Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị 

2022-11-23 15:01:00

Rối loạn lo âu cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hiện đại và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trạng thái tâm lý bất ổn gây ra nhiều tác động xấu đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị dứt điểm bệnh này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nội dung chi tiết ở bài viết này nhé!

I - Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Lo âu là khi mọi người phải đối diện với một vấn đề, mối đe dọa của tự nhiên, xã hội. Đó là những lo âu thông thường có thể tạm thời hoặc mất đi sau khi các vấn đề được giải quyết.

Trong khi đó rối loạn lo âu có tên tiếng Anh là Anxiety disorder - để chỉ cảm xúc lo âu quá mức hoặc kéo dài xâm chiếm người bệnh. Chứng rối loạn này không tương xứng trước những mối đe dọa không thực tế kèm theo trạng thái mơ hồ. Người bệnh luôn xuất hiện ý nghĩ hay hành động vô lý hay quá mức.

Rối loạn lo âu khiến người bệnh không điều chỉnh được bản thân kèm theo biểu hiện đau đầu, đứng ngồi không yên, trạng thái bất an gây cảm trở công việc cùng cuộc sống. Tình trạng rối loạn lo âu này thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và phổ biến ở độ tuổi 25 - 44 tuổi.

chứng rối loạn lo âu là gì

Bệnh rối loạn lo âu tạo ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

II - Các loại rối loạn lo âu thường gặp

Chứng bệnh rối loạn lo âu xảy ra trong từng hoàn cảnh sẽ được định nghĩa theo cách khác nhau. Dưới đây là 6 loại rối loạn mà mọi người thường gặp nhất gồm:

1. Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)

GAD là hiện tượng lo lắng, sợ hãi kéo dài, bận tâm về mọi vấn đề trong cuộc sống như công việc, sức khỏe, gia đình mà không thể nào kiểm soát được. Khi rơi vào tình trạng này người bệnh thường có các triệu chứng như bồn chồn, hồi hộp, mất ngủ, giật mình, run rẩy, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiểu nhiều lần, rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích...

2. Rối loạn hoảng sợ

Tình trạng nỗi lo sợ lặp đi lặp lại như sợ hãi một đối tượng hay sự việc nào đó: sợ đi máy bay, sợ tàu xe, sợ đi ngoài đường nhiều xe cộ…. Nỗi lo lắng xuất hiện bất ngờ thường đi liền với các biểu hiện khác như khó thở, chóng mặt, đau ngực….

3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Người bệnh luôn bị những suy nghĩ, hình ảnh khó chịu chẳng hạn như sợ bị nhiễm trùng, sợ bẩn, sợ bị mất tiền…. Khi đó trong tiềm thức người bệnh cố gắng thực hiện 1 hành động nào đó nhiều lần để xua tan ám ảnh. Chẳng hạn người bệnh rửa tay, kiểm tra ví hoặc mở cúc áo, xoay bút thường xuyên.

rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người bị ám ảnh cưỡng chế luôn thực hiện một hành động bất kỳ nhiều lần

4. Rối loạn lo âu xã hội

Tình trạng này đôi khi được gọi là “ám ảnh sợ xã hội” đặc biệt là trong những tình huống phải trình diễn trước đám đông. Họ thường cảm thấy rất sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, sợ bị người nhận chê bai phán xét xúc phạm mình. Người bệnh băn khoăn nhiều ngày, nhiều tuần trước khi có hoạt động nào đông người tham gia.

5. Rối loạn lo âu chia ly

Chứng rối loạn lo âu chia ly là cảm giác sợ hãi khi nói lời tạm biệt với người đã gắn kết trước đó. Trạng thái tâm lý này xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc trẻ trong đội tuổi thiếu niên.

Đa số trẻ nhỏ lo lắng khi bố, mẹ không quay lại khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường mới. Đối tượng thanh thiếu niên thường sợ hãi chia ly do những cuộc chia tay trong quá khứ.

6. Rối loạn lo âu bệnh tật

Đây là hiện tượng người không có dấu hiệu bệnh gì hoặc có biểu hiện nhỏ nhưng luôn lo lắng bản thân đã mắc bệnh hiểm nghèo. Họ sợ mình mắc ung thư, viêm não, viêm phổi, đột quỵ,... từ những biểu hiện nhỏ nhất trên cơ thể.

Mặc dù các bác sĩ đã chẩn đoán, kiểm tra cẩn thận về tình trạng hiện tại nhưng họ không yên tâm. Nhiều trường hợp còn lên Google tra cứu thông tin về những thay đổi trên cơ thể. Thậm chí nhiều người còn từ chối các hoạt động, địa điểm hoặc mối quan hệ xã hội có nguy cơ khiến họ mắc bệnh.

nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lo âu

Người bệnh luôn lo lắng bản thân bị mắc bệnh nào đó nguy hiểm

III - Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thuộc về trạng thái tâm lý nên ở mỗi người sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau. Căn cứ vào các biểu hiện điển hình của bệnh chúng tôi sẽ tổng hợp cụ thể dưới đây:

1. Lo lắng, thiếu an tâm với mọi việc

Người bệnh thường có tâm lý lo lắng, hoảng loạn đối với tất cả các hoạt động, sự kiện diễn ra xung quanh. Cảm xúc này sẽ không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào. Mức độ lo lắng tăng dần theo thời gian, về lâu dài sẽ gây ra biến đổi cảm xúc, hoang tưởng tâm thần tác động đến sức khỏe chung.

2. Cơ thể mệt mỏi

Suy nghĩ nhiều khiến cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi khó có thể ngủ ngon giấc, sâu giấc. Chất lượng giấc ngủ kém khiến người bệnh thiếu năng lượng để thực hiện các công việc sinh hoạt hằng ngày dù là nhỏ nhất.

3. Rối loạn giấc ngủ

Người bệnh thường khó bước vào giấc ngủ, đôi khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi muốn ngủ nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo. Thậm chí là nhiều người còn thức trắng đêm trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Hiện tượng giấc ngủ rối loạn kéo dài khiến cơ thể suy nhược và biến chứng nhiều bệnh lý khác.

triệu chứng rối loạn lo âu

Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm là biểu hiện điển hình của rối loạn lo âu

4. Hay cáu gắt, dễ bị kích động

Thống kê phải đến hơn 90% người bị rối loạn lo âu thường có xu hướng rất dễ kích động, cáu gắt hơn so với những người bình thường. Họ nhạy cảm, dễ bị kích động ngay cả đối với những vấn đề nhỏ nhất trong cuộc sống đời thường.

5. Khó tập trung

Cảm giác lo lắng kéo dài khiến người bệnh khó có thể tập trung vào công việc nào đó khiến cho việc học tập, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Ngoài ra, tùy theo trạng thái và cơ địa thì bệnh nhân rối loạn lo âu còn xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Người lạnh tê tái, gan bàn chân và tay ra mồ hôi.
  • Người bệnh bị khó thở hoặc thở gấp hơn so với bình thường.
  • Tim đập nhanh hơn so với bình thường kéo theo biểu hiện buồn nôn, miệng khô.

IV - Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu

Y học hiện nay vẫn chưa đưa ra những lý do chính xác dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu. Dựa trên những số liệu thống kê chúng ta có thể thấy rằng rối loạn lo âu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

1. Tình trạng stress, căng thẳng kéo dài

Cuộc sống nhanh và ngày càng hiện đại khiến cho con người thường xuyên chịu ảnh hưởng từ công việc và vấn đề đời sống. Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn lo âu. Đặc biệt thường xảy đến với những người gặp biến cố gia đình, thất nghiệp, sự mất mát người thân….

2. Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc thường xuyên

Đối tượng hay sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc chất gây nghiện có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu. Đây là biến chứng phụ gây tác động đến sức khỏe khi sử dụng các dòng thuốc đặc trị.

nguyên nhân gây rối loạn lo âu

Sử dụng nhiều thuốc an thần khiến trạng thái tâm lý ảnh hưởng

3. Di truyền

Yếu tố di truyền cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về tâm lý. Nếu người thân trong gia đình bạn có tiền sử bị các bệnh về tâm lý thì nguy cơ con cái cũng gặp phải loại bệnh này.

V - Cách chữa trị dứt điểm chứng rối loạn lo âu

Sau khi được thăm khám và chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh, các chuyên gia sẽ tư vấn phương pháp chữa rối loạn lo âu cho từng bệnh nhân. Hiện nay có các phương pháp điều trị rối loạn lo âu chủ yếu như sau:

1. Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý

Điều trị trạng thái tâm lý là chọn lựa hàng đầu bởi hiệu quả, an toàn và được nhiều bệnh nhân tìm đến. Phương pháp này người bệnh sẽ được bác sĩ tâm lý trò chuyện, tâm sự và giải tỏa những vấn đề mà người bệnh gặp phải.

Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sinh hoạt khoa học, lối suy nghĩ tích cực để cân bằng cuộc sống. Biện pháp này nên dụng song song với các biện pháp khác để mang lại hiệu quả toàn diện cho người bệnh.

2. Cân bằng dinh dưỡng và sinh hoạt

Tạo dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp là cách giảm rối loạn lo âu nhanh chóng. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi trong hành trình thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt:

  • Thư giãn cơ thể bằng các bài tập yoga hoặc hoạt động hít thở sâu để cân bằng cảm xúc, giảm áp lực xung quanh.
  • Tránh xa các chất gây hại hệ thần kinh và khiến tim đập nhanh như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...
  • Thiết lập chế độ ngủ nghỉ khoa học để cơ thể tái tạo năng lượng hoạt động nhanh chóng.
  • Bổ sung thực phầm giàu chất kẽm hoặc đồ ăn lên men như: sữa chua, socola đen, rau cải chua,... Các món ăn này giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng sản sinh serotonin - hormone hạnh phúc.
  • Tham gia trải nghiệm, khám phá ở những môi trường mới để giúp bản thân xua tan căng thẳng.
  • Tập thể dục và dành nhiều thời gian để giao lưu, gặp gỡ với người bạn yêu thích.
xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Cần tạo dựng chế độ ăn uống khoa học nhất

3. Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông, Tây y

Thuốc Tây có thể hỗ trợ chữa chứng rối loạn lo âu như: nhóm thuốc ức chế beta, nhóm chống trầm cảm, nhóm thuốc chống lo âu,...

Tuy nhiên thời gian thuốc có tác dụng tương đối chậm nên người bệnh nên kiên trì thực hiện. Khi sử dụng thuốc người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ. Người bệnh cũng cần phải tái khám định kỳ để kiểm tra chức năng gan, thận.

Đông y cũng là cách điều trị rối loạn lo âu được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên đa phần hiện nay trên thị trường chủ yếu là Đông y truyền thống được bào chế từ các loại thảo dược thông thường nên khó có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Chưa kể những ảnh hưởng từ hóa chất lên các dược liệu bào chế thuốc còn gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.

Vì vậy để cải thiện bệnh rối loạn lo âu thì người bệnh nên tìm đến các dòng sản phẩm Đông y thế hệ 2 với hiệu quả ưu việt. Dược liệu bào chế các phương thuốc có xuất xứ trong tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Khi thực hiện đúng liệu trình điều trị thì chứng rối loạn lo âu sẽ thuyên giảm trong thời gian ngắn.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading