1. Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical Osteoarthritis) hay thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính có liên quan đến những thay đổi ở xương, đĩa đệm và khớp.
Những thay đổi này thường tiến triển chậm do sự hao mòn của quá trình lão hóa, phổ biến nhất ở đối tượng là người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động.
Tổn thương cơ bản của thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, tuy nhiên đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất trên lâm sàng. Ngoài ra, sự thoái hóa của đĩa đệm và sụn có thể hình thành các gai trên xương cổ, từ đó dẫn đến hẹp ống sống cổ và nơi dẫn dây thần kinh thoát ra.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là hệ quả của quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…).
Quá trình lão hóa theo thời gian dẫn tới tổn thương, bản chất lúc này cơ thể không còn duy trì được khả năng tự chữa lành do cơ địa mất cân bằng, lão hóa đến sớm hơn và nặng hơn so với thông thường.
Tình trạng thoái hóa cũng có thể bắt nguồn từ quá trình chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp, sự ảnh hưởng của các tác động vật lý như tư thế đầu - cổ sai lệch trong thời gian dài, ngồi máy tính quá lâu, ít vận động. Điều này cũng giúp giải thích cho việc thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổ biến ở giới trẻ, trở thành “bệnh nghề nghiệp” của dân văn phòng.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt tình trạng thiếu canxi, kali, magie, sắt, vitamin… trong khẩu phần ăn cũng khiến cho đốt sống cổ nhanh bị thoái hóa do thiếu dưỡng chất.
- Chấn thương ở vùng cổ: Người có tiền sử chấn thương tại vùng cổ (tai nạn xe, ngã,...) có thể để lại di chứng hoặc làm suy yếu, do vậy làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ sớm.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người đã hoặc đang mắc các bệnh lý về cột sống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dính khớp,... thì khả năng bị thoái hóa khớp ở các thành viên còn lại sẽ cao hơn người bình thường.
- Thừa cân: Béo phì khiến khung xương và các khớp phải chịu trọng tải lớn dẫn đến quá tải. Do vậy, có thể làm tăng khả năng phát triển các bệnh về xương khớp và trong đó có thoái hóa khớp.
3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mạn tính tiến triển chậm, do đó trong giai đoạn đầu tiên người bệnh hiếm khi cảm nhận rõ rệt các triệu chứng của bệnh.
Dần dần khi cơ địa bị mất cân bằng hơn, lúc này các tổn thương thực thể biểu hiện rõ rệt hơn gây nên rất nhiều phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân. Một số triệu chứng điển hình của thoái hóa đốt sống cổ có thể kể đến như sau:
- Hội chứng cột sống cổ: Biểu hiện rõ ràng nhất là cảm giác đau, hạn chế vận động cổ, đôi khi kèm theo co cứng ở vùng bả vai và cổ. Triệu chứng đau tăng khi cổ giữ ở một tư thế trong thời gian dài, căng thẳng, lao động nặng hoặc, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh.
- Hội chứng rễ thần kinh cổ: Xuất hiện tình trạng đau lan từ cổ xuống cánh tay tùy theo vị trí rễ thần kinh bị tổn thương. Ngoài ra, đau có thể gặp tại vùng gáy, quanh khớp vai và. Đau sâu trong cơ xương. Người bệnh có cảm giác nhức nhối và có thể kèm cảm giác, tê rần dọc cánh tay, các ngón tay.
- Hội chứng động mạch đốt sống: Gây biểu hiện ở vùng đầu như nhức đầu quanh thái dương, trán và đau hai hố mắt. Nhiều trường hợp có khi kèm các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đau tai...
- Hội chứng ép tủy: Triệu chứng xuất hiện ở các chi hoặc toàn thân tùy theo mức độ và vị trí tổn thương. Dẫn đến tình trạng khó khăn di chuyển, dáng đi không vững, thậm chí bị yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm và tăng phản xạ gân xương.
- Một số biểu hiện khác: Thoái hóa cổ có thể dẫn đến những ảnh hưởng tâm lý như dễ cáu gắt, thay đổi tính tình. Ngoài ra, đau và khó chịu còn gây ra , rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc…
Biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp
Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng, để kiểm tra mức độ tổn thương của thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm chẩn đoán hình ảnh như:
- Chụp X-quang: Đây là biện pháp đầu tiên và dùng nhiều nhất khi có đau cổ hay các chi nghi ngờ là tổn thương ở xương, khớp. Tuy nhiên, với thoái hóa khớp cách này cho hình ảnh thường tương quan kém so với biểu hiện đau và khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
- Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): Kết quả của MRI cho phép hình dung chính xác toàn bộ cột sống cổ và thấy rõ những thay đổi của khớp bị thoái hóa.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Hình ảnh cho thấy cấu trúc xương, khớp và kết quả thường rõ ràng hơn X-quang.
4. Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Nguyên tắc chung khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ là cần phối hợp phương pháp nội khoa và phục hồi nhằm bảo vệ cột sống cổ, phục hồi chức năng và giảm đau, cứng khớp.
Thực tế cho thấy đa số người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, hạn chế triệu chứng trước mắt và kết hợp vật lý trị liệu. Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng có thể được tính đến trong một số trường hợp cần thiết.
4.1 Điều trị bằng thuốc Tây y
Các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm đau thần kinh là các nhóm thuốc kê đơn đầu tay của bác sĩ trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Việc sử dụng các thuốc này phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không nên kéo dài quá lâu nhằm giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
- Paracetamol: đây lLà lựa chọn phổ biến hiện nay trong việc giảm đau, có thể dùng dạng đơn chất hoặc phối hợp các chất giảm đau trung ương như codein, dextropropoxiphene…
- Tramadol: Được dùng trong trường hợp đau vừa đến nặng và thay thế khi paracetamol không đáp ứng điều trị. Thuốc này thuộc nhóm opioid, hoạt động trong não nhằm thay đổi sự cảm nhận cơn đau của cơ thể. Tramadol không được khuyến cáo dùng kéo dài vì có thể gây nghiện.
- NSAIDs liều thấp: Các dạng kinh điển (diclofenac, ibuprofen, naproxen…) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (celecoxib, etoricoxib...), tuy nhiên cần thận trọng ở bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý ống tiêu hóa, tim mạch hoặc thận mạn tính.
- Nhóm thuốc chống thoái hóa: Tác dụng chậm (piascledine 300mg/ngày; glucosamine sulfate: 1500mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin sulfate); hoặc diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
- Các thuốc khác: Khi người bệnh có biểu hiện đau kiểu rễ, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:
+ Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp).
+ Pregabalin: 150-300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp).
+ Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), mecobalamin.
- Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống: Có hiệu quả từ vài ngày đến vài tháng.
4.2. Điều trị phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng bằng các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp trị liệu mang tính chất bổ trợ trong quá trình điều trị, có tác dụng phục hồi dần dần chức năng của tổ chức khớp bị tổn thương.
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập vận động vùng cổ, đặc biệt với người đã mang nẹp cổ thời gian dài hoặc, có công việc ít vận động cổ. Bên cạnh đó, người bệnh nên nghỉ ngơi, giữ ấm, tránh thay đổi tư thế cột sống cổ đột ngột để gia tăng và tái phát tổn thương cũ.
Hiện nay, một số các liệu pháp vật lý trị liệu như sử dụng nhiệt, sóng siêu âm, kéo dãn cột sống cổ song thực hiện với mức độ tăng dần từ từ đang dần được sử dụng cho nhiều trường hợp trong giai đoạn phục hồi chức năng nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự rõ rệt.
4.3 . Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam
Hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc Nam để điều trị thoái hóa đốt sống cổ đang ngày trở nên phổ biến do việc sử dụng thuốc Tây khiến bệnh nhân gặp phải nhiều tác dụng phụ đi kèm. Có rất nhiều bài thuốc Nam được lưu truyền trong dân gian có tác dụng đối với căn bệnh này điển hình như:
- Bài thuốc từ lá lốt
Nguyên liệu gồm: 300g lá lốt lấy cả thân và rễ và 2 lít rượu gạo trắng.
Cách thực hiện: Phần lá lốt rửa sạch để khô, rồi ngâm với rượu trong 1 tháng. Dùng rượu ngâm này để xoa bóp vào vùng cổ bị đau nhức, giúp giảm đau cấp tính do thoái hóa đốt sống cổ, đồng thời tăng cường khả năng lưu thông máu.
- Bài thuốc từ Ngải cứu và mật ong chữa thoái hóa cột sống cổ
Ngoài dùng ngải cứu rang muối, bài thuốc để chữa thoái hóa đốt sống cổ là kết hợp ngải cứu và mật ong cũng cho rất hiệu quả cao.
Cách thực hiện: Dùng 300g ngải cứu, đem rửa sạch và giã nát. Bỏ phần bãVắt lấy nước, sau đó pha thêm khoảngvới 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất và, khuấy đều rồi uống.
- Bài thuốc từ xương rồng:
Chuẩn bị: Xương rồng ba cạnh đọt non hoặc bánh tẻ và giấm nuôi.
Cách thực hiện: Xương rồng cắt bỏ gai, rồi giã nát, thêm giấm nuôi vào, đem xào nóng, rồi dùng đắp vào vùng cổ bị đau. Công dụng: Bài thuốc giúp giảm đau, tăng lưu thông máu, hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ hiệu quả.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam tuy có một số ưu điểm như: Thảo dược lành tính, tương đối dễ tìm, chi phí rẻ nhưng trên thực tế đa số các bài thuốc này đều chưa được thẩm định chính xác về tác dụng dược lý cũng như chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhẹ, cơ địa hợp thuốc, không có hiệu quả với các ca bệnh nặng. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc Nam cần thời gian rất lâu và tùy từng người để thể hiện hiệu quả.
4.4. Điều trị và kiểm soát hiệu quả thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y
Ngày nay, xu hướng sử dụng Đông y trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng trở nên phổ biến vì trái ngược với Tây y chủ trị triệu chứng, “ngọn bệnh”, Đông y chủ trị “gốc bệnh”, giải quyết tận gốc nguyên nhân. Cụ thể, Đông y đã chỉ rõ, thoái hóa đốt sống cổ cũng như các bệnh lý xương khớp khác có nguyên nhân thực sự là do cơ địa của mỗi người. Vì vậy, cần điều trị triệt để bệnh bằng cách tác động trực tiếp, giúp cân bằng cơ địa người bệnh, để cơ thể tự điều hòa hoạt động tái tạo hệ xương khớp, khôi phục khả năng tự chữa lành tổn thương ở các khớp.
Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là cải thiện an toàn, hiệu quả. Thị trường thuốc Đông y tràn lan sản phẩm tác dụng không rõ rệt. Chỉ sản phẩm xương khớp đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo phương thức Ngự y mật phương, sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, giúp củng cố, cân bằng được cơ địa người bệnh, từ đó không chỉ đẩy lùi bệnh hiệu quả mà còn hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
5.Lưu ý trong phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Những điều bạn cần biết để phòng ngừa xuất hiện thoái hóa đốt sống cổ sớm hoặc làm chậm tiến triển bệnh gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe toàn diện, trong đó có xương khớp. Đặc biết một số thực phẩm tốt cho hệ xương khớp của cơ thể như: Canxi, vitamin D, omega-3,...
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Vận động và tư thế làm việc có ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp. Do vậy, cần lưu ý tránh mang vác quá nặng, những người làm văn phòng yêu cầu ngồi nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy vận động,... Ngoài ra, tập thể dục thể thao sẽ giúp xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiện nay không còn là bệnh của tuổi già, mà giới trẻ gặp tình trạng này ngày càng tăng. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống người bệnh, đặc biệt gây đau và hạn chế vận động ở vùng cổ. Để cải thiện và kiểm soát bệnh người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị là dùng thuốc, vật lý trị liệu.
DS. Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/thoai-hoa-dot-song-co-dau-hieu-nhan-biet-va-huong-dieu-tri-n17145.html