Gợi ý 9 loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt, an toàn 

2021-11-28 14:48:09

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ vì làm cản trở đến sinh hoạt và tạo cảm giác khó chịu cho sức khỏe. Vậy nên để cải thiện cơn đau nhanh chóng thì nhiều người lựa chọn uống thuốc đau bụng kinh để giảm nhanh biểu hiện khó chịu tại vùng bụng. Hãy cùng chúng tôi khám phá các loại thuốc uống đau bụng kinh an toàn, hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!

I - Khi nào nên dùng thuốc đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là trạng thái xung quanh bụng có các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội khi “tới ngày” hoặc đau trong cả ngày hành kinh. Mức độ cơn đau nghiêm trọng hoặc thoáng qua sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Cơn đau bụng làm cản trở đến thói quen sinh hoạt, giảm hiệu suất công việc và khiến chị em trở nên khó chịu. Vì vậy dùng thuốc đau bụng kinh là cách được thực hiện để áp chế cơn đau, tạo cảm giác dễ chịu cho chị em khi đến tháng.

Thuốc giảm đau được sử dụng hợp lý nhất trước 1 - 2 ngày hành kinh hoặc khi cơn đau bắt đầu khởi phát. Thuốc giảm đau bụng kinh nên uống sau bữa ăn nhằm hạn chế tổn thương đường tiêu hóa.

Nếu chỉ là cơn đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, đau lâm râm thì chị em phụ nữ có thể nằm nghỉ, dùng nước ấm chườm lên bụng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng… Các đối tượng dưới đây được khuyến cáo nên dùng thuốc uống đau bụng kinh:

  • Đau bụng kinh trầm trọng: Dùng thuốc khi cơn đau quá mức khiến cho chị em không thể làm việc hoặc sinh hoạt đồng thời đau bụng làm cho cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém.
  • Đau bụng kinh kéo dài: Cơn đau diễn ra liên tục nhiều ngày khiến sức khỏe kiệt quệ, không đủ sức để hoạt động mặc dù đã tiến hành chườm ấm, massage nhưng cơn đau không thuyên giảm.
  • Đau bụng kinh diễn ra thường xuyên: Cơn đau diễn ra ở hầu hết các chu kỳ kinh nguyệt (cơn đau xảy ra đều đặn mỗi khi “tới tháng”) thì nên dùng thuốc.
  • Các trường hợp khác: Dùng thuốc giảm đau kinh nguyệt khi tham gia hoạt động hoặc sự kiện mà không muốn cơn đau làm “cản trở” đến dịp quan trọng.
đau bụng kinh nên uống thuốc gì

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh nên lựa chọn phù hợp, an toàn

II - Đau bụng kinh nên uống thuốc gì?

Để cơn đau khó chịu ở vùng bụng được cải thiện nhanh chóng thì người bệnh có thể tìm đến các loại thuốc an toàn, thông dụng trên thị trường. Dưới đây là một số loại thuốc đau bụng kinh chị em nên sử dụng:

1. Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương

Theo Đông Y, trên 90% các trường hợp đau bụng kinh là do khí huyết lưu thông kém tại vùng tử cung. Từ đó làm tăng cường hoạt động co bóp ở tử cung nhằm đưa máu dễ dàng hơn ra ngoài âm đạo. Ngoài ra, đau bụng kinh còn do rối loạn nội tiết, nguyên nhân này gây sự bất thường về kinh nguyệt, tăng co bóp tử cung và làm cơn đau bụng kinh dữ dội hơn.

Do đó các loại thuốc uống đau bụng kinh cần tăng cường máu lưu thông, làm tan cục máu đông tại tử cung và ổn định nội tiết tố là ưu tiên hàng đầu. Nhờ vậy mà sẽ ngăn chặn tử cung co thắt quá nhiều gây ra đau bụng mỗi khi tới kỳ kinh.

Hiện nay, các sản phẩm Đông Y thế hệ 2 đáp ứng hầu hết các mục tiêu trong điều trị đau bụng kinh, tạo sự an toàn cho sức khỏe người dùng. Trong đó Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất được chị em phụ nữ tin dùng.

Sản phẩm giúp “đánh tan” huyết ứ, huyết hư lắng đọng tại vùng tử cung. Ngoài ra, sản phẩm có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng nội tiết tố, và giảm rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ từ đó hạn chế tái phát đau bụng kinh.

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương được bào chế tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất - đơn vị sở hữu dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại. Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia. Thành phần sản phẩm hoàn toàn là thảo dược, được kiểm soát nghiêm ngặt. Do đó khách hàng yên tâm khi dùng Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương mà không xuất hiện các phản ứng phụ.

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương

Viên uống giúp lưu thông khí huyết, cân bằng nội tiết, ổn định chức năng ở tử cung

2. Thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid (NSAID)

Nhóm thuốc uống đau bụng kinh giúp khắc chế cơn đau trong ngày đèn đỏ của chị em phụ nữ với các dòng tiêu biểu như:

  • Ibuprofen: loại thuốc có khả năng cải thiện cơn đau bụng kinh từ nhẹ đến trung bình. Người dùng uống 200 - 400mg/lần với tần 2 - 3 lần/ngày nhưng không vượt quá 1200mg. Tác dụng phụ khi uống thuốc giảm đau bụng kinh Ibuprofen đó là: khó ngủ, táo bón, hoặc đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, chóng mặt, bồn chồn lo lắng.
  • Diclofenac: Thuốc cải thiện triệu chứng đau bụng kinh cho chị em khi tới kỳ hành kinh. Chị em nên uống thuốc giảm đau kinh nguyệt từ 2 - 3 lần/ngày, đối với các em bé từ 14 - 17 tuổi thì uống 75 - 100mg/lần còn người lớn thì uống 50 - 150mg/lần. Thuốc diclofenac phát sinh các phản ứng phụ như: đi ngoài phân lỏng, suy giảm chức năng gan thận, tăng men gan, viêm loét dạ dày…
  • Naproxen: Thuốc có công dụng giảm đau bụng kinh cho phái nữ mỗi khi “rụng dâu”. Thuốc mỗi ngày uống 2 lần với định lượng từ 250 - 500mg/lần (dùng tối khoảng 1000 - 1250mg). Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đau tức vùng thượng vị.
  • Axit mefenamic: Loại thuốc giúp khắc phục triệu chứng đau bụng kinh cho chị em phụ nữ. Mỗi ngày dùng 1 lần với liều lượng 500mg, khi uống kéo dài chỉ nên dùng 250mg/lần, ngày uống 3 - 4 lần. Thuốc axit mefenamic dễ gây phản ứng buồn nôn, chảy máu đường tiêu hóa, khó thở, tăng men gan, đầy hơi, suy thận, viêm thận mô kẽ, giảm bạch cầu… cho người bệnh.

3. Thuốc đau bụng kinh màu hồng Cataflam

Sản phẩm Cataflam được sản xuất bởi hãng dược phẩm Novartis, Thụy Sỹ. Hoạt chất có trong sản phẩm này là diclofenac kali có khả năng xoa dịu cơn đau khi đến tháng từ mức độ nhẹ đến vừa từ đó tạo cảm giác dễ chịu cho chị em. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp giảm đau nhanh trong các trường hợp mắc bệnh lý phụ khoa.

Liều dùng thuốc giảm đau kinh nguyệt:

  • Phụ nữ trưởng thành bị đau bụng kinh tiên phát (không liên quan đến bệnh lý) dùng khoảng 50 - 150mg/ngày với 2 - 3 lần uống. Nếu mức độ nặng, bác sĩ có thể cho người dùng với liều tối đa là mỗi ngày 200mg.
  • Nếu đau bụng kinh nhẹ: mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần, tổng liều dùng mỗi ngày khoảng 75 - 100mg.

Thuốc uống đau bụng kinh Cataflam dễ phát sinh các phản ứng như: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, nổi phát ban, mẩn ngứa, chóng mặt, nhức đầu.

thuốc đau bụng kinh màu hồng

Thuốc chữa đau bụng kinh màu hồng được dùng phổ biến trên thị trường

4. Thuốc giảm đau bụng kinh Paracetamol

Paracetamol có khả năng giảm cơn đau bụng kinh từ nhẹ đến vừa thông qua cơ chế kìm hãm sự hình thành của hợp chất gây ra tín hiệu đau ở vùng não bộ. Ngoài ra thành phần có trong paracetamol còn giảm các cơn co thắt khó chịu tại vùng cơ tử cung.

Liều dùng: Uống từ 325 - 650 mg/lần, mỗi lần uống cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Thuốc nên được sử dụng sau bữa ăn để giảm tổn thương ở dạ dày và đường tiêu hóa. Các đối tượng mắc bệnh về gan thận, bệnh phổi hoặc thiếu máu thì không nên dùng Paracetamol.

5. Thuốc đau bụng kinh Mofen 400

Mofen có chứa hoạt chất chính là ibuprofen có khả năng xoa dịu cơn đau từ nhẹ đến vừa. Người bệnh nên dùng thuốc giảm đau kinh nguyệt sau ăn với liều lượng khoảng 1 - 2 viên/lần. Các lần dùng thuốc uống đau bụng kinh tiếp theo trong ngày cần cách lần uống trước đó từ 4 - 6 giờ.

Thuốc Mofen không dùng quá 6 viên/ngày và tránh sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, người đang mang bầu, nuôi con nhỏ hoặc các đối tượng mắc bệnh suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa.

Sử dụng thuốc đau bụng kinh Mofen có thể gặp các hiện tượng như: nổi mẩn đỏ mề đay, người mệt mỏi, viêm đại tràng, trầm cảm, mất ngủ, táo bón, người mệt mỏi, dị ứng, viêm loét dạ dày - tá tràng.

6. Thuốc chống co thắt Hyoscinum và Alverin

Thuốc giảm đau bụng kinh Hyoscinum và Alverin được khuyến cáo sử dụng cho chị em phụ nữ. Các dòng thuốc này có hiệu quả vượt trội trong việc giảm đau, loại bỏ cảm giác khó chịu khi đến tháng.

  • Thuốc Hyoscinum: giảm đau bụng kinh nhờ khả năng kìm hãm chức năng của hệ thần kinh giao cảm, giảm co bóp quá mức ở tử cung. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc uống đau bụng kinh hyoscinum đó là: dị ứng da, tiểu tiện ít hơn, khô miệng, tim đập nhanh.
  • Thuốc Alverin: hạn chế các cơn đau bụng nhờ cơ chế giảm mức độ co bóp tại khu vực tử cung khi đến tháng. Phụ nữ trưởng thành và bé gái từ 12 tuổi trở lên nên uống 1 - 3 lần/ngày, khoảng 60 - 120mg/ngày. Thuốc giảm đau kinh nguyệt Alverin dễ dẫn đến các vấn đề như: nổi mề đay, dị ứng thuốc, khó thở, vàng da, vàng mắt, người sưng phù, buồn nôn…
thuốc uống đau bụng kinh

Nhóm thuốc chống co thắt tạo cảm giác dễ chịu khi đến tháng

7. Thuốc tránh thai

Cơ chế của thuốc tránh thai trong việc giảm đau bụng kinh là ổn định hormone đẻ hạn chế sản xuất prostaglandin nhiều quá mức. Từ đó làm giảm sự dày lên của niêm mạc tử cung, và giúp hạn chế cơn đau bụng kinh.

Dòng thuốc tránh thai có thể sử dụng nhằm giảm đau bụng kinh bao gồm:

  • Thuốc tránh thai uống mỗi ngày: Có thể là loại 21 viên hoặc loại 28 viên.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: nên uống khi có sự hướng dẫn của bác sĩ bởi dễ tác động tới chức năng sinh sản.

Tuy nhiên lạm dụng thuốc đau bụng kinh từ thuốc tránh thai dễ gây hại tới sức khỏe như: đau tức ngực, khó kiểm soát trọng lượng cơ thể, làm tâm trạng thay đổi thất thường.

8. Thuốc giảm đau bụng kinh Metalam

Thuốc giảm đau kinh nguyệt, giảm viêm nhiễm phụ khoa Metalam là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Thành phần có trong Metalam đó là diclofenac kali 25mg/viên với liều lượng sử dụng như sau:

Cơn đau cấp tính không liên quan đến bệnh lý thì uống dạng giải phóng nhanh với 3 lần/ngày, tổng mỗi ngày dùng 50mg. Nếu cơn đau tái phát cần tăng liều lên khoảng 100mg/ngày, chia mỗi ngày khoảng 3 lần uống (ngày đầu tiên uống không nhiều hơn 200mg, các ngày kế tiếp thì tối đa chỉ dùng 150mg).

Thuốc uống đau bụng kinh Metalam có thể gây ra các bất thường như: khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, chảy máu đường tiêu hóa, viêm ruột, táo bón, viêm tụy, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ…

9. Viên thuốc đau bụng kinh Papaverin

Thuốc giảm đau bụng kinh Papaverin có hoạt chất hydrochloride xuất xứ từ cây hoa anh túc. Papaverin làm dịu cơn đau từ việc chống co thắt cơ trơn tử cung tạo cảm giác dễ chịu cho chị em khi gần “ngày hành kinh”.

Liều dùng đường uống của Papaverin đó là: Uống 2 - 3 lần/ngày với định mức khoảng 40 - 100mg/lần. Nếu sử dụng viên có tác dụng kéo dài thì uống 2 lần/ngày, uống 1 viên/lần.

Thuốc chữa đau bụng kinh Papaverin gây phản ứng phụ như rối loạn chức năng gan, hoa mắt, nhức đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn. Trên thực tế đã ghi nhận người dùng thuốc này theo đường tiêm mạch nhanh gây ngừng hô hấp hoặc tử vong.

đau bụng kinh uống thuốc gì

Thuốc Papaverin có thành phần làm từ cây hoa anh túc

III - Lưu ý khi dùng thuốc uống đau bụng kinh

Để việc sử dụng thuốc giảm đau kinh nguyệt an toàn, hiệu quả thì mọi người cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ. Đồng thời cần nghiêm túc thực hiện các vấn đề dưới đây:

  • Trước khi uống thuốc đau bụng kinh, cần tìm hiểu các hoạt chất có trong thuốc, tác dụng của thuốc, định mức sử dụng để uống thuốc đúng cách.
  • Các đối tượng mắc bệnh dạ dày, suy thận, hoặc hen suyễn… không nên uống thuốc để tránh bệnh chuyển biến nặng.
  • Cần cung cấp các thông tin với bác sĩ về tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng dị ứng để hạn chế các phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng thuốc.
  • Chị em không nên sử dụng thuốc kéo dài so với hướng dẫn dùng thuốc vì dễ phát sinh hậu quả không tốt cho sức khỏe.
  • Khi uống thuốc giảm đau bụng kinh nên dùng với nước lọc để cơ thể hấp thu các chất hiệu quả.
  • Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, chị em nên áp dụng thêm các biện pháp khác như: vận động nhẹ, massage bụng dưới, chườm ấm…

Trên đây là các thông tin liên quan về thuốc đau bụng kinh mà bạn cần biết, mong rằng các chị em sẽ dùng loại thuốc này hiệu quả và an toàn. Chúc các chị em sẽ không còn đau bụng nhiều trong những ngày “đèn đỏ”, luôn xinh đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống nhé.

Lên đầu trang
Loading
Trang chủ Hữu ích
Sản phẩm
Liên hệ