  • Kháng sinh: Kháng sinh tác dụng với các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, thuốc giúp kiểm soát triệu chứng và hạn chế viêm nhiễm lây lan, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên kháng sinh lại không có tác dụng đối với virus, vì vậy người bệnh cần chọn lọc và không nên tùy ý sử dụng. 

Nếu trường hợp người bệnh có tiền sử viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì sổ mũi đau họng chính là các triệu chứng khi bệnh lý bùng phát. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần tác động xử lý bệnh lý là các triệu chứng đi kèm sẽ được giải quyết dứt điểm. 

Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng xu hướng đều là các bệnh lý mạn tính, và để kiểm soát bệnh lý này tốt người bệnh được khuyên sử dụng Đông y. Tuy nhiên phải là Đông y thế hệ 2 mới đem lại tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt, thậm chí vượt trội hơn hẳn tân dược trong nhiều trường hợp. 

Bên cạnh đó, công thức bào chế bài thuốc Đông y cũng là phải lựa chọn kỹ càng. Với Ngự y mật phương, công thức điều chế được quan tâm hơn bao giờ hết. Bởi nguyên liệu thảo dược trị bệnh đều khá giống nhau, nhưng cách bào chế tốt sẽ thu lại hiệu quả tuyệt vời. Đó cũng là lý do vì sao trải qua hàng trăm năm, Ngự y mật phương vẫn là quốc bảo y học, và từng là bài thuốc mà người đời ao ước được sử dụng. 

Sau khi sử dụng sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2, được bào chế theo Ngự y mật phương, người bệnh cảm nhận rõ các triệu chứng sổ mũi đau họng giảm đi rõ rệt. Cùng với đó dịch xoang được đào thải hết ra ngoài, giảm dần áp lực từ hốc xoang lên các vùng lân cận. Người bệnh còn giảm hẳn được các cơn đau đầu, nặng nhức mặt, tắc nghẹt mũi…

Đặc biệt, cơ chế tác động thay đổi cơ địa giúp mũi xoang dần cải thiện độ mẫn cảm, phục hồi niêm mạc xoang khoẻ lại, hạn chế kích ứng có thể xảy ra khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Sau khi sử dụng liệu trình phù hợp, tần suất tái bệnh được giảm đáng kể, khoảng cách giữa các đợt bùng phát cũng được giãn rộng, cùng với đó là các triệu chứng như sổ mũi đau họng ngày càng nhẹ đi trông thấy. 

IV. Cách phòng ngừa sổ mũi đau họng

Bên cạnh việc thăm khám và chữa trị bệnh, cũng cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa đau họng sổ mũi dưới đây: 

  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, giữ ấm cơ thể và hạn chế sử dụng đồ lạnh trong tiết trời giao mùa. 
  • Không nên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng. 
  • Nên tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý hô hấp. 
  • Thực hiện thói quen vệ sinh tay chân trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất, hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng. 
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức, quản lý giờ giấc khoa học, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. 
  • Hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng hoặc lo âu kéo dài. 
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất, nâng cao sức khoẻ tổng thể. 

Sổ mũi đau họng là tình trạng triệu chứng thường thấy của bệnh đường hô hấp trên. Nếu được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. 

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading