Đau dạ dày ở đau ở đâu? 3 Vị trí phổ biến & Cách giảm đau hiệu quả

2023-05-15 16:41:29

Hiện nay, đau dạ dày là bệnh lý điển hình ở nhiều đối tượng khiến sức khỏe và cuộc sống người bệnh ảnh hưởng. Căn cứ vào các vị trí đau dạ dày khác nhau mà người bệnh được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đây là biện pháp tốt nhất giúp xử lý triệu chứng của bệnh nhanh chóng và phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

I - Cách xác định vị trí đau đạ dày

Vùng ổ bụng là bộ phận trung tâm có 9 cơ quan trực thuộc gồm: hạ sườn phải - trái, thượng vị, mạn sườn phải - trái, rốn, hố chậu phải - trái, hạ vị. Đau dạ dày xuất hiện tại 3 khu vực chính trong ổ bụng được xác định chính xác theo cách sau:

1. Đau vùng thượng vị

Đau thượng vị là vị trí đau dạ dày điển hình mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là nơi chứa một phần của dạ dày cùng với tâm vị, môn vị, tá tràng, ruột thừa, tuyến tụy, tuyến mật, thùy gan trái...

Đau thượng vị dạ dày bắt đầu ở phần xương ức trên rốn kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cơn đau kéo theo một số biểu hiện khác như: ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, đầy bụng, đi ngoài ra nước.

Bệnh nhân cảm nhận cơn đau rõ ràng khi đói bụng, ăn quá no, tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn, khó tiêu hoặc sử dụng đồ uống chứa cồn, cafein. Đau dạ dày âm ỉ, râm ran đến căng tức dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

ví trí đau thượng vị dạ dày

Cách xác định vị trí đau ở vùng thượng vị

2. Đau xung quanh rốn

Đau dạ dày đau ở đâu khó xác định nhất thì chính là khu vực bụng giữa quanh rốn. Đây là vị trí phân bố nhiều cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột non, thận, đại tràng... Chính vì thế, khi tình trạng đau vùng bụng giữa xuất hiện, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý liên quan.

Cơn đau bụng giữa thường tập trung ở khu vực xung quanh rốn và hạn chế đau lan sang 2 bên thành bụng. Ngoài những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt bất chợt, bệnh nhân còn có thể thấy ợ chua, buồn nôn, nóng ruột, đầy hơi, chướng bụng.

3. Đau hạ sườn trái hoặc phải

Vị trí đau dạ dày xảy ra ở khu vực hạ sườn trái rồi lan sang hạ sườn phải. Chính vì thế, việc xuất hiện những cơn đau dạ dày ở khu vực này cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, khi cơn đau bắt đầu từ vùng thượng vị, cơn đau chuyển rộng sang 2 bên hạ sườn trái - phải hoặc thậm chí là ra sau lưng.

Tuy nhiên, đối với vị trí đau bao tử này, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng tức thời bằng việc bổ sung thực phẩm để tránh dạ dày rỗng. Nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày bên nào của bụng hoặc băn khoăn không biết đau bụng bên trái có phải là đau dạ dày không thì đây chính là lời giải đáp dành cho bạn.

đau dạ dày đau ở vị trí nào, ở đâu?

Hình ảnh vị trí đau dạ dày tại vùng hạ sườn

 

II - Nguyên nhân gây ra các vị trí đau dạ dày

Khi xác định chính xác vị trí đau bao tử, bác sĩ dễ dàng đưa ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Ở dạ dày xảy ra cơn đau khó chịu vùng bụng do các yếu tố dưới đây:

1. Ăn uống không lành mạnh

Người bệnh sử dụng nhóm thực phẩm kém chất lượng, có chứa thành phần gây dị ứng, ngộ độc sẽ phát sinh cơn đau tại thượng vị. Trong khi đó dịch vị acid tiết ra quá ít, không đủ để tiêu hóa lượng thức ăn trong dạ dày gây ứ đọng, chướng bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, người bệnh ăn món chua, cay nóng, dùng rượu bia trong thời gian dài khiến lớp niêm mạc bị kích thích lớn. Lúc này acid dịch vị tiết ra liên tục hình thành nên các ổ viêm, vết loét lớn trong dạ dày. Vì vậy người bệnh cảm thấy khó chịu, đau căng tức ở xung quanh rốn và thượng vị.

2. Do vi khuẩn HP

Khuẩn HP là nhân tố chủ đạo gây nên các vị trí đau dạ dày trong cơ thể. Khi khuẩn HP tiến vào niêm mạc sẽ gây ra các vết viêm, ổ loét trầm trọng. Khi bệnh diễn biến nặng, người bệnh đau bụng dữ dội, nôn mửa, chướng bụng, chảy máu dạ dày.

viêm loét dạ dày

Vi khuẩn Hp khiến dạ dày xuất hiện các ổ loét lớn

3. Căng thẳng trong thời gian dài

Cơ thể chịu áp lực liên tục nhiều giờ sẽ khiến hệ thần kinh trung ương chịu kích thích lớn. Việc này khiến việc điều phối máu đến các vị trí trong cơ thể đặc biệt là dạ dày bị đình trệ. Từ đó người bệnh liên tục xảy ra cơn đau tức vùng thượng vị kèm cảm giác mệt mỏi, ợ chua, ợ hơi liên tục.

Bên cạnh đó, tinh thần căng thẳng còn thúc đẩy dịch vị axit ở dạ dày sản sinh nhiều trong thời gian ngắn. Lúc này lớp niêm mạc bị bào mòn nghiêm trọng tạo nên những tổn thương tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

4. Mắc các bệnh lý

Đau dạ dày tại hạ sườn trái chủ yếu là cơn đau nhói bất chợt xảy ra ở sườn trái và lan ra xung quanh. Vị trí đau dạ dày ở hạ sườn sẽ đi kèm chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ăn không ngon, sút cân, đi ngoài lẫn máu và chất nhầy. Khi đau tại vị trí người bệnh được chẩn đoán do hội chứng ruột kích thích, chứng viêm tụy, sỏi thận trái, nhiễm trùng thận trái.

Đau hạ sườn bên phải chủ yếu là nguyên nhân của bệnh viêm loét đại tràng, viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường ruột, thường kèm theo tình trạng tiêu chảy. Đây cũng là đặc trưng điển hình của bệnh liên quan đến gan như (viêm gan, xơ gan, ung thư gan...), viêm túi mật, sỏi mật, viêm thận, sỏi thận, tổn thương phổi.

bệnh lý về gan

Đau ở khu vực hạ sườn có thể mắc các bệnh về gan

III - Cách khắc phục các vị trí đau dạ dày

Các cơn đau dạ dày có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy căn cứ vào khu vực cơn đau xuất hiện mà người bệnh có thể lựa chọn các cách dưới đây:

1. Thăm khám, chẩn đoán tại bệnh viện

Thông qua vị trí đau dạ dày cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng mà bệnh nhân gặp phải. Qua đó đưa ra phác đồ điều trị giúp tình trạng đau dạ dày cải thiện và hạn chế tối đa tái phát.

Những cách thức xác định bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột:

  • Nội soi dạ dày: giúp xem xét tình trạng và phát hiện tổn thương của thực quản, dạ dày và tá tràng. Hiện nay, 3 hình thức nội soi dạ dày thông dụng là nội soi qua đường mũi, nội soi qua đường miệng và nội soi gây mê.
  • Xét nghiệm máu và phân: mục đích để kiểm tra kháng thể kháng vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, xác định lý do gây đau không do tổn thương bề mặt.

2. Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học

Để đối phó với các vị trí đau dạ dày thì người bệnh nên tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh đau dạ dày có thể cải thiện nếu áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh thông qua việc:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, không bỏ bữa, không ăn quá no.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nguồn gốc "mập mờ", thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Uống đủ 1,8 - 2 lít nước lọc mỗi ngày, hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn, đường, cafein.
  • Tuyệt đối hút hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích khác.
  • Chú ý vệ sinh tay và công cụ ăn uống trước khi ăn.
  • Giữ tâm trạng vui tươi, thoải mái, không để trạng thái bị căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Xây dựng thời gian nghỉ ngơi khoa học, tránh ngủ quá khuya gây tác động đến dạ dày.
phòng ngừa các vị trí đau dạ dày

Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học

3. Sử dụng thuốc điều trị

Khi xác định chính xác vị trí đau dạ dày, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng loại bệnh. Một số hướng điều trị bằng thuốc cụ thể như sau:

  • Điều chỉnh liều lượng thuốc giảm đau, kháng viêm: Giảm liều dùng các nhóm thuốc corticoid để tránh tăng tiết acid dạ dày, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid.
  • Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP: Dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn HP, thuốc ức chế bơm proton (esomeprazole, rabeprazole, omeprazole...), muối, Bismuth subsalicylate, một số thuốc hỗ trợ giảm đau, trung hòa acid dạ dày (canxi cacbonat, sodium bicarbonate).

Ngoài ra, theo Ngự Y Mật Phương (Tuyển tập những bài thuốc Đông y hiệu nghiệm nhất được các Ngự y trong Thái Y Viện nghiên cứu chỉ dành để chữa bệnh cho vua chúa cung đình thời xưa) khẳng định "bệnh dạ dày do yếu tố cơ địa chi phối".

Trong đó, cơ địa là tổng hợp những căn cốt chống lại các bệnh và yếu tố gây bên ngoài tạo ra mầm bệnh). Đối với người cơ địa dạ dày suy yếu thì không đủ khả năng bảo vệ dạ dày trước tác nhân bên ngoài rồi từ đó sinh ra bệnh.

Chính vì vậy, các sản phẩm chuyên biệt cho dạ dày như Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là lựa chọn tốt. Sản phẩm giúp biến đổi cơ địa dạ dày, tăng tính tự bảo vệ dạ dày và khắc phục triệt để bệnh, hạn chế bệnh tái phát lâu dài.

đau dạ dày uống thuốc gì

Viên Dạ Dày Ngự Y Mật Phương giúp cải thiện chứng bệnh nhanh chóng

Các vị trí đau dạ dày tương ứng với từng loại bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường tại các vị trí ở ổ bụng bạn nên thận trọng theo dõi. Người bệnh cần ghé thăm các bệnh viên uy tín để chẩn đoán, điều trị nhằm tránh hậu quả đáng tiếc.

Lên đầu trang
Loading