Cách chữa nóng gan gây nhiệt miệng

2023-02-28 14:18:46

Tình trạng nóng gan không còn xa lạ đối với chúng ta, đây là tình trạng chỉ chức năng gan đang bị rối loạn, làm ảnh hưởng tới quá trình giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Khi chất độc bị tích tụ lại nhiều sẽ dẫn tới một số triệu chứng như nóng gan gây nhiệt miệng, nổi mụn, mẩn đỏ, ngứa ngáy…

Nóng gan có gây nhiệt miệng

I. Nóng gan có gây nhiệt miệng?

Nóng gan kéo dài khiến gan mất chức năng hoạt động, chất độc tích tụ trong cơ thể không đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này khiến chứng năng gan càng ngày càng suy giảm gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, cụ thể như nổi mụn, mẩn ngứa, nhiệt miệng…

Nóng gan gây nhiệt miệng hoàn toàn có thể khắc phục và điều trị, nhưng nó sẽ có khả năng tái lại nhiều lần nếu tình trạng nóng gan vẫn không được cải thiện.

II. Nóng gan gây nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng thường xuất hiện với những vết loét nhỏ, nông ở khu vực 2 bên má trong, lười, nướu… Nhiệt miệng không phải bệnh có thể lây lan, xảy ra ở mọi đối tượng. Nhiệt miệng thông thường không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài hoặc tình trạng tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh cần tìm và xem xét cách khắc phục hợp lý. Đặc biệt, nó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày gây khó chịu.

Nóng gan gây nhiệt miệng là biểu hiện của nóng gan ở mức độ nhẹ và dấu hiệu cho biết cơ thể đang không đào thải được độc tố. 

Người bệnh cần lưu tâm hơn trong chăm sóc, ăn uống sinh hoạt để nóng gan nhiệt miệng không chuyển biến nặng hơn thành suy giảm chức năng gan hay để tình trạng nóng gan kéo dài không tìm cách điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng gây ra bệnh xơ gan, viêm gan…

Nóng gan gây nhiệt miệng có nguy hiểm không

Nóng gan gây nhiệt miệng nếu để kéo dài, nóng gan không được chữa trị có thể dẫn tới xơ gan, viêm gan...

>>> XEM THÊM: 3 cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá đơn giản, hiệu quả nhanh!

III. Cách chữa nóng gan gây nhiệt miệng

Để trị được tình trạng nhiệt miệng phải tìm đúng nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân dễ gây ra nhiệt miệng bao gồm:

  • Chức năng gan suy giảm, gây nóng gan.
  • Chế độ ăn cay, nóng chưa phù hợp.
  • Do vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.
  • Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
  • Một số nguyên nhân ít gặp khác như uống ít nước, thay đổi thời tiết, thời tiết nắng nóng…

Trong tất cả nguyên nhân trên, nóng gan hay suy giảm chức năng gan dễ gây ra nhiệt miệng nhất, khi độc tố không thoát được ra ngoài sẽ phát dấu hiệu trên cơ thể để người bệnh có thể nhận biết. Lúc này, người bệnh cần đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tránh để cơ thể tích tụ độc tố nóng trong người gây nhiệt miệng, khó chịu ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Giải pháp để vừa khắc phục nhiệt miệng, vừa giúp giải độc gan, đào thải độc tố ra bên ngoài hiệu quả phải là Viên giải độc Ngự y mật phương, sản phẩm Đông y thế hệ 2 an toàn, không tác dụng phụ, đem lại hiệu quả vượt trội, có thể cạnh tranh với Tây y trong nhiều trường hợp.

Sản phẩm tăng cường chức năng phân giải, đào thải độc tố từ tạng phủ, giúp cân bằng âm dương nên vừa có chức năng giải độc, vừa ngăn ngừa được nhiệt miệng tái phát nhiều lần.

Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng thuốc giải độc ganthực phẩm chức năng giải độc gan để đào thải chất có hại, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà sau để giảm nhanh triệu chứng khó chịu:

Giảm cơn đau do vết nhiệt bằng sữa chua: Do có chứa nhiều vi khuẩn có lợi nên nó có thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp (loại vi khuẩn gây nhiệt miệng) và các vi khuẩn gây bệnh khác trên đường tiêu hóa. Từ đó, thuyên giảm được các triệu chứng gây đau rát.

Sữa chua làm dịu vết loét nhiệt miệng do nóng gan

Sữa chua làm dịu vết loét nhiệt miệng do nóng gan

>>> XEM THÊM: Bật mí bạn 5 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam an toàn, hiệu quả

Lành nhanh nhiệt miệng bằng cỏ mực: Có tính mát trong loại cây này, nên tác dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng, ngoài ra kết hợp cỏ mực với mật ong sẽ có tính kháng khuẩn tốt. Người bệnh chỉ cần xay lá sau đó lấy nước cốt trộn cùng với mật ong, dùng tăm bông bôi nhẹ lên vị trí loét.

Uống nước bột sắn dây chữa nhiệt miệng: Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt giúp làm mát cơ thể từ bên trong, giúp khắc phục tình trạng nóng gan, giảm nhanh các vết loét miệng. Chỉ nên dùng từ 10 - 15g bột sắn hằng ngày.

Nóng gan gây nhiệt miệng

Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, mát gan lành nhanh vết loét nhiệt do nóng gan

Nước rau má: Được sử dụng nhiều để trị nhiệt miệng với tác động làm cơ thể thanh nhiệt, giải độc, bên cạnh đó, nền khoa học hiện đại cũng chứng minh được rằng rau má có tác dụng làm lành các vết thương nhanh. 

Nước râu ngô: Trong râu ngô có chứa nhiều loại Vitamin và các loại vi chất có lợi cho cơ thể, luộc nước râu ngô để uống giúp cơ thể giải nhiệt, mát mẻ, giải độc tốt. Ngoài ra, nước râu ngô còn mang nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe người bệnh.

Rau đắng đất chữa nhiệt miệng do nóng gan: Chứa nhiều Vitamin C tốt cho sức khỏe cơ thể, dùng rau đắng đất khi đã được phơi khô, sắc lấy nước uống hằng ngày để chữa nhiệt miệng. Ngoài ra, có thể lấy lá tươi xay hoặc giã ra lấy nước cốt để ngậm trong miệng, để nước cốt thấm được vào vị trí vết nhiệt, sau đó nhổ ra, làm vài lần sẽ thấy vết nhiệt được cải thiện.

Nóng gan gây nhiệt miệng không có gì nguy hiểm nếu tìm cách khắc phục sớm, cải thiện vấn đề từ bên trong để nhiệt miệng hạn chế tái phát. Ngoài nhiệt miệng ra, tình trạng nóng gan còn thể hiện qua dấu hiệu nổi mụn, mẩn ngứa, vàng da, thâm mắt… Vì vậy, chúng ta cần phải đi thăm khám định kỳ để tránh tình trạng nóng gan trở nên nghiêm trọng, chuyển biến xấu đi.

thông tin tư vấn

 
 
Viên giải độc Nhất Nhất 9
Viên giải độc Nhất Nhất 9

Bài viết liên quan

  • Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Phân biệt bằng cách nào?
    Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Phân biệt bằng cách nào?

    Là một bệnh lý có tới khoảng 25% dân số thế giới đang mắc phải, gan nhiễm mỡ là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có ung thư gan nếu người bệnh chủ quan. Vậy gan nhiễm mỡ có m...

  • Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có đúng không?
    Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có đúng không?

    Đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi bị mỡ trong máu cao. Vậy mỡ máu cao làm tăng huyết áp đúng hay sai? Hai bệnh lý này có mối liên hệ gì với nhau? Người bệnh cần điều tr...

  • Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không?
    Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không?

    Tỏi đen ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nhờ có rất nhiều công dụng có lợi, thậm chí còn được nhiều người ví von như “thần được”. Vậy thực hư về loại tỏi này...

  • Máu nhiễm mỡ độ 1: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
    Máu nhiễm mỡ độ 1: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

    Máu nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Việc nhận biết và can thiệp kịp thời vào giai đoạn này là rất quan trọng giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh và phòng ngừa b...

  • Gan nhiễm mỡ có lây không?
    Gan nhiễm mỡ có lây không?

    Là một bệnh lý tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe để bệnh kéo dài mà không điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ đã dần trở thành một t...

  • Bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?
    Bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?

    Máu nhiễm mỡ là tình trạng đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các hoạt động khá...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ