5 Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng nguy hiểm cần chú ý

2022-12-27 10:07:15

Các biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng là hồi chuông cảnh báo đến người bệnh về mối nguy hại đến sức khỏe từ căn bệnh đường tiêu hóa. Vì thế mọi người cần đưa ra cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhanh chóng. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các biến chứng bệnh loét dạ dày tá tràng và cách hạn chế bệnh hiệu quả ở bài viết này nhé!

I - Đôi nét về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng làm giảm sút nghiêm trọng đến chức năng hệ tiêu hóa. Khi đó khu vực dạ dày và phần đầu ruột non (tá tràng) có các vết viêm nhiễm, ổ loét nghiêm trọng.

Vùng dạ dày tạo ra ổ loét khi lớp niêm mạc bên trong dạ dày, tá tràng bị mài mòn bởi các tác nhân. Theo đánh giá từ chuyên gia, các vết loét ở tá tràng chiếm trên 90% còn các vết loét là dạ dày khoảng 60%.

Ở nước ta, tỷ lệ người có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa đặc biệt là chứng viêm loét dạ dày chiếm đến 70%. Số người bị loét dạ dày tá tràng chênh lệch giữa thành thị với nông thôn và nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Đặc biệt tình trạng biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng diễn ra phổ biến gây tác động đến cuộc sống.

bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo y học hiện đại, các nguyên nhân gây ra căn bệnh dạ dày - tá tràng là do vi khuẩn HP - vi khuẩn tồn tại trong môi trường acid dạ dày khắc nghiệt. Bên cạnh đó, bệnh khởi phát do chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. stress, thức khuya, yếu tố nội tiết…

Người bệnh bị viêm loét dạ dày - tá tràng sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, có thể đau lúc đói hoặc ngay sau khi ăn xong.
  • Xuất hiện cơn đau tức khó chịu ở vùng thượng vị
  • Có hiện tượng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn ói… khiến khỏe tổng thể yếu đi, người hay uể oái, hoa mắt, người gầy sút…

II - Các biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày không phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là các biến chứng của loét dạ dày tá tràng điển hình mà mọi người nên biết:

1. Hẹp môn vị

Các vết loét trong dạ dày trở nặng khiến lớp niêm mạc bị phù nề và phát triển nên sẹo khiến môn vị thu hẹp. Khi môn vị bị bít tắc làm cảm trở dòng thức ăn dạ dày hấp thụ dưỡng chất qua ruột non. Các biển hiện điển hình của biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng - hẹp môn vị bao gồm:

  • Cảm giác đau bụng đột ngột xuất hiện với những cơn đau dồn dập, tần suất dày đặc và kéo dài.
  • Có cảm giác nôn, buồn nôn.
  • Đi ngoài mất nước.
  • Người mệt mỏi, uể oải, cảm giác như không còn sức lực.
biến chứng viêm loét dày tá tràng

Hẹp môn vị khiến thức ăn từ dạ dày di chuyển đến ruột non trở nên khó khăn

2. Xuất huyết tiêu hóa

Viêm loét dạ dày khiến các mạch máu bị mài mòn khiến ống tiêu hóa bị chảy máu. Người bệnh gặp các triệu chứng điển hình: ói ra máu, đi đại tiện phân đen hoặc có lẫn máu, dấu hiệu cơ thể bị mất máu cấp. Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng này không thể chủ quan bởi sẽ phát sinh 2 trường hợp:

  • Máu rỉ ra ngoài nhỏ giọt nhưng kéo dài liên tục khiến da xanh xao, cơ thể mỏi mệt.
  • Máu chảy ồ ạt bởi mạch máu bị hỏng làm cơ thể thiếu máu trầm trọng.

Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khiến bệnh quay trở lại. Khả năng tái diễn hiện tượng xuất huyết tiêu hóa khi lớp niêm mạc chưa liền lại mà liên tiếp đón nhận tổn thương.

3. Thủng dạ dày

Một số trường hợp vết loét dạ dày làm mài mòn thành niêm mạc dạ dày gây thủng. Lúc này các chất từ dạ dày và ruột chảy sang khoang bụng dẫn đến hiện tượng viêm phúc mạc.

Người bệnh trải qua cơn đau ở vùng thượng vị dữ dội tựa như bị đâm vào bụng mà không có cách nào thuyên giảm. Cơn đau tiếp diễn trong thời gian dài sau đó lan rộng ra khắp ổ bụng đi kèm trạng thái bụng căng cứng.

Người bệnh lúc này có cảm giác như không còn sức lực, người mệt mỏi, chân tay lạnh toát. Khi gặp những triệu chứng trên cần kịp thời đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu để chữa trị kịp thời.

thủng dạ dày gây viêm loét

Thủng dạ dày tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh

4. Ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là căn bệnh lành tính với những triệu chứng nhẹ nên không ít người chủ quan, chỉ điều trị triệu chứng cho xong. Các biểu hiện về ung thư dạ dày ban đầu khó nhận biết đến khi phát hiện đã ở thời điểm không thể cứu chữa.

Do đó người bệnh khi quan sát thấy hiện tượng sụt cân đột ngột, đầy hơi, chương bụng kèm cảm giác buồn nôn thì cần thăm khám kịp thời. Đây là cách tốt nhất để tầm soát bệnh và có biện pháp xử lý an toàn, nhanh chóng.

5. Cơ thể thiếu máu

Chảy máu mãn tính do loét dạ dày kéo dài khiến cơ thể thiếu máu do thiếu sắt là biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng nguy hiểm. Người bệnh mất máu quá nhiều và không kịp bổ sung dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu máu có các biển hiện điển hình như mệt mỏi, suy nhược, khó thở và da nhợt nhạt.

Ngoài ra bệnh viêm loét dạ dày còn là nguyên nhân khởi phát của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các vết loét trong dạ dày gây viêm và tổn thương cơ vòng thực quản dưới - cơ giúp ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

III - Cách phòng tránh, hạn chế biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Cảm giác những cơn đau do viêm loét dạ dày, tá tràng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, hoang mang sợ hãi. Chúng ta cần có những lưu ý để phòng tránh, hạn chế biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

  • Khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh cần điều trị nhanh chóng, kịp thời theo đơn kê sao cho đúng liều lượng, thời điểm; dùng thuốc phù hợp theo tư vấn từ các chuyên gia.
  • Hạn chế ăn quá nhiều món ăn giàu năng lượng, đồ ăn chế biến sẵn, mỡ động vật ớt tiêu, dưa muối, thức ăn lên men.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như: gia vị cay, thuốc chống viêm không steroid, rượu bia, thuốc lá...
  • Ăn uống từ tốn, đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn quá khuya, quá no hay nhịn quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày. Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn khiến chức năng dạ dày bị ảnh hưởng.
  • Nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm và đầy đủ cho dạ dày được “nghỉ ngơi”. Nếu ngủ muộn thường xuyên, bộ phận dạ dày - tá tràng sẽ bị yếu đi, dịch vị tiết ra nhiều gây viêm nhiễm các vết loét.
  • Kiểm soát căng thẳng bằng các biện pháp như tập thể dục, thiền hoặc tham gia vào các hoạt động mà bạn yêu thích để bệnh không trầm trọng.

Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng là lời cảnh tỉnh đến người bệnh cần thay đổi thói quen, lối sống để trị bệnh. Người bệnh cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh có có biện pháp phòng tránh phù hợp. Cải thiện bệnh lý liên quan đến dạ dày là cách tốt nhất giúp bạn có sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quỳnh Trang
Theo báo Giáo dục và Thời đại
https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/4-bien-chung-cua-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-pho-bien-nhat-n16868.html

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading