Bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày nên uống gì để bớt khó chịu?

2022-11-18 11:03:00

Những cơn chóng mặt, hoa mắt thường đến khá bất chợt nên lúc đó nếu nắm được khi bị chóng mặt nên uống gì để nhanh đỡ choáng váng, hoa mắt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những loại đồ uống nên sử dụng và các loại thức uống nên tránh khi bị hoa mắt, chóng mặt.

I - Đồ uống tác động tới cơn chóng mặt, hoa mắt thế nào?

Những loại đồ uống có thể giúp giảm sự khó chịu từ những cơn hoa mắt, chóng mặt qua nhiều con đường khác nhau & đồ uống cũng có thể là lý do tạo ra các cơn choáng váng. Nắm được những cơ chế tác động & cách sử dụng phù hợp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Theo các nhà khoa học, đồ uống có thể ảnh hưởng tới cơn chóng mặt qua các cơ chế sau:

  • Tác động tới hệ thần kinh: Nhiều loại đồ uống khi sử dụng đúng cách sẽ giúp hệ thần kinh được điều hòa và cảm thấy dễ chịu hơn. Cũng có những loại sẽ giúp máu lưu thông tới não tốt hơn, giúp não làm việc hiệu quả hơn và giảm triệu chứng choáng váng.
  • Thay đổi đường huyết: Rất nhiều loại đồ uống sẽ hỗ trợ điều chỉnh lại đường huyết, từ đó làm giảm cơn chóng mặt. Tuy nhiên dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược.

chóng mặt là sao

II - Nên uống gì để bớt chóng mặt, hoa mắt?

Những đồ uống giúp kiểm soát hiệu quả những cơn chóng mặt tức thời thường dễ kiếm tìm, ít tốn kém như gừng, chanh, đường, nước lọc.

1. Trà/ nước gừng

Theo y học hiện đại, gừng chứa một số hoạt chất rất tốt cho việc lưu thông máu lên não như gingerol, zingiberene. Không những vậy gừng cũng hỗ trợ giảm co thắt mạch máu, từ đó giúp máu và oxy lưu thông tốt hơn. Vì vậy nhâm nhi một tách trà hoặc nước gừng để giảm nhẹ các triệu chứng chóng mặt, buồn ói và các triệu chứng chóng mặt khác.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị một củ gừng tươi và rửa sạch
  • Bước 2: Gọt vỏ gừng và giã nhuyễn
  • Bước 3: Cho gừng đã giã nhuyễn vào 1 ly nước ấm rồi khuấy đều. Hoặc bạn có thể cho vào 1 ấm trà nóng. Ngâm gừng trong khoảng 5 - 10 phút sau đó thưởng thức. Có thể cho thêm chanh hoặc mật ong vào.

Bạn nên kiên trì uống nước, trà gừng mỗi ngày để hỗ trợ hạn chế chứng hoa mắt, chóng mặt.

XEM THÊM: Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?

chóng mặt uống trà gừng

2. Nước pha với mật ong

Mật ong chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và còn có thêm đặc tính chống viêm rất tốt. Vì vậy khi bị hoa mắt, chóng mặt bạn có thể sử dụng mật ong để nhanh chóng cung cấp thêm dinh dưỡng cũng như tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng trực tiếp 1 - 2 thìa mật ong nguyên chất. Nếu bạn cảm thấy mật ong quá ngọt cũng có thể pha loãng với nước ấm.

chóng mặt uống nước mật ong

3. Nước đường

Nước đường luôn là thức uống được sử dụng nhiều mỗi khi bị chóng mặt, hoa mắt. Đó là bởi đường giúp nhanh chóng cân bằng lại đường huyết và công đoạn pha cũng rất nhanh chóng. Bạn chỉ cần cho đường vào 1 ly nước ấm và khuấy đều là có thể sử dụng. Sau khi uống hãy nằm nghỉ ngơi và theo dõi thêm. Nếu cơn chóng mặt không đỡ cần thăm khám y tế để có hướng xử lý thích hợp.

chóng mặt uống nước đường

4. Nước chanh

Hàm lượng axit citric và vitamin C rất cao trong chanh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng nâng cao hệ thống miễn dịch và bổ sung thêm một chút năng lượng, từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt khá tốt. Ngoài ra chanh cũng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao nên rất tốt cho người bị chóng mặt do nguyên nhân từ vi khuẩn, bệnh lý.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy vắt chanh vào 1 ly nước ấm & cho thêm một chút đường. Khuấy đều và thưởng thức.

chóng mặt uống nước chanh

5. Nước lọc

Đôi khi nguyên nhân của những cơn chóng mặt đơn giản là do cơ thể đang mất nước, vì vậy bổ sung ngay 1 ly nước là cách dễ và nhanh chóng nhất để bạn giảm hoa mắt, choáng váng. Đặc biệt những người làm văn phòng, người hay ngồi trong điều hòa lâu, người lao động ngoài trời cần phải bổ sung nước liên tục để tránh gặp phải các cơn chóng mặt khó chịu

THAM KHẢO: Các loại thuốc điều trị chóng mặt

III - Chóng mặt nên tránh những đồ uống nào?

Ngoài việc quan tâm khi bị chóng mặt nên uống gì để nhanh hết, bạn cũng cần chú ý tới các loại đồ uống nên tránh sau:

1. Rượu bia

Uống nhiều bia rượu làm giảm đi lượng đường trong máu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Đây là một trong những lý do dẫn đến chóng mặt, xây xầm.

Mặt khác thói quen dùng bia rượu, đồ uống kích thích trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc ngủ không sâu giấc sẽ khiến bạn bị nôn nao, chóng mặt vào ngày hôm sau.

chóng mặt tránh uống rượu bia

2. Cà phê

Những đồ uống chứa caffein như cà phê, trà sẽ làm tăng nhịp tim của bạn, khi sử dụng quá nhiều caffein bạn thường cảm thấy chóng mặt, người nôn nao, chân tay bủn rủn. Lúc này chúng ta cần uống nhiều nước lọc và nghỉ ngơi cho lại sức. Những người không thường xuyên uống cà phê thì việc lâu lâu uống một ly đậm đặc rất dễ bị say. Bởi vậy những lần sau bạn nên chú ý đến lương cà phê mỗi khi pha để tạo hương vị đậm đà, vừa phải.

Những thức uống quen thuộc trên chỉ giúp cắt cơn chóng mặt tạm thời, phù hợp với những người bị chóng mặt nhẹ, mới khởi phát. Còn với những người hay bị chóng cần có một phương pháp điều trị chủ đạo để dứt điểm bệnh. Hạn chế tái phát dẫn tới những hệ lụy sức khỏe không đáng có.

3. Đồ uống có gas

Những loại thức uống có gas như nước ngọt, nước tăng lực thường chứa lượng carbon dioxide (CO2) rất lớn. Khi uống vào cơ thể sẽ làm mất cân bằng chất lỏng và điện giải trong cơ thể. Ngoài ra CO2 giải phóng trong cơ thể sẽ tạo áp lực lên dạ dày và gây ra đầy bụng, căng thẳng, chóng mặt. Ngoài ra những đồ uống có gas đa phần chứa rất nhiều đường, hàm lượng đường quá lớn cũng sẽ tạo ra cơn hoa mắt, chóng mặt.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading