Rám má (sạm da do ánh nắng mặt trời): Biểu hiện & Cách trị hiệu quả

2023-05-16 16:53:59

Rám má là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, là thủ phạm khiến phái nữ mất tự tin mỗi khi ra đường. Vậy rám má nguyên nhân do đâu, cách điều trị thế nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu kỹ càng qua bài viết sau.

I - Rám má là gì?

Rám má là hiện tượng tăng sắc tố vùng da khu vực gò má, làm cho làn da xuất hiện các mảng hoặc đốm nâu không đều màu. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều và đồng thời ở hai bên má, nhưng cũng có thể có trên những khu vực da khác như mũi và trán. Các vết rám má thường hay gặp nhiều hơn ở phụ nữ hoặc những người thường xuyên để da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặc dù không gây đau đớn, ngứa rát hay tróc vảy nhưng rám má có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của da mặt.

II - Những nguyên nhân gây ra tình trạng rám má

1. Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tác nhân gây hại đến làn da, đặc biệt là các tia UV. Tia UV ảnh hưởng đến sắc tố da, khiến các mảng sắc tố trên má hình thành lên nhiều hơn. Tình trạng này còn được gọi là "rám nắng", thường gặp ở những người ít bảo vệ da hoặc phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời.

Ngoài rám má, những nếp nhăn và lão hóa trên da sẽ nhanh chóng xuất hiện nếu da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây rám má

Tia UV từ ánh nắng mặt trời khiến vùng má xuất hiện các mảng rám sạm

2. Can thận âm suy yếu

Can thận là cội nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Can thân khỏe tức là làn da khỏe. Tuy nhiên, khi can thận bị âm hư sẽ rất dễ làm độc tố tích tục lại cơ thể gây kích thích hình thành các sắc tố gây nên rám má. Thậm chí, nếu không có phương pháp chữa trị phù hợp, để tình trạng can thận âm hư ngày một nặng nề thì tình trạng này sẽ ngày càng đậm và khó điều trị hơn.

3. Nội tiết tố thay đổi

Sự suy giảm hoặc gia tăng của các hormone nội tiết tố kích thích quá trình hình thành các sắc tố melanin tạo thành các vết rám trên gò má. Tình trạng thay đổi nội tiết tố thường thấy nhiều ở những phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hoặc những người đang dùng thuốc tránh thai gây tác động đến nội tiết. Do đó đây cũng là những đối tượng dễ bị rám má hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn.

Rối loạn nội tiết gây rám má

Rối loạn hormone estrogen và progesterone dễ dẫn đến tình trạng rám má

4. Da bị lão hóa theo thời gian

Theo thống kê, những người có độ tuổi trên 30 thường xuất hiện tình trạng rám má nhiều hơn những người trẻ. Những yếu tố như: tiền mãn kinh, suy giảm estrogen, lão hóa… khiến cho da khô hơn, yếu hơn, nhạy cảm hơn và dễ mắc những vấn đề về sắc tố da. Qua thời gian, những mảng tối màu trên má sẽ ngày càng hình thành nhiều, đậm màu hơn và hiện rõ trên gương mặt hơn.

5. Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố chủ chốt khiến bạn có thể bị rám má. Nếu bạn có người thân (ông, bà, bố, mẹ…) có tình trạng trên thì khả năng bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này dù không bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân khác.

III - Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rám má

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ khiến tình trạng rám má xuất hiện nhiều hơn ở người bệnh, bao gồm:

1. Dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường, rất nhiều loại mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu rõ ràng. Hơn nữa, tình trạng kem trộn được bày bán tràn lan với những công dụng vô cùng “thần thánh”. Điều đó khiến nhiều cả tin và đã sử dụng những loại sản phẩm kém chất lượng.

Sử dụng những loại mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến da yếu đi, gây tăng sinh sắc tố, gặp ánh nắng mặt trời sẽ sinh ra rám má. Nếu dùng lâu dài, tình trạng sẽ trở nên trầm trọng và khó chữa hơn bao giờ hết.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Ngoài các yếu tố đã được đề cập, đôi khi rám má xuất hiện còn là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc tránh thai thế hệ cũ, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm… Những nhóm thuốc này có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, kích thích tế bào melanocytes sản sinh ra các sắc tố da tối màu, hình thành các vết nám da và mảng rám má.

3. Chăm sóc da không đúng cách

Nếu chị em sử dụng các sản phẩm trị mụn, mỹ phẩm nhưng không phù hợp với làn da, hoặc áp dụng sai quy trình chăm sóc có thể khiến da trở nên mỏng hơn, nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi tác nhân gây sạm da như tia UV, lão hóa… và từ đó sẽ dễ hình thành các mảng rám má.

Những yếu tố nguy cơ gây rám má

Chăm sóc da kém, mỹ phẩm, thuốc thang có thể làm tăng nguy cơ rám má

4. Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng, stress không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần mà còn làm cho làn da dễ xuất hiện nhiều vấn đề hơn, trong đó có rám má. Căng thẳng khiến cơ thể tăng hormone cortisol, đồng thời làm xáo động hormone nội tiết làm tăng nguy cơ gây rám má.

5. Chứng tăng sắc tố sau viêm

Sau khi bị mụn nhọt, bỏng hoặc các bệnh về da, người bệnh nếu không chăm sóc da cẩn thận thì có thể gặp phải hiện tượng tăng sắc tố sau viêm, khiến da vùng gò má trở nên đậm màu hơn.

6. Rủi ro sau bắn laser

Các liệu pháp làm đẹp như bắn laser dù có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng đi kèm với rủi ro, bao gồm tình trạng kích ứng, thâm, viêm. Bên cạnh đó, da sau khi được xử lý bằng laser thường trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn, và việc không bảo vệ da đúng cách có thể khiến tình trạng tăng sắc tố, mà dễ bị nhất chính là vùng da má.

IV - Phân loại rám má theo triệu chứng

Rám má được chia thành các thể lâm sàng khác nhau dựa vào diện tích bề mặt da bị tổn thương và mức độ tăng sắc tố ở da:

  • Mức độ nhẹ: Mức độ tăng sắc tố nhẹ nhàng và thường gây tổn thương ở hai bên gò má là chủ yếu.
  • Mức độ trung bình: Gây tổn thương nặng hơn thể nhẹ, có xu hướng lan rộng ra các vị trí khác trên gương mặt và sắc tố đậm màu hơn.
  • Mức độ nặng: Trạng thái tăng sắc tố đậm màu, diện tích tổn thương rộng hơn, thường sẽ làn ra đến vùng trán, mũi hoặc thái dương.
  • Mức độ rất nặng: Sắc tố đậm màu rõ rệt, vị trí tổn thương lan rộng ra toàn bộ gương mặt và có thể lan ra cơ thể, đặc biệt là cánh tay trên.
Mức độ rám má nặng

Nhận biết các triệu chứng của rám má

Ngoài ra, những vị trí khu trú của tổn thương khi mắc rám má cũng được phân loại như sau:

  • Khu vực thượng bì: thường sẽ là màu vàng, vàng nâu, nâu…
  • Khu vực trung bì: thường sẽ là màu xanh hoặc xanh đen, kích thước không quá lớn, bờ rõ và tập trung tổn thương chủ yếu ở trung bì.
  • Rám má hỗn hợp: thường màu sắc sẽ không đồng đều, chỗ vàng, vàng nâu, nâu, chỗ xanh, xanh đen thường được sắp xếp lộn xộn và tập trung tổn thương ở cả trung bì và thượng bì.

V - Một số cách chữa rám má hiệu quả mà an toàn nhất hiện nay

1. Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc bôi có tác dụng làm mờ và điều trị các rám da nổi bật như:

  • Hydroquinone: là một loại kem bôi giúp ngăn chặn quá trình hóa học tự nhiên dẫn đến việc hình thành các melanin - một loại hoạt chất làm cho làn da sẫm màu, rám da.
  • Tretinoin: Đây là một loại vitamin A giúp loại bỏ các tế bào da chết hiệu quả. Khi đó các tế bào da mới sẽ hình thành và phát triển. Do đá, các mảng rám trên gò má sẽ mờ đi nhanh hơn do các tế bào sắc tố da chết đã bị loại bỏ.
  • Kem axit azelaic: đây là loại kem có chứa hoạt chất giúp làm chậm hoặc tạm dừng sản xuất sắc tố và hoạt chất làm cho da bị rám, sậm màu hơn.
Sử dụng thuốc điều trị rám má, nám da

Sử dụng thuốc bôi hợp lý có thể làm giảm tình trạng rám má

2. Dùng viên sáng hồng Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại viên uống có tác dụng trị rám má. Tuy nhiên, nhiều loại trên thị trường chỉ có tác dụng ngắn hạn, không tập trung trực tiếp vào căn nguyên của bệnh để chữa trị và mang lại tác dụng lâu dài.

Chỉ có sản phẩm viên sáng hồng Ngự Y Mật phương chuẩn Đông y thế hệ 2 mới đem lại hiệu quả thực sự. Sản phẩm này tác động trực tiếp vào can thận - nguyên nhân chính gây nên tình trạng rám má, sạm da. Việc giúp can thận bị âm hư, khí huyết ứ trệ được cải thiện sẽ khiến da được đào thải độc tố, mụn nhọt, các vùng da không màu được cải thiện một cách đáng kể. Đồng thời, sản phẩm giúp hạn chế được tình trạng lão hóa da, giúp da sáng mịn, căng bóng từ bên trong.

Trị rám má, sạm da với viên ngự y mật phương 2

Điều trị rám má, sạm da mặt với viên Ngự y mật phương 2

3. Dùng mặt nạ tự nhiên

Chữa rám má bằng mặt nạ là phương pháp an toàn nhờ việc dùng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Nhờ đó giúp hạn chế tác dụng phụ như khi điều trị bằng công nghệ cao, cũng như tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.

Chị em có thể dùng một số loại mặt nạ trị nám phổ biến hiện nay để trị rám gò má, vì căn nguyên gây hai hai bệnh lý da liễu này cũng gần như tương tự nhau. Bạn có thể dùng mặt nạ tía tô, tinh bột nghệ, nha đam hay bất kỳ những nguyên liệu thiên nhiên nào giúp làm mờ thâm sạm.

Tìm hiểu ngay qua bài viết: Top 15 loại mặt nạ trị nám tự nhiên tốt nhất.

4. Tái tạo da bằng hóa chất

Tái tao dạ bằng hóa chất là phương pháp sử dụng các hoạt chất như acid salicylic hoặc acid glycolic để làm loại bỏ các sắc tố trong tế bào sừng. Quá trình này cần phải mất một khoảng thời gian khoảng vài tháng để có thể tăng dần nồng độ acid sau mỗi lần điều trị. Bạn cần phải thật kiên trì trong việc tái tạo da này và cũng như kết hợp với một số loại thuốc bôi ngoài da để quá trình tái tạo da này mang lại hiệu quả thực sự.

5. Điều trị bằng laser

Điều trị bằng laser thường được áp dụng điều trị cho trường hợp rám má nặng đến rất nặng. Phương pháp này sử dụng laser để đốt và làm mờ các vùng bị rám má nhanh chóng. Tuy nhiên, một số làn da quá nhạy cảm không nên sử dụng phương pháp này bởi có thể gây bỏng rát da và quá trình phục hồi rất lâu. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp điều trị bằng laser này chỉ là tạm thời và không có tác dụng vĩnh viễn.

Trị rám má bằng phương pháp laser

Lựa chọn địa chỉ uy tín khi điều trị bằng laser

VI - Phải làm sao để hạn chế tình trạng rám má?

1. Về chế độ sinh hoạt & dinh dưỡng

Để giúp quá trình điều trị và phòng ngừa đạt hiệu quả thì trước tiên, bạn cần duy trì một chế độ sinh hoạt và ăn uống lạnh mạnh, cân đối.

Chế độ sinh hoạt

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc để giúp da phục hồi và tái tạo.
  • Vệ sinh cho da mặt hằng ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da.
  • Hạn chế căng thẳng tối đa, giữ tinh thần thoải mái, ổn định để tránh ảnh hưởng tới hormone nội tiết.
  • Duy trì việc vận động thường xuyên, bao gồm các hoạt động như chạy bộ, tập yoga, bơi lội.
  • Tránh thức khuya, làm việc muộn.

Chế độ ăn uống

  • Trước tiên bạn cần đảm đảo uống đủ từ 1,5-2 lít nước hằng ngày.
  • Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin C và E như cam, bơ, dầu oliu, hạt chia, cà rốt, quả berries, cũng như thức ăn chứa các chất chống oxy hóa để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và các tác nhân gây rám má.
  • Hạn chế ăn uống quá nhiều đồ ngọt để tránh ảnh hưởng đến quá trình sắc tố melanin hình thành.
  • Tránh đồ uống có cồn, nước ngọt, chất kích thích.

2. Phương pháp phòng ngừa

Để hạn chế tình trạng rám má cũng như giúp cho mức độ không phát triển nặng nề hơn, bạn cần lưu ý một số biện pháp sau:

  • Mỗi khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần phải mặc áo chống náng, váy chống nắng, đeo kính và đội mũ để hạn chế được tình trạng nắng chiếu trực tiếp vào da.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đặc biệt là những lúc cần phải ra ngoài. Nên thoa kem chống nắng trước 30 phút và dặm lại trong ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nội tiết tố.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá…
  • Sinh hoạt điều độ, không nên thức khuya.
  • Ăn uống nhiều trái cây, đồ tươi xanh và nhiều vitamin.
  • Không nên sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng kém để ảnh hưởng đến làn da.
Một số cách phòng chống rám má

Hạn chế dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Bài viết này hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức về rám má. Nếu bạn đang bị ám ảnh bởi tình trạng này, hãy lựa chọn ngay cho mình một trong những phương pháp chữa trị được liệt kê ở trên để nhanh chóng lấy lại làn da hồng hào, tươi sáng.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ