I - Tại sao trẻ suy giảm sức đề kháng vào mùa lạnh?
Khi mùa đông đến nhiều trẻ nhỏ suy giảm phản ứng miễn dịch nên không thể chống lại yếu tố nhiễn trùng dẫn đến ốm vặt liên miên. Ngoài ra khi nhiệt độ ngoài trở giảm sâu trẻ bị giảm đề kháng bởi:
Trời lạnh là cơ hội tốt để virus, vi khuẩn phát triển
Vào mùa đông, nhiệt độ giảm thấp nhưng lượng ẩm lại gia tăng khiến cho các loại mầm bệnh sinh sôi và phát triển. Do đề kháng yếu mà trẻ nhỏ khi tiếp xúc với mầm bệnh dễ bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây ho, viêm phế quản, khí quản.
Thời tiết lạnh gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch
Theo chuyên gia, khi thời tiết lạnh làm giảm khả năng chống lại vi sinh vật gây bệnh. Nếu không tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông dễ tạo ra nhiều thương tổn lớn bởi:
- Mùa đông mạch máu bị co lại: Khi gặp không khí lạnh, mạch máu ở dưới da và niêm mạc vùng hô hấp có xu hướng thu hẹp lại. Điều này cản trở tế bào bạch cầu thuộc hệ miễn dịch tiếp cận với nhân tố gây bệnh, ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại mầm bệnh bên ngoài.
- Giảm quá trình tổng hợp vitamin D: Vào mùa đông, mặt trời xuất hiện ít nên cơ thể trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin D - dưỡng chất có nhiệm vụ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.
Vào mùa đông sức đề kháng trong cơ thể bị suy giảm
Trẻ mặc không đủ ấm
Trong nhiều trường hợp, trẻ hay bị nhiễm lạnh và bệnh về hô hấp (viêm mũi, viêm phế quản...) là do trẻ mặc không đủ ấm, mặc phong phanh, quần áo quá ẩm ướt. Việc bảo vệ sức khỏe không được thực hiện đúng cách khiến bé dễ mắc bệnh vào mùa đông.
Do ở trong phòng đóng kín
Khi trời lạnh, gia đình thường có xu hướng ở trong phòng đóng kín cửa và tiếp xúc gần với những người thân. Nếu người thân mắc bệnh lây qua đường không khí kết hợp phòng đóng kín khiến mầm bệnh dễ tiếp xúc với cơ thể trẻ rồi gây bệnh.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng và khiến trẻ mắc bệnh vào mùa đông. Điều này có thể chi phối trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ra bệnh hô hấp kéo dài và tác động xấu tới sự phát triển của trẻ. Vậy nên gia đình cần có biện pháp cải thiện và nâng cao đề kháng ở trẻ an toàn, khoa học.
II - Cách tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông hiệu quả
Để có thể trạng tốt vào mùa đông thì cơ thể bé cần được cung cấp dưỡng chất và bảo vệ tốt nhất. Vì vậy cha mẹ hãy áp dụng các mẹo tăng sức đề kháng cho bé vào mùa đông dưới đây:
1. Giữ ấm cơ thể để bé tránh nhiễm lạnh
Giữ ấm nhất là phần lòng bàn chân, bàn tay, cổ, đầu là cách làm hiệu quả để tăng đề kháng cho bé vào mùa đông. Cơ thể bé được ủ ấm đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh và mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
Ngoài ra, cần giữ nhiệt độ trong phòng từ 28 độ C trở lên, thoáng khí nhưng hạn chế gió lạnh tràn vào. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần liên tục thay tã để hạn chế nhiễm lạnh do mặc tã ướt lâu.
Giữ ấm cơ thể bé để tránh ảnh hưởng sức khỏe
2. Uống các sản phẩm để nâng cao đề kháng cho trẻ
Đứng đầu trong những biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông đó là sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ. Đông y hiện nay là giải pháp được đánh giá cao nhất trong việc cải thiện miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm Đông y truyền thống tăng sức đề kháng cho bé vào mùa đông hiệu quả chậm. Chúng không tác động toàn diện tới hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể nên không xây dựng được đề kháng bền vững, dễ bị ốm vặt nhiều lần.
Chỉ có sản phẩm Đông Y Thế Hệ 2 tiêu biểu như Siro Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương mới thật sự đem lại hiệu quả bền vững, tăng sức đề kháng vượt trội và phòng ngừa ốm vặt tái phát. Sản phẩm kích hoạt toàn bộ cơ quan trong hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài giúp điều trị và phòng ngừa các bệnh ốm vặt hiệu quả.
Đồng thời, Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 còn bồi bổ khí huyết, nâng cao thể trạng và ngăn không cho ốm vặt tái phát nhiều lần. Đặc biệt, sản phẩm còn an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Sản phẩm có chứa 100% thành phần tự nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO với nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong việc trồng trọt và thu hái. Do vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn sản phẩm này giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa lạnh.
Sản phẩm giúp cải thiện đề kháng cho trẻ vào mùa đông
3. Tăng cường uống nước ấm mỗi ngày
Uống đủ nước nước ấm trong mùa đông góp phần lớn trong vào việc tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông. Lượng nước dồi dào giúp cơ thể vận chuyển các tế bào bạch cầu đến khắp các cơ quan.
Ngoài ra, uống nước còn góp phần tăng cường khả năng đào thải độc tố, loại bỏ mầm bệnh ra khỏi cơ thể và vận chuyển các dưỡng chất tới các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, việc tăng cường đủ nước ấm vào mùa đông là điều cần thiết giúp cơ thể của bé ổn định và hạn chế nhiễm lạnh.
Liên tục cho bé uống nước ấm để tăng cường chuyển hóa
4. Tiêm vacxin cúm hàng năm
Bệnh cúm xuất hiện chủ yếu vào thời điểm giao mùa và tấn công vào cơ thể bé có đề kháng yếu. Mỗi năm virus cúm lại có sự biến đổi cấu trúc và độc lực để dễ dàng gây bệnh cho mọi người.
Vì vậy tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông bằng cách tiêm vacxin phòng cúm mùa để ngừa bệnh nhanh. Vacxin cúm mùa được tiêm cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, thời điểm tiêm thích hợp là trước dịch cúm mùa khoảng 14 - 30 ngày.
5. Tắm nắng, vận động ngoài trời phù hợp
Nhiều phụ huynh lo ngại rằng nếu cho bé vui chơi, vận động ngoài trời vào mùa đông khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cho con vận động ngoài trời một cách hợp lý mà vẫn giữ được sự an toàn cho trẻ nhỏ.
Vận động ngoài trời sẽ giúp cơ thể bé gia tăng hấp thu vitamin D để phát triển xương, tăng đề kháng toàn diện. Khi cho bé vận động ngoài trời vào mùa đông, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Cho bé trải nghiệm các hoạt động rèn luyện bên ngoài từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
- Hãy chú ý thường xuyên lau mồ hôi trên người của bé, vì nếu để mồ hôi trên da lâu khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh và có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp.
- Nếu điều thời tiết quá khắc nghiệt như: nhiệt độ giảm sâu, có mưa to, gió lớn… thì mẹ nên để vận động trong nhà.
- Tắm nắng trước 9 giờ sáng vì khi đó cường độ tia UV (tia tử ngoại) từ mặt trời là thấp nhất, ít gây tổn thương cho da của trẻ.
Cho bé tham gia hoạt động ngoài trời phù hợp nhất
6. Ăn hoa quả giàu vitamin C và vitamin D
Vitamin C và vitamin D là những thành phần trong của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ cũng như người lớn. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng hỗ trợ thải độc cho cơ thể, tăng hấp thu sắt, canxi thúc đẩy hệ xương ở trẻ phát triển.
Đặc biệt vitamin D còn gia tăng khả năng chuyển hóa các chất thiết yếu cho cơ thể. Cha mẹ nên tăng khẩu phần vitamin C, vitamin D cho trẻ thông qua nhóm rau củ quả như: cam, quýt, đu đủ, ổi, dâu tây, rau xanh, cà rốt...
NÊN BIẾT: Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
7. Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất
Tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông thông qua nguồn thực phẩm trong tự nhiên là lựa chọn tốt nhất. Trong bữa ăn hằng ngày, bố mẹ nên cho bé sử dụng 1 trong các nguyên liệu dưới đây:
- Khoai: Khoai lang hoặc khoai tây chính là nguyên liệu gia tăng tinh bột dồi dào cho em bé. Đặc biệt là vào mùa đông thì những loại thực phẩm này được thu hoạch rất phổ biến và được bày bán nhiều. Mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn từ khoai như: khoai tây chiên, khoai lang luộc, khoai tây hấp, canh xương hầm khoai tây…
- Trứng: Là nguyên liệu tuyệt vời để gia tăng protein, vitamin D, sắt, photpho… cho cơ thể. Những dưỡng chất góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch ổn định. Mẹ nên cho bé ăn trứng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Cá hồi: Có chứa lượng lớn axit béo Omega - 3 cùng vitamin D và khoáng chất cực lớn. Cá hồi thật sự là thực phẩm phù hợp để giúp trẻ có sức đề kháng vượt trội, ngăn ngừa sự tấn công của yếu tố gây bệnh.
- Thịt gà: Nguyên liệu thích hợp để tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông nhờ lượng protein cao. Dưỡng chất gia tăng năng lượng cho cơ thể và xây dựng phòng thủ miễn dịch hoàn chỉnh. Mẹ có thể chế biến thịt gà thành nhiều món ăn cho bé ăn như: thịt gà luộc, thịt gà hấp, thịt gà rim nước mắm, thịt gà chiên giòn…
- Yến mạch: Loại thực phẩm này có chứa các thành phần dưỡng chất bảo vệ cơ thể trẻ tránh khỏi tác động của môi trường bên ngoài, thúc đẩy sự hoàn thiện miễn dịch ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra cha mẹ không nên cho bé ăn đồ lạnh vào mùa đôn vì khiến cho họng sưng đau, gây viêm kích ứng đường hô hấp và. Thay vào đó hãy cho bé ăn đúng giờ và phong phú các loại thực phẩm dựa trên sở thích hay thói quen để tăng cảm giác hứng thú của trẻ khi ăn.
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất để nâng cao miễn dịch
8. Không tự ý cho bé uống kháng sinh
Nhiều gia đình cho bé dùng kháng sinh không theo đơn hoặc hướng dẫn từ bác sĩ sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Đặc biệt vào mùa đông, trẻ hay bị ho sốt, hắt hơi, sổ mũi thì nhiều mẹ thường đến nhà thuốc và sử dụng nhiều loại kháng sinh cho bé.
Uống kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc gây khó khăn trong quá trình điều trị. Vì vậy, mẹ không được cho con uống kháng sinh vô tội vạ để tránh hệ miễn dịch suy giảm nhé.
9. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé
Giấc ngủ tốt có thể cải thiện được hệ miễn dịch đồng thời là cách tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa động ổn định. Nếu em bé không được ngủ đủ thì có thể khiến cho số lượng tế bào miễn dịch và số lượng kháng thể có trong cơ thể của bé giảm sút đi rất nhiều.
Độ tuổi của trẻ | Thời gian ngủ/ngày |
Trẻ 0 - 6 tháng tuổi | 18 - 20 giờ |
Trẻ 6 - 24 tháng tuổi | 12 - 13 giờ |
Trẻ mầm non | 10 - 12 giờ |
Trẻ lớn hơn | 8 - 10 giờ |
Ngoài ra, gia đình nên tạo phòng ngủ cho bé thoáng mát, yên tĩnh với ánh sáng vừa phải. Để bé ngủ sâu giấc gia đình hãy cho bé nghe nhạc với giai điệu nhẹ nhàng hoặc hát ru để con ngủ sâu giấc hơn.
Cần đảm bảo môi trường và thời gian nghỉ ngơi cho bé
Tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông có vai trò quan trọng nhằm mục đích phòng ngừa nguy cơ nhiễm nhiều bệnh lý nguy hiểm và góp phần vào sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Mong rằng bài viết trên đã gợi ý cho cha mẹ biết thêm về nhiều biện pháp tăng sức đề kháng vào mùa đông, chúc các phụ huynh sẽ áp dụng thành công nhé.