Người bị bệnh gút (gout) nên kiêng gì và ăn gì để tránh nặng hơn?

2022-09-06 10:02:00

Bất kỳ loại đồ ăn nào khi đưa vào cơ thể cũng có thể gây ra nhiều sự tác động lên chỉ số axit uric trong máu, tức là làm cho tình trạng gout nặng hơn hoặc nhẹ đi. Vậy để tránh cho bệnh gout nặng thêm và hạn chế cơn đau do gout “hành hạ”, người bệnh gout nên kiêng ăn gì và nên ăn gì trong chế độ dinh dưỡng? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay dưới đây nhé.

I - Chế độ ăn ảnh hưởng tới người bệnh gout như thế nào?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do sự tăng nồng độ axit uric trong máu, và tình trạng này có mối liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống giàu purin. Bởi khi tiêu thụ thực phẩm có lượng purin lớn, chúng sẽ đi vào cơ thể và có thể chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong máu và gây ra bệnh gout.

Vì thế, một trong những biện pháp có thể giúp cải thiện bệnh gout là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh chứa ít purin, từ đó sẽ giảm nồng độ axit uric trong máu, nhờ đó mà giúp các triệu chứng người bệnh gout thuyên giảm, không tăng nặng hơn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng cho người bênh gout cũng có thể làm giảm lượng purin đưa vào từ thực phẩm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút ở những người có nồng độ axit uric trong máu cao. Đồng thời, kiêng khem những loại thực phẩm này cũng giúp ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh, tiêu biểu nhất là sỏi thận, giúp người bệnh có được sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ảnh hưởng từ thực phẩm, chế độ ăn tới người bệnh gút

II - Bệnh gút (gout) kiêng ăn gì?

1. Thịt đỏ (thịt bò, lợn, chó, dê…)

Người bệnh gout không nên tiêu thụ nhiều thịt đỏ, bởi vì tiêu thụ loại thực phẩm này có thể gây ra sự rối loạn nồng độ axit uric và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. Nguyên nhân chính là do thịt đỏ có chứa hàm lượng đạm lớn làm tăng quá trình hình thành axit uric trong máu.

Thêm vào đó, khi đi vào đường tiêu hóa thì nhân purin trong cấu trúc phân tử của thịt đỏ có thể dễ dàng biến đổi thành axit uric, từ đó khiến cho mức độ bệnh gout ngày càng trầm trọng hơn.

Tuy không có lợi cho tình trạng bệnh nhưng không vì thế mà người bệnh kiêng khem hoàn toàn, mà chỉ tiêu thụ ở mức vừa phải. Người bệnh gút nên điều tiết, ăn lượng thịt đỏ vừa phải khoảng 2 lần/tuần, và mỗi ngày cũng không nên ăn nhiều hơn 100g. Người bệnh cũng nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp, không nên ăn thịt nướng hoặc rán xào quá nhiều dầu mỡ.

Những loại thịt đỏ mà người bệnh gút nên chú ý bao gồm:

  • Thịt của động vật có vú (bò, cừu, dê, lợn, chó…).
  • Nước sốt hoặc súp từ thịt đỏ.

Bị gút nên kiêng ăn quá nhiều thịt đỏ

2. Nội tạng động vật (lòng, gan, thận, tim, não…)

Nội tạng động vật (não, gan, thận, tim, dạ dày, ruột…) là nhóm thực phẩm rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, sắt, CoQ10, vitamin nhóm B, selen. Nhưng lượng purin có trong nội tạng cũng vô cùng lớn không kém gì thịt đỏ. Mà purin lại là “thủ phạm” khiến cho nồng độ axit uric trong máu rơi vào trạng thái “mất kiểm soát”, khiến bệnh gout ngày càng diễn biến nguy hiểm hơn. Do vậy, người bệnh cũng nên tránh xa loại đồ ăn chế biến từ nội tạng động vật này.

Bệnh gút nên kiêng ăn nội tạng từ động vật

3. Hải sản (tôm, cua, cá biển, mực…)

Hải sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể, các loại hải sản cũng có hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Hải sản bao gồm các loại như cá hồi, cá trích, tôm hùm, cua biển, sò, hàu, cá ngừ, nghêu… có chứa purin với hàm lượng cao. Và purin là kẻ thù của người bệnh gout, hợp chất này khiến cho các triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh.

Hải sản là món nên kiêng khi mắc bệnh gút

4. Rượu bia (đồ uống có cồn)

Đa phần các loại rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích đều có chứa một lượng purin không nhỏ, có thể kích thích sản sinh thêm axit uric, khiến các cơn đau cũng như triệu chứng gút ngày càng nghiêm trọng. Chưa kể, những loại đồ uống này còn khiến hoạt động đào thải axit uric của thận bị đình trệ, dần tích tụ nhiều hơn trong xương khớp.

Bệnh gout nên kiêng, hạn chế uống rượu bia

5. Nước ngọt & đồ uống có đường

Người bệnh gout nên tránh xa thực phẩm có chứa nhiều đường, chẳng hạn như các loại nước ngọt đóng chai, mật ong, nước ép trái cây, nho khô, táo… Mặc dù nhóm đồ ăn và đồ uống này không chứa nhiều purin nhưng đây lại là nguồn cung cấp một lượng fructose tương đối lớn. Loại đường này khi đi vào cơ thể có thể phân rã thành axit uric. Từ đó khiến các cơn đau do gút trở nên dữ dội và thường xuyên hơn.

Bị gout nên kiêng đường, nước ngọt

6. Đồ ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn chế biến sẵn (cá thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, dăm bông, nem chua rán…) đều không tốt cho sức khỏe của người bệnh gout. Các loại đồ ăn nàyđều có chứa một lượng không hề nhỏ các chất nitrat, natri, chất béo bão hòa và đặc biệt là purin, hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout.

Tránh ăn quá nhiều đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn khi bị bệnh gout

7. Rau củ có nhiều purin

Rau củ đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng không phải loại rau củ nào cũng tốt cho người bệnh gout. Người bệnh nên kiêng, không sử dụng một số loại rau củ chứa nhiều purin như: Su hào, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu hà lan), củ cải, rau dền, giá đỗ, rau dọc mùng, măng tây…

III - Vậy người bệnh gout nên ăn gì? 10 Thực phẩm tốt cho người bị gút

1. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có thể điều hòa nồng độ axit uric trong máu, đưa hàm lượng axit uric gần về chỉ số bình thường. Vì vậy, người bệnh gout nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt chuông, cam, kiwi, dứa, quýt…

2. Hoa quả, rau củ

Đây dường như là nhóm thực phẩm lành mạnh vô cùng tốt không chỉ riêng với người bệnh gút. Chúng cung cấp chất xơ, vitamin dồi dào, hạn chế sưng viêm, làm giảm triệu chứng đau nhức. Có thể kể đến một số loại trái cây, rau củ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể như: cherry, dưa chuột, cà chua, bí đỏ, bí xanh, rau cần tây…

Tuy nhiên, cần tránh xa những loại rau củ quả có chứa nhiều purin như đã nêu ở trên.

Bị gút nên ăn thêm rau củ và hoa quả

3. Thịt trắng

Thịt trắng (thịt cá, thịt gia cầm như gà, vịt…) là loại thịt cần có trong thực đơn ăn uống của người bệnh gút. Loại thịt này cung cấp nhiều chất đạm, nhưng lại chứa ít hàm lượng purin nên người bệnh gout hoàn toàn có thể dùng được.

Lượng thịt trắng mà người bệnh gout có thể tiêu thụ được là: 100-150 gam mỗi ngày, nhưng không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến cơ thể dư thừa đạm, làm cho các triệu chứng bệnh gout bùng phát dữ dội hơn.

Một số loại thịt trắng thường mà bệnh nhân gout có thể dùng được đó là: ức gà, thịt nạc thăn, thịt cá chép, cá quả…

Bị gút nên bổ sung thịt trắng

4. Trứng

Trứng bổ dưỡng, chứa nhiều canxi, khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch cũng như sức khỏe xương khớp. Do vậy, người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng trứng trong bữa ăn.

5. Cà phê

Mọi người thường nghĩ rằng cafe không tốt cho sức khỏe, nhưng thực sự không phải hoàn toàn như vậy. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, cà phê có khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu mà gout gây ra, cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout ở nhiều người:

  • Nhờ tính lợi tiểu, cà phê giúp hệ bài tiết tăng quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Làm tăng khả năng của các enzym phân hủy purin, do đó điều tiết được lượng axit uric phát sinh.
  • Trong cà phê còn có chứa polyphenol, hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn quá trình sản xuất axit uric.

Thế nên, người bệnh gout có thể sử dụng cafe điều độ để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa bệnh tái phát và giúp khắc phục triệu chứng của gout.

Bệnh gout có thể uống cà phê

6. Dầu thực vật, dầu oliu

Tiếp theo trong danh sách những loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout phải kể đến đó là các loại dầu thực vật, dầu oliu. Nhờ có tỷ lệ chất béo bão hòa thấp hơn nhiều so với các loại dầu động vật, nhóm dầu ăn từ thực vật, cụ thể là dầu oliu sẽ giúp hạn chế quá trình hình thành cholesterol và axit uric trong cơ thể. Chưa kể, loại dầu này cũng cung cấp một lượng chất chống oxy hóa và chống viêm rất tốt cho xương khớp.

Người bệnh nên dùng dầu thực vật, dầu oliu trong quá trình nấu ăn, tuy nhiên tránh dùng bếp với nhiệt độ lửa quá mạnh vì có thể sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.

Dầu o liu rất lành tính, an toàn cho người bệnh gút

7. Trà xanh

Trà xanh cũng là thực phẩm mà người bệnh gout không thể bỏ qua, đây là thảo dược tự nhiên có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn bệnh gout tiến triển, kiểm soát ổn định lượng axit uric có trong máu.

Người bệnh có thể đun nước trà xanh uống hàng ngày, tuy nhiên cần lựa chọn trà xanh có chất lượng tốt, không bị nhiễm hóa chất kích thích phát triển thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…

Bệnh gout nên uống trà xanh

8. Ngũ cốc

Nếu đang cảm thấy sưng đau các khớp do gout gây ra thì người bệnh không thể bỏ qua các loại ngũ cốc trong thực đơn dinh dưỡng. Đây là loại thực phẩm có thể dùng hằng ngày được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là an toàn cho sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, ngũ cốc cũng là loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm thiểu tác động của bệnh gout lên xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh gout nên lựa chọn những loại ngũ cốc không đường hoặc ít đường, đặc biệt nên tránh sử dụng ngũ cốc yến mạch.

9. Các chế phẩm từ sữa và đậu nành

Các chế phẩm từ sữa và đậu nành cũng là loại thực phẩm lành tính mà người bệnh gout nên sử dụng. Đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh gout, hạn chế viêm khớp do bệnh gout gây ra.

Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa và đậu nành còn giúp hạn chế sự tăng bất thường nồng độ axit uric trong máu, ngăn chặn bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Sữa và đậu nành rất tốt cho người bệnh gút

10. Uống đủ nước

Người bệnh gout cần được bổ sung đầy đủ nước thường xuyên và hàng ngày. Bởi nước giúp tăng khả năng đào thải axit uric trong máu, ngăn chặn bệnh phát triển mạnh, tăng cường trao đổi chất và nhờ đó giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Người bệnh nên uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước, có thể sử dụng nước ép từ các loại hoa quả không chứa purin để uống xen kẽ với nước lọc, giúp tăng đề kháng hiệu quả và khiến người đỡ mệt mỏi.

Hy vọng rằng những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc: người bệnh gout kiêng ăn gì, nên ăn gì để giúp họ tránh khỏi những mối nguy hại khi sử dụng thực phẩm không đúng, và sử dụng thực phẩm đúng cách hơn. Chúc bạn và những người bệnh gout sẽ sớm vượt qua bệnh lý này, luôn duy trì nồng độ axit uric ở mức bình thường.

Lên đầu trang
Loading