I - Nha đam có chữa được dạ dày không?
Nha đam hay lô hội là nguyên liệu dễ kiếm trong tự nhiên với khả năng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Dưới góc nhìn của Đông y, nha đam tính hàn, vị đắng có khả năng loại bỏ độc tố, nhuận tràng, thanh nhiệt cho cơ thể. Vì thế nha đam là nguyên liệu tự nhiên giúp mọi người tự chữa bệnh dạ dày tại nhà hiệu quả.
Tây y đánh giá nha đam là thực vật mọng nước với nhiều nhóm vitamin như E, C, B, acid amin và vi khoáng quan trọng khác. Các hoạt chất tiến hành ngăn chặn sự hình thành và lây lan của vết loét tại niêm mạc dạ dày hiệu quả.
Nha đam chữa dạ dày tốt còn do các chất kháng viêm giúp chặn đứng sự sinh sôi của các gốc tự do - nhân tố gây viêm ở dạ dày, thực quản. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong nha đam cực lớn giúp nhu động ruột co bóp trơn tru, linh hoạt.
Từ cơ chế đó, hệ tiêu hóa không chịu kích thích khiến chứng ợ hơi, ơ chua giảm nhanh chóng. Ngoài ra, anthraquinon và glucomannan trong nha đam ngăn chặn cơn trào ngược dịch vị và ổn định chức năng tiêu hóa.
Dưới góc nhìn từ Đông y và Tây y thì nha đam được đánh giá là nguyên liệu chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên khi chữa dạ dày bằng nha đam cần thực hiện đúng cách, liều lượng khoa học để tránh gây phản ứng ngược đến sức khỏe.
Nha đam có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh đường tiêu hóa
II - Các cách chữa dạ dày bằng nha đam (lô hội) hiệu quả
Trị đau dạ dày bằng nha đam là cách làm quen thuộc được người có bệnh lý dạ dày lựa chọn. Nha đam có thể biến hóa linh hoạt và kết hợp với các nguyên liệu tươi ngon để tạo nên món ăn hấp dẫn. Dưới đây là 9 cách dùng nha đam chữa dạ dày hiệu quả.
1. Bí quyết chữa đau dạ dày với nha đam và nghệ
Nha đam và nghệ đều là những nguyên liệu dễ kiếm, có giá thành rẻ và sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời.
Chuẩn bị:
- Nha đam: 1 - 2 nhánh (tuỳ cỡ to nhỏ).
- Nghệ: 1 nhánh.
- Ấm sắc, nước lọc, muối.
Cách làm:
- Nghệ rửa sạch, cạo vỏ sau đó đem thái thành lát mỏng.
- Nha đam tách vỏ để lấy phần cùi trắng bên trong và thái hạt lựu.
- Phần cùi đã thái tiến hành ngâm với nước muối pha loãng 10 - 15 phút để sạch nhớt.
- Cho nha đam, nghệ vào ấm sắc với 3 chén nước đầy.
- Sắc hỗn hợp trong 15 phút sau đó chắt lấy nước uống.
- Chia nước đã sắc thành 3 phần để sử dụng vào 3 buổi trong ngày.
XEM NGAY: 3 Cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả
Trị đau dạ dày bằng nha đam cùng với nghệ tươi có hiệu quả cao
2. Cách chữa đau dạ dày bằng cây nha đam nguyên chất
Trị đau dạ dày bằng nha đam nguyên chất phù hợp với người có thời gian bận rộn. Cách dùng nha đam chữa dạ dày thực hiện đơn giản, nhanh chóng nên được nhiều người lựa chọn:
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Đường, muối.
Cách làm:
- Nha đam rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Tách lấy phần thịt bên trọng rồi thái thành miếng nhỏ.
- Nha đam sau khi ngâm muối để bỏ nhớt sẽ đem say hoặc ép lấy nước.
- Thêm 1 - 2 thìa đường vào khuấy cùng cho vừa miệng.
Sử dụng đều đặn 2 - 3 ngày để thấy hiệu quả, nên uống trước ăn 30 phút.
Người có công việc bận mải nên dùng trực tiếp nha đam tươi
3. Uống nha chanh và nha đam trị viêm loét dạ dày
Cách chữa dạ dày bằng nha đam và chanh là cách kết hợp hoàn hảo nhất. Nha đam và chanh tạo nên thức uống có tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả với người bị viêm loét. Cùng bắt tay vào chuẩn bị món nước nha đam chữa dạ dày theo cách sau:
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Chanh.
- Nước ấm, ổi.
Cách làm:
- Nha đam sau khi tước vỏ thì lấy phần thịt trắng ở phía trong thái hạt lựu.
- Ngâm thịt nha đam với nước muối loãng và xả sạch với nước để bỏ nhớt.
- Ổi rửa sạch vỏ sau đó xay nhuyễn lấy nước.
- Chanh rửa sạch sau đó cắt thành từng lát mỏng.
- Cho nha đam, chanh, nước ổi vào cốc rồi thêm nước ấm vào khuấy đều.
Lưu ý: Người bệnh nên pha nước chanh loãng để không làm vết loét ở dạ dày trở nên nghiêm trọng.
Chữa đau dạ dày bằng nha đam kết hợp chanh tươi có tác dụng ấn tượng
4. Cách làm nha đam ngâm mật ong chữa dạ dày
Cách chữa đau dạ dày bằng nha đam và mật ong mang đến hiệu quả đột phá. Tinh chất từ mật ong có tác dụng tiêu viêm, chữa lành vết loét dạ dày nghiêm trọng. Cách làm nước uống mật ong và nha đam chữa dạ dày đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Mật ong.
Cách làm:
- Nha đam làm sạch vỏ sau đó cho phần nhân vào ngâm nước muối để sạch nhớt.
- Cho thịt nha đam vào máy xay nhuyễn.
- Lấy phần nha đam xay nhuyễn vào cốc rồi thêm mật ong và nước ấm khuấy đều.
Sử dụng đều đặn 1 - 2 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
NÊN ĐỌC: Chữa đau dạ dày bằng mật ong
Mật ong có chất kháng viêm nên phối hợp với nha đam cực hiệu quả
5. Chè long nhãn nha đam chữa trào ngược dạ dày
Trị đau dạ dày bằng chè nha đam long nhãn được nhiều khách hàng tin tưởng thực hiện. Món ăn vừa có hương vị thơm ngon mà còn cải thiệu triệu chứng dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 500gr.
- Đường phèn.
- Chanh: 1 - 2 quả.
- Long nhãn: 150gr.
Cách làm:
- Nha đam làm sạch, ngâm với nước muối loãng cùng 2 lát chanh để bớt nhớt.
- Đem nha đam vừa rửa sạch cùng đường phèn và 2 bát nước vào nồi đun sôi.
- Đến khi đường phèn trong nổi tan hoàn toàn thì thêm long nhãn đã làm sạch vào.
- Đun khoảng 1 - 2 phút nữa rồi thực hiện tắt bếp.
Chè nha đam hạt sen thơm ngon - bổ dưỡng
6. Chữa đau dạ dày bằng chè nha đam đậu đen
Sử dụng đỗ đen, hạt sen cùng nha đam chữa dạ dày được nhiều bệnh nhân áp dụng mang đến chuyển biến tích cực. Cốc chè có vị ngọt thanh, giàu các chất kháng viêm giúp ngăn chặn hiện tượng ợ hơi, ợ nóng ở dạ dày.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 200gr.
- Đậu đen: 200gr.
- Đường: 200gr.
- Bột rau câu: 20gr.
- Sữa tươi hoặc nước cốt dừa.
- Vani.
Cách làm:
- Nha đam sau khi làm sạch ngâm nước muối thì đem đi ướp với 50gr đường.
- Bột rau câu đun cùng với 450ml nước sôi & cho thêm chút đường để tạo thành thạch. Có thể bổ sung thêm nước cốt dừa, sữa tươi.
- Đậu đen vo sạch và ngâm 4 - 5 tiếng rồi tiến hành ninh mềm. Đậu đen sau khi mềm đem vớt ra thì cất trữ phần nhân và phần nước ninh
- Thực hiện rang đậu đen cùng 95gr đường sau đó đổ nước đậu đen ninh cùng nha đam vào nồi.
- Đợi nước sôi lại khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Nấu chè đỗ đen cùng nha đam thanh mát, hỗ trợ hệ tiêu hóa
7. Công thức nấu chè nha đam hạt sen trị đau dạ dày
Một phần nguyên nhân gây đau dạ dày và các bệnh lý liên quan là do căng thẳng, stress kéo dài. Vì vậy tác dụng an thần trong hạt sen rất có lợi trong việc trị đau dạ dày. Do đó chữa dạ dày bằng nha đam hạt sen là lựa chọn phù hợp nhất cho khách hàng.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 400gr.
- Hạt sen: 100gr.
- Muối, đường phèn.
- Nha đam rửa sạch, ngâm nước muối rồi thái hạt lựu.
- Hạt sen làm sạch, loại bỏ tâm sen bên trong.
- Ngâm hạt sen từ 1 - 2 tiếng sau đó đưa lên nồi hấp chín.
- Đun nước đường phèn sôi đều sau đó cho hạt sen, nha đam vào nấu cùng.
- Nấu khoảng 10 phút sau đó cho thêm chút muối vào để cân bằng hương vị.
Món chè nha đam hạt sen thơm ngon, hấp dẫn
8. Trị đau dạ dày bằng sinh tố nha đam với dừa
Trong dừa chứa rất nhiều vi khoáng chất giúp trung hoà tính acid trong dạ dày, làm tiêu giảm các biểu hiện ợ hơi, ợ nóng và các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Nước dừa còn hỗ trợ bảo vệ thành niêm mạc trước sự tăng tiết dịch vị ăn mòn dạ dày giúp phục hồi và tăng cường hệ tiêu hoá. Vì vậy cách làm sinh tố dừa với nha đam chữa dạ dày tiến hành như sau:
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Dừa: lấy phần nước.
Cách làm:
- Nha đam đem rửa sạch, ngâm muối loãng sau đó băm nhuyễn.
- Cho hỗn hợp nha đam vừa sơ chế, nước dừa và sữa đặc, ít đá vào xay nhuyễn.
- Sử dụng đều đặn sinh tố nha đam dừa trong 2 - 3 tuần.
9. Cách uống nha đam đường phèn chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng nha đam kết hợp với đường phèn giúp dược tính bảo vệ niêm mạc dạ dày trong nha đam được bảo toàn. Vận dụng cách uống nha đam chữa dạ dày đáp ứng khả năng kháng viêm và kích thích hệ tiêu hoá hoạt động linh hoạt.
Ngoài ra, đường phèn có vịt ngọt cung cấp glucose cho cơ thể, giúp giảm stress mệt mỏi - Một nguyên nhân điển hình gây đau dạ dày.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 1 nhánh.
- Đường phèn: 200gr.
- Lá dứa, nước lọc.
Nha đam phối hợp với đường phèn thanh mát, dịu ngọt
Cách làm:
- Nha đam rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi thái hạt lựu.
- Đun sôi là dứa đã làm sạch khoảng 5 phút rồi sau đó cho đường phèn vào.
- Tiếp tục đun đến khi nào đường phèn tan hết thì cho nha đam vào, hỗn hợp sôi là có thể tắt bếp.
Sử dụng 1 - 2 cốc mỗi ngày để cảm nhận triệu chứng đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.
ĐỌC CHẬM: Cách chữa đau dạ dày bằng chuối hột
III - Những chú ý khi dùng nha đam chữa đau dạ dày
Trị đau dạ dày bằng nha đam phát huy hiệu quả khi được chế biến và kết hợp nguyên liệu đúng cách. Vì vậy người bệnh khi sử dụng nha đam chữa dạ dày hãy chú ý đến các vấn đề sau:
- Nha đam dễ gây kích ứng với cảm giác nóng đỏ, rát hay nổi mề đay trên da. Khi xuất hiện các triệu chứng này bạn nên ngừng sử dụng để tránh nguy hiểm sức khỏe.
- Cần sơ chế nha đam cẩn thận để bớt nhớt, giảm kích ứng niêm mạc ruột gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Không nên sử dụng quá nhiều vì bệnh có thể chuyển nặng hơn. Mỗi ngày khuyến cáo nên sử dụng 200 - 250ml nước nha đam.
- Người có tiền sử dị ứng không nên sử dụng vì nha đam gây ra các dị ứng với latex - kích thích hoặc co thắt dạ dày.
- Tuyệt đối không dùng nha đam khi bụng đói đặc biệt bệnh nhân tiêu chảy không nên sử dụng nha đam vì gây mất điện giải.
- Nha đam còn gây co bóp tử cung nên phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
- Nha đam gây giảm kali trong máu nên người cao tuổi có tiền sử tim mạch không nên dùng, tránh tình trạng rối loạn nhịp tim và mệt mỏi.
- Người huyết áp thấp, cơ địa hàn tránh dùng.
- Không dùng đồng thời nha đam với các bài thuốc khác kể cả Tây y để tránh tình trạng tương tác thuốc.
CẦN XEM: 10 Loại thuốc điều trị chứng đau dạ dày hiệu quả, an toàn
Sử dụng nha đam chữa dạ dày được xem là bài thuốc dân gian hiệu quả và chi phí rẻ. Tuy nhiên với các triệu chứng bệnh nặng, người bệnh vẫn nên đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra phương pháp điều trị bệnh được tốt nhất, tránh trường hợp bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
DS. Thao
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/9-cach-chua-dau-da-day-bang-nha-dam-hieu-qua-an-toan-n18108.html